Một "đại gia" năng lượng tái tạo muốn bán 50% cổ phần DA điện gió 2.000 tỷ đồng tại Quảng Trị cho đối tác Trung Quốc

CTCP Khe Sanh có vốn điều lệ 400 tỷ đồng do CTCP Tập đoàn Amaccao là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ là 50% vốn.

Một "đại gia" năng lượng tái tạo muốn bán 50% cổ phần DA điện gió 2.000 tỷ đồng tại Quảng Trị cho đối tác Trung Quốc

UBND tỉnh Quảng Trị thông tin mới đây đã nhận được văn bản của CTCP Điện gió Khe Sanh- nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy điện gió Amaccao Quảng Trị 1 - về việc chuyển nhượng cổ phần cho công ty thành lập ở Việt Nam có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50%.

Cụ thể, trong văn bản, doanh nghiệp này đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị báo cáo Bộ Công an và Bộ Quốc phòng về việc đang đàm phán và có kế hoạch chuyển nhượng một phần cổ phần cho nhà đầu tư Trung Quốc.

Hai công ty quan tâm nhận chuyển nhượng là công ty CNNC Overseas Internatinonal Investment Limited (địa chỉ tại Hồng Kông, Trung Quốc) và công ty TNHH Công trình đối ngoại Zhongyuan Trung Quốc (địa chỉ ở Bắc Kinh).

Phía công ty cho biết, việc chuyển nhượng cổ phần này là để hợp tác quản lý vận hành nhằm tối ưu hiệu quả và tuổi thọ dự án.

Để có cơ sở trả lời đề nghị của CTCP Điện gió Khe Sanh, UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị Bộ Quốc phòng cho ý kiến đối với điều kiện đảm bảo quốc phòng, an ninh và điều kiện sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đề xuất góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với dự án điện gió thực hiện tại khu vực miền núi, biên giới.

Theo tìm hiểu, nhà máy điện gió Amaccao Quảng Trị 1 tại các xã Tân Lập, Tân Liên, Húc, Hướng Lộc và thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị). Nhà máy gồm 12 trụ điện gió với công suất 49,2 MW. Dự án có tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng với thời gian hoạt động trong 50 năm kể từ ngày ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

Quảng cáo

Chủ đầu tư của dự án là CTCP Điện gió Khe Sanh. được thành lập ngày 13/7/2020 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất điện. Trụ sở chính công ty đặt tại thành phố Đông Hà, Quảng Trị. Hiện nay vốn điều lệ của công ty ở mức 730 tỷ đồng do ông Phạm Trung Kiên là người đại diện theo pháp luật.

Hiện nay ông Kiên còn làm người đại diện pháp luật cho công ty TNHH và phát triển dịch vụ Âu Cơ, địa chỉ tại phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Theo thông tin từ Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp, vốn điều lệ ban đầu của Điện gió Khe Sanh là 400 tỷ đồng. Trong đó CTCP Tập đoàn Amaccao là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ là 50% vốn. Ba cổ đông sáng lập còn lại là ông Ngô Văn Trình, ông Lại Duy Nam và bà Nguyễn Thị Mùi cùng thường trú tại huyện Đông Anh, Hà Nội.

screenshot-2023-12-05-105937-4714.png

Nói thêm về cổ đông sáng lập CTCP Điện gió Khe Sanh, Amaccao Group được thành lập vào tháng 9/2015. Hệ sinh thái của doanh nghiệp này cũng lên tới hàng chục công ty thành viên, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, thi công xây dựng, năng lượng, sản xuất kinh doanh và giáo dục.

Website giới thiệu Amaccao đang đầu tư nhiều dự án năng lượng như Nhà máy điện gió Amaccao Quảng Trị 1, Nhà máy điện gió Amaccao Quảng Trị 2, cả hai đều đã vận hành và phát điện.

Bên cạnh đó công ty còn đang xây dựng Nhà máy điện rác Seraphin tại Hà Nội (mức đầu tư 3.850 tỷ đồng); đang vận hành Nhà máy xử lý nước thải Nguyên Khê (Hà Nội). Ngoài ra, dự án Nhà máy xử lý rác và phát điện Bắc Giang đang được san nền và hoàn thiện các thủ tục để triển khai.

Cũng theo thông tin Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp, từ háng 4/2018, Amaccao Group tăng vốn đột biến từ 100 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông thời điểm này gồm: ông Tô Văn Năm (90%), ông Tô Anh Minh (9%), ông Tô Văn Nhật (0,5%) và bà Tô Thị Đường (0,5%).

Đến tháng 12/2021, doanh nghiệp tiếp tục tăng vốn lên 3.200 tỷ đồng. Hiện ông Nguyễn Văn Linh đang là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này.

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Năng lượng tái tạo

“Xanh hóa” năng lượng sản xuất: Doanh nghiệp có thể tự chủ đầu tư nhưng cần chính sách rõ ràng hơn

“Vấn đề tài chính để đầu tư vào năng lượng xanh, nhiều doanh nghiệp có thể tự chủ được, nhưng vấn đề là chính sách phải được khơi thông, phải rõ ràng và có sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước, không hẳn là hỗ trợ tài chính”, ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch HĐQT Intech Group cho biết.

Đến năm 2045, tỷ trọng năng lượng tái tạo sẽ chiếm 65 - 70% trong tổng năng lượng sơ cấp Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Cơ chế bù chéo giá điện kéo dài, chưa tính đúng, tính đủ... cản trở thu hút đầu tư vào ngành điện

Theo các chuyên gia, giá điện cần được điều chỉnh theo giá thị trường, tính đúng, tính đủ để đảm bảo việc thu hút đầu tư ngành điện, tránh nguy cơ thiếu điện trong tương lai.

Một năm tăng giá điện 2 lần, EVN vẫn báo lỗ gần 30.000 tỷ đồng Giá điện bán buôn âm khi năng lượng tái tạo dư thừa

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%

EliTe Solar muốn làm nhà máy sản xuất pin mặt trời công suất 800 triệu tấm/năm tại Hà Nam

Sau nhà máy tại Bắc Giang, EliTe Solar - ông lớn sản xuất pin mặt trời có trụ sở chính tại Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy tại Hà Nam với công suất lên đến 800 triệu tấm pin/năm.

Bùng nổ năng lượng tái tạo, "miếng bánh" nào cho doanh nghiệp Việt? Một "đại gia" năng lượng tái tạo muốn bán 50% cổ phần DA điện gió 2.000 tỷ đồng tại Quảng Trị cho đối tác Trung Quốc

Bùng nổ năng lượng tái tạo, "miếng bánh" nào cho doanh nghiệp Việt?

Theo giới chuyên gia, nếu không có chiến lược dài hạn cộng với việc chủ động nội địa hoá thì các doanh nghiệp Việt có thể ‘thua ngay trên sân nhà” khi cạnh tranh thị phần ‘miếng bánh’ mang tên năng lượng tái tạo.

Một "đại gia" năng lượng tái tạo muốn bán 50% cổ phần DA điện gió 2.000 tỷ đồng tại Quảng Trị cho đối tác Trung Quốc Trung Quốc phóng vệ tinh năng lượng mặt trời: Mỏng như thẻ ngân hàng, dễ dàng gấp gọn, cạnh tranh với tham vọng của Mỹ

Mới có 1/85 doanh nghiệp năng lượng tái tạo gửi hồ sơ bán điện cho EVN

EVN dự kiến nguyên tắc xác định giá điện là chủ đầu tư chi trả các khoản chi phí hợp lý toàn bộ đời sống kinh tế dự án, tỷ suất sinh lời của dự án không vượt quá 12%, không vượt quá khung giá Bộ Công Thương ban hành.

Doanh nghiệp năng lượng nước ngoài "ngóng" ban hành Quy hoạch Điện VIII Kêu cứu Thủ tướng nhưng chưa chủ đầu tư điện tái tạo nào gửi hồ sơ bán điện cho EVN 36 nhà đầu tư điện gió, mặt trời “kêu cứu” Thủ tướng: Bộ Công Thương lên tiếng?