Vướng Luật Xây dựng, doanh nghiệp ngành yến khó xin xác nhận nguồn gốc nguyên liệu

Ngành yến thuộc lĩnh vực nông nghiệp nhưng xây nhà nuôi yến phải theo Luật Xây dựng. Hiện có hơn 90% nhà yến của nông dân xây dựng không đúng luật và hệ quả là khó được địa phương xác nhận nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu.

Vướng Luật Xây dựng, doanh nghiệp ngành yến khó xin xác nhận nguồn gốc nguyên liệu
Hơn 90% nhà yến vướng quy định về xây dựng (Ảnh minh hoạ)

Hơn 90% nhà yến vướng quy định về xây dựng 

Trong khuôn khổ “Buổi gặp gỡ các hiệp hội ngành hàng và báo chí” tại TP. Hồ Chí Minh, do Văn phòng Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn tổ chức, ông Lê Thành Đại, Chủ tịch Hiệp hội Yến sào Việt Nam cho biết, ngành yến mới gia nhập thị trường xuất khẩu gần đây nên toàn ngành hiện chỉ có 9 công ty tham gia cung cấp hàng hóa cho thị trường Trung Quốc với kim ngạch khoảng 240.000 USD.

Nửa đầu năm nay ngành yến chỉ mới xuất được hơn 2 tấn hàng hàng hóa, nên kim ngạch được đạt được còn rất khiêm tốn, trong tương lai ngành yến sẽ nỗ lực để kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao hơn. Tuy nhiên, vì quá mới mẻ nên ngành yến đang gặp phải những khó khăn nhất định, và khó khăn lớn nhất đó là việc xin xác nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

Ngành yến thuộc lĩnh vực nông nghiệp nhưng xây nhà nuôi yến phải tuân thủ Luật Xây dựng, có hơn 90% nhà yến tồn tại trên đất thổ cư hoặc đất nông nghiệp nên chưa được công nhận vì vướng quy định về xây dựng.

Vấn đề này hầu hết cơ quan quản lý địa phương từ các cấp xã đến cấp huyện đều biết, nên khi doanh nghiệp xuất khẩu thu mua tổ yến đến địa phương xác nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O) thì gặp trở ngại.

Một trong những yêu cầu của nước nhập khẩu là phải xác định C/O nhưng khi các nhà thu mua tổ yến đến các xã, huyện xin xác nhận thì địa phương tỏ ra e ngại, do các nhà yến này xây không đúng theo quy định. Đây là khó khăn rất lớn của ngành yến sào hiện nay trong khi toàn ngành đang nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu.

“Các nhà yến nuôi lâu năm là nơi cung cấp sản lượng nguyên liệu lớn nhưng lại vướng quy định xây dựng, dù được các địa phương rất hỗ trợ nhưng khi xác nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa để hoàn chỉnh bộ hồ sơ xuất khẩu thì họ lại tỏ ra ái ngại. Ngành yến sào không có được xác nhận C/O của địa phương sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc hoàn chỉnh bộ hồ sơ xuất khẩu, trong khi các doanh nghiệp đang rất nỗ lực tìm kiếm mở rộng thị trường”, Chủ tịch Hiệp hội Yến sào Việt Nam chia sẻ.

Chưa có hướng dẫn chính thức cấp mã định danh nhà yến

Quảng cáo

Tổ yến xuất khẩu sang Trung Quốc, việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm trong đó thể hiện mã số nhà yến/hang yến là điều bắt buộc cho mỗi lô hàng xuất khẩu.

Mặc dù Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn đã có nhiều dự thảo cũng như tổ chức họp, lấy ý kiến của các đơn vị, doanh nghiệp nhưng cho tới nay vẫn chưa có hướng dẫn chính thức về việc cấp mã số cho các nhà yến.

Do vậy, các doanh nghiệp đang tự quản lý nhà yến của họ bằng mã số riêng của doanh nghiệp. Các mã số này đã được thông báo tới Tổng cục Hải quan Trung Quốc và được chấp thuận. Với cách làm tạm thời như vậy các mã số này không đồng bộ với nhau và cơ quan quản lý cũng chưa có được cơ sở dữ liệu về nhà yến để quản lý một cách chặt chẽ hơn.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sản phẩm tổ yến lớn nhất thế giới, với nhu cầu hơn 300 tấn/năm, chiếm khoảng 80% thị phần toàn cầu.

Năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 220 tấn tổ yến, năm 2021 khoảng hơn 300 tấn và năm 2022 là 452 tấn. Qua đó cho thấy, ngành yến Việt Nam có thêm cơ hội phát triển bền vững, khi vào tháng 11/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với sản phẩm tổ yến của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trên cả nước hiện có 42/63 tỉnh, thành phố nuôi chim yến với trên 23.000 nhà yến. Sản lượng tổ yến của Việt Nam khoảng 200 tấn, giá trị trên 700 triệu USD. Việc Trung Quốc chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm tổ yến từ Việt Nam đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho ngành yến sào Việt Nam.

Đến thời điểm hiện tại có bốn quốc gia được phép xuất khẩu tổ yến sang thị trường Trung Quốc là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam.

Trong đó Indonesia và Malaysia là hai nước xuất khẩu chủ lực vào thị trường Trung Quốc với sản lượng áp đảo trong quý I/2024 lần lượt là 105,4 tấn và 39,3 tấn.

Với kinh nghiệm khai thác, chế biến và xuất khẩu lâu năm mặt hàng tổ yến, sản phẩm tổ yến sơ chế của Malaysia và Indonesia rất phong phú về mẫu mã, giá thành cũng hợp lý hơn, tạo sự cạnh tranh gay gắt với không chỉ tại thị trường Trung Quốc, mà còn tại các nước khác như Úc và Hoa Kỳ.

Đây là thách thức to lớn và khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và ngành yến nói chung trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài nếu Việt Nam không có chiến lược phát triển ngành yến một cách đồng bộ và mạnh mẽ.

Theo Theo Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Nga nâng dự báo kim ngạch xuất khẩu dầu khí năm 2024

Tài liệu của Bộ Kinh tế Nga cho thấy năm nay xuất khẩu dầu thô của Nga sẽ đạt 239,9 triệu tấn, tương đương 4,8 triệu thùng/ngày, tăng nhẹ so với mức 238,3 triệu tấn năm ngoái.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Ngược đời EU: Muốn "đoạn tuyệt" khí đốt Nga nhưng liên tục mua hàng, lượng nhập khẩu tăng vọt 40%

Bão Yagi: Một tỉnh miền Bắc đã ước tính thiệt hại 2.000 tỷ đồng

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Thái Bình đã đo được gió mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 12; lượng mưa trung bình toàn tỉnh từ ngày 6/9 đến 19h ngày 7/9 là 203,4mm, đặc biệt có nơi cao hơn như An Hiệp (Quỳnh Phụ) 419,4mm.

Đóng cửa 4 sân bay phòng siêu bão Yagi: Cập nhật ngay chuyến bay Vietjet Air, Bamboo Airways bị huỷ Không để chính quyền, người dân mất liên lạc: Nhà mạng “liên thông” sóng di động, ứng phó bão Yagi

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp lúng túng trong việc lập bản đồ định vị rừng trồng

EU thuộc top thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn của Việt Nam. Quy định của EU về chống phá rừng và suy thoái rừng (EUDR) có hiệu lực từ tháng 6/2023, triển khai thực hiện vào ngày 01/01/2025. Hiện nay doanh nghiệp chưa biết làm thế nào để xác định được bản đồ rừng trồng và ai sẽ là người xác nhận?

Thiếu vốn, doanh nghiệp xuất khẩu gạo luôn “bán trước, mua sau” Ấn Độ quay lại xuất khẩu gạo, thị trường gạo trong nước có bị ảnh hưởng?

Lệ phí trước bạ tăng thế nào khi sang tên sổ đỏ theo Luật mới?

Theo Luật Đất đai 2024, điều kiện sang tên sổ đỏ của cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đều có sự thay đổi. Cùng với đó, lệ phí trước bạ khi sang tên sổ đỏ sẽ tăng lên.

Chính phủ ban hành quy định mới về đăng ký cấp “sổ đỏ” Hà Nội thúc cấp “sổ đỏ” cho người dân sau khi Luật Đất đai có hiệu lực