Nhật Bản mạnh tay đầu tư vào năng lượng tái tạo tại Mỹ

Tập đoàn Itochu của Nhật Bản đặt mục tiêu tăng công suất phát điện tái tạo tại Mỹ lên gấp 2,5 lần công suất hiện tại vào năm 2030.

154623-iea-du-bao-nang-luong-tai-tao-tang-ky-luc-trong-nam-2022.jpg
Nhật Bản mạnh tay đầu tư vào năng lượng tái tạo tại Mỹ. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

 

Theo đó, Itochu sẽ đầu tư thêm 1.200 tỷ yen (khoảng 8,18 tỷ USD) vào dự án xây dựng các cơ sở sản xuất điện tại Mỹ để đạt tổng công suất khoảng 10 triệu kW – tương đương 10 nhà máy điện hạt nhân.

Các công ty Mỹ đang tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Chính phủ Mỹ cũng đang hỗ trợ phổ biến năng lượng tái tạo bằng các chính sách ưu đãi, trong khi các công ty Nhật Bản cũng tập trung các khoản đầu tư quy mô lớn vào lĩnh vực này.

Itochu hiện đang phát triển 27 nhà máy điện Mặt trời ở Mỹ và sẽ tăng dần số lượng trong thời gian tới. Tập đoàn cũng sẽ xem xét việc xây dựng các nhà máy điện gió.

Quảng cáo

Kế hoạch của Itochu sẽ làm tăng chi phí cho việc thu hồi đất và xây dựng nhà máy điện từ 800 tỷ yen hiện tại lên tổng cộng khoảng 2.000 tỷ yen. Kinh phí này chủ yếu từ các khoản vay từ các tổ chức tài chính và từ các quỹ đầu tư. Itochu cũng sẽ đầu tư quỹ riêng của mình.

Năm 2023, Itochu đã ra mắt quỹ đầu tiên nhắm vào các dự án năng lượng tái tạo của Mỹ. Quỹ này đã nhận được đầu tư từ Ngân hàng Sumitomo Mitsui Trust và Tập đoàn Tokyu Land. Tập đoàn đặt mục tiêu mở rộng quy mô tài sản của quỹ lên 500 triệu USD vào tháng Chín tới.

Trong tương lai, Itochu có kế hoạch thành lập các quỹ mới và dự kiến sẽ huy động vốn từ các công ty nước ngoài như Hàn Quốc, Singapore và Canada.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa các biện pháp hỗ trợ như trợ cấp và giảm thuế cho đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo trong khuôn khổ Đạo luật Giảm lạm phát ban hành năm 2022.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, công suất phát điện Mặt trời ở Mỹ dự kiến sẽ tăng 70% vào năm 2025 so với năm 2023, và công suất phát điện gió dự kiến sẽ tăng 8%. Việc mở rộng năng lượng tái tạo dự kiến sẽ tiếp tục bất kể kết quả cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới.

Các công ty Nhật Bản cũng đang lần lượt tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Mỹ. Tập đoàn Mitsubishi sẽ tăng gấp đôi công suất phát điện Mặt trời lên khoảng 1,1 triệu kW vào cuối năm 2025, trong khi từ tháng 12/2023, Tokyo Gas cũng bắt đầu vận hành toàn bộ nhà máy điện Mặt trời lớn ở Teẽas.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Năng lượng tái tạo

Cơ chế bù chéo giá điện kéo dài, chưa tính đúng, tính đủ... cản trở thu hút đầu tư vào ngành điện

Theo các chuyên gia, giá điện cần được điều chỉnh theo giá thị trường, tính đúng, tính đủ để đảm bảo việc thu hút đầu tư ngành điện, tránh nguy cơ thiếu điện trong tương lai.

Một năm tăng giá điện 2 lần, EVN vẫn báo lỗ gần 30.000 tỷ đồng Giá điện bán buôn âm khi năng lượng tái tạo dư thừa

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%

EliTe Solar muốn làm nhà máy sản xuất pin mặt trời công suất 800 triệu tấm/năm tại Hà Nam

Sau nhà máy tại Bắc Giang, EliTe Solar - ông lớn sản xuất pin mặt trời có trụ sở chính tại Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy tại Hà Nam với công suất lên đến 800 triệu tấm pin/năm.

Bùng nổ năng lượng tái tạo, "miếng bánh" nào cho doanh nghiệp Việt? Một "đại gia" năng lượng tái tạo muốn bán 50% cổ phần DA điện gió 2.000 tỷ đồng tại Quảng Trị cho đối tác Trung Quốc

Bùng nổ năng lượng tái tạo, "miếng bánh" nào cho doanh nghiệp Việt?

Theo giới chuyên gia, nếu không có chiến lược dài hạn cộng với việc chủ động nội địa hoá thì các doanh nghiệp Việt có thể ‘thua ngay trên sân nhà” khi cạnh tranh thị phần ‘miếng bánh’ mang tên năng lượng tái tạo.

Một "đại gia" năng lượng tái tạo muốn bán 50% cổ phần DA điện gió 2.000 tỷ đồng tại Quảng Trị cho đối tác Trung Quốc Trung Quốc phóng vệ tinh năng lượng mặt trời: Mỏng như thẻ ngân hàng, dễ dàng gấp gọn, cạnh tranh với tham vọng của Mỹ

Mới có 1/85 doanh nghiệp năng lượng tái tạo gửi hồ sơ bán điện cho EVN

EVN dự kiến nguyên tắc xác định giá điện là chủ đầu tư chi trả các khoản chi phí hợp lý toàn bộ đời sống kinh tế dự án, tỷ suất sinh lời của dự án không vượt quá 12%, không vượt quá khung giá Bộ Công Thương ban hành.

Doanh nghiệp năng lượng nước ngoài "ngóng" ban hành Quy hoạch Điện VIII Kêu cứu Thủ tướng nhưng chưa chủ đầu tư điện tái tạo nào gửi hồ sơ bán điện cho EVN 36 nhà đầu tư điện gió, mặt trời “kêu cứu” Thủ tướng: Bộ Công Thương lên tiếng?