Vụ khởi xướng điều tra chống bán phá giá HRC: 12 doanh nghiệp tôn mạ, ống thép bác tư cách nguyên đơn của Hòa Phát

Theo 12 doanh nghiệp tôn mạ, ống thép, Tập đoàn Hòa Phát không đủ điều kiện đại diện của ngành sản xuất HRC trong nước để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc do đó nhóm doanh nghiệp bác bỏ tư cách nguyên đơn của Hòa P

Vụ khởi xướng điều tra chống bán phá giá HRC: 12 doanh nghiệp tôn mạ, ống thép bác tư cách nguyên đơn của Hòa Phát

Ngày 10/4, 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam có tổng sản lượng sản xuất tôn mạ chiếm 85% thị phần ngành tôn mạ tại Việt Nam, bao gồm: CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG), CTCP Thép TVP, CTCP Tôn Đông Á, CTCP Thép Nam Kim (NKG). Công ty Tôn Phương Nam, CTCP Tôn Pomina, CTCP Sản xuất thép Vina One, CTCP sản xuất kinh doanh Thép Việt Nhật và CTCP Kim khí Nam Hưng, CTCP Thép Bình Dương, Công ty TNHH Sản xuất Lê Phan Gia Bình Dương, CTCP Thép Việt Thành Long An đã tiếp tục gửi công văn lập luận lần thứ 3 lên Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Cục Phòng vệ thương mại, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Thép Việt Nam khẳng định Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) hoặc một trong số các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát không đủ tư cách pháp lý để nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.

Công văn của 12 doanh nghiệp tôn mạ, ống thép dẫn dữ liệu Hải quan cho biết, có 05 công ty con Tập đoàn Hòa Phát sở hữu và có quyền kiểm soát gần như tuyệt đối, nhập khẩu HRC từ Trung Quốc trong giai đoạn từ ngày 01/01/2019 đến ngày 29/02/2024.

“Như vậy, Tập đoàn Hòa Phát có sản xuất và bán nội địa, bán xuất khẩu các mác thép HRC mà các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát nhập khẩu từ Trung Quốc trong giai đoạn 01/01/2019 - 29/02/2024. Tập đoàn Hòa Phát và/hoặc các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát đang làm đồng thời 05 việc: (1) nhập khẩu HRC từ Trung Quốc; (2) nộp đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá chính sản phẩm HRC mà các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát đang nhập khẩu từ Trung Quốc; (3) sản xuất HRC mà các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát đang nhập khẩu từ Trung Quốc; (4) bán HRC tại thị trường nội địa; (5) bán HRC tại thị trường xuất khẩu”, công văn 12 doanh nghiệp tôn mạ, ống thép nêu.

Theo đó, nhóm doanh nghiệp tôn mạ, ống thép cho biết, rõ ràng có sự tự xung đột giữa 05 việc Tập đoàn Hòa Phát và / hoặc các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát đang thực hiện nêu trên.

“Nói cách khác, hành động nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ hướng đến mục đích duy nhất là làm tăng giá nhập khẩu HRC từ Trung Quốc vào Việt Nam, từ đó tăng vị thế thống lĩnh thị trường để tăng giá bán HRC nội địa, dẫn đến tối đa hóa lợi nhuận cho Tập đoàn Hòa Phát và/hoặc các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát, không phải để bảo vệ cho ngành sản xuất HRC nội địa, bất chấp các tác động nghiêm trọng đến các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam nói riêng và các ngành nghề khác nói chung, đặc biệt là ngành nông lâm thủy hải sản trước nguy cơ bị Trung Quốc trả đũa thương mại, và những hệ lụy tiêu cực có thể xảy ra cho nền kinh tế - xã hội Việt Nam”, công văn nêu.

Đồng thời, 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam bác bỏ tư cách nguyên đơn của Tập đoàn Hòa Phát hoặc một trong số các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát trong việc nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.

Quảng cáo

Trước đó, ngày 26/3, đại diện HPG từng cho biết, HPG cùng với Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã nộp đơn khởi xướng điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.

Phản ứng trước thông tin này, trong 2 ngày 26 và 27/4, 9 doanh nghiệp: CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG), CTCP Thép TVP, CTCP Tôn Đông Á, CTCP Thép Nam Kim (NKG), Công ty Tôn Phương Nam, CTCP Tôn Pomina, CTCP Sản xuất thép Vina One, CTCP sản xuất kinh doanh Thép Việt Nhật và CTCP Kim khí Nam Hưng đã đồng thuận gửi công văn đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Cục Phòng vệ thương mại, VCCI với những lập luận phản biện cùng các kiến nghị, đề xuất liên quan đến khả năng khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc. Công văn này nêu rõ không có căn cứ pháp lý để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời phân tích chi tiết những hậu quả cực kỳ nặng nề và nghiêm trọng sẽ xảy ra cho ngành thép Việt Nam nói riêng và toàn bộ nền kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung nếu Việt Nam quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Ngày 8/4, tập thể 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam (bao gồm 9 doanh nghiệp đã gửi công văn lần 1 và bổ sung thêm 3 doanh nghiệp mới tham gia gồm CTCP Thép Bình Dương, Công ty TNHH Sản xuất Lê Phan Gia Bình Dương, và CTCP Thép Việt Thành Long An) đã tiếp tục gửi công văn lập luận phản biện lần 02 bác bỏ 03 lý do được Tập đoàn Hòa Phát viện dẫn để đề nghị khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bác bỏ lý do 1: Theo quy định của Luật Quản lý Ngoại Thương 2017 thì lượng nhập khẩu HRC từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh KHÔNG phải là điều kiện để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá.

Bác bỏ lý do 2: “Giá bán HRC của Trung Quốc giảm từ 618 USD/tấn vào quý 1/2023 xuống còn 557 USD/tấn trong quý 4/2023 có dấu hiệu bán phá giá” là KHÔNG có căn cứ pháp lý để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá.

Bác bỏ lý do 3: Lý do một số doanh nghiệp Trung Quốc bán HRC vào Việt Nam dưới giá thành, chấp nhận bán lỗ để bán được hàng, cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp Việt Nam là KHÔNG có căn cứ pháp lý để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá.

Tập thể 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam khẳng định rằng 03 lý do Tập đoàn Hòa Phát viện dẫn là không có cơ sở pháp lý cũng như không phù hợp với diễn biến thực tế thị trường để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ngày 9/4, trong thông cáo phát đi của Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Cục này cho biết, đã có thông báo đề nghị các doanh nghiệp nộp hồ sơ tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hồ sơ để làm rõ các nội dung, thông tin có liên quan đến cáo buộc về hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu, thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã nhận được ý kiến của một số doanh nghiệp khác có liên quan bày tỏ sự quan tâm về khả năng khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội: Nguồn cung căn hộ mới trong quý 3 tăng mạnh nhưng giá trung bình vẫn 70 triệu đồng/m2, dự báo giá còn tiếp tục tăng

Căn hộ ở Hà Nội vẫn thu hút nhờ tổng giá trị phù hợp hơn, tính đa dụng và tiềm năng sinh lời so với các kênh đầu tư khác, nhận định của bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Cấp Cao, Bộ Phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội.

Chung cư phía Nam bước vào cuộc đua cuối năm Giá nhiều chung cư tăng thêm tới 15% sau khi các tuyến metro đi vào hoạt động

Đề xuất loạt tiêu chí xác định giá từng thửa đất theo giá thị trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết về xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

Quốc hội yêu cầu tập trung triển khai đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội Phát Đạt chốt thời gian phát hành cổ phiếu hoán đổi khoản nợ 30 triệu USD

Từ ngày 7/10 tới đây, Hà Nội áp dụng quy định mới về tách thửa, giá nhà đất có tăng cao?

Theo giới chuyên môn, việc tăng diện tích tách thửa tối thiểu của TP Hà Nội sẽ giúp hạn chế việc phân lô bán nền manh mún làm xấu bộ mặt đô thị. Tuy nhiên, quy định này cũng tác động đến các nhà đầu tư và những người mua bán bất động sản, nhất là những

Đất nền tách thửa phân lô ven đô vẫn "đóng băng" dù giá giảm sâu 40% Hà Nội: Quyết định tách thửa trở lại – "cơn gió mát" cho đất nền vùng ven

“Ông lớn” bất động sản Singapore muốn rút 70% vốn tại “siêu dự án” Saigon Sports City

Saigon Sports City là dự án khu phức hợp lớn gồm nhà ở cao cấp, khu thương mại dịch vụ và khu thể thao công cộng với quy mô lên đến 64 ha. Đây được xem là một trong những khu phức hợp lớn nhất TP.HCM, thuộc khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc, phường An Phú, TP. Thủ Đức.

Bộ GTVT: Tốc độ 350km/h sẽ "hút khách" cao hơn khoảng 12,5% so với tốc độ 250 km/h Hạ tầng Gelex sắp “bỏ túi” hơn 280 tỷ đồng cổ tức từ Viglacera

Không đảm bảo quỹ đất xây nhà ở xã hội, dự án 1.800 tỷ đồng ở Thanh Hóa bị khai tử

UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 3835/QĐ-UBND bãi bỏ Văn bản số 4636/QĐ-UBND ngày 18/11/2021 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư mới và chợ kết hợp thương mại tại phường Quảng Thọ, TP. Sầm Sơn và phường Quảng Tâm, TP. Thanh Hóa.

Đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất có ngăn chặn được tình trạng đầu cơ, găm giữ với tư duy “không gì giàu bằng buôn đất”? Gần 60.000 tỷ nợ vay của Novaland gồm những gì, ai đang là chủ nợ lớn nhất?

Ứng dụng AI, “siêu cảng” logistics của T&T - YCH giảm 95% thời gian vận chuyển trong kho

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc sẽ được tích hợp công nghệ AI hiện đại bậc nhất trên thế giới, kết hợp cùng giải pháp công nghệ đột phá để nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics tại Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Lợi nhuận quý III của nhiều ngân hàng dự báo tăng trưởng 40-70% Đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất có ngăn chặn được tình trạng đầu cơ, găm giữ với tư duy “không gì giàu bằng buôn đất”?

Đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất có ngăn chặn được tình trạng đầu cơ, găm giữ với tư duy “không gì giàu bằng buôn đất”?

Ông Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản cho rằng, nếu chính sách đánh thuế bất động sản được áp dụng thì hiện tượng đầu cơ bất động sản sẽ gần như bị ngăn chặn.

Đánh thuế bất động sản cần xác định theo giá thị trường Đánh thuế bất động sản bỏ hoang luỹ tiến theo năm?

Lotte và Deawon cùng muốn làm dự án ở Quy Nhơn

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cho biết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục hành chính, đất đai, giải phóng mặt bằng, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng, minh bạch để các doanh nghiệp đầu tư thành công.

Giá bất động sản thời gian tới sẽ tiếp tục tăng? Rót hơn 569 tỷ đồng hỗ trợ Novaland, ông Bùi Thành Nhơn và các cổ đông lớn tiếp tục cam kết ‘bơm tiền'

Giá bất động sản thời gian tới sẽ tiếp tục tăng?

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, chi phí đất và nhiều quy định mới tạo áp lực tăng giá lên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.

Bộ Xây dựng: Bảng giá đất mới có thể đẩy giá nhà, giá bất động sản tăng lên 15-20% Bộ Xây dựng lần đầu nói về bảng giá đất mới của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Nghịch lý: Bất động sản Hà Nội "nóng bỏng tay" trong khi hầu hết các thị trường vẫn "nguội lạnh"

Thị trường bất động sản Hà Nội trong vòng 10 năm trở lại đây chưa bao giờ giá tăng nóng, tăng bất chấp như hiện tại. Chung cư liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, các phiên đấu giá đất vùng ven thu hút đông đảo người tham gia với giá trúng cách xa giá

Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản bán lẻ cao cấp Bộ Xây dựng: Bảng giá đất mới có thể đẩy giá nhà, giá bất động sản tăng lên 15-20%