Vốn ngoại đổ vào bất động sản tăng gần 2,4 lần so với năm 2023

Tính đến ngày 31/10/2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,23 tỷ USD, chiếm gần 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp 2,38 lần cùng kỳ.

Thông tin được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết tại Báo cáo Tình hình thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài 10 tháng năm 2024.

Theo báo cáo trên, tính đến ngày 31/10/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể, có 2.743 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 1,4% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 12,23 tỷ USD (giảm 2,5% so với cùng kỳ); có 1.151 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 6% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 8,35 tỷ USD (tăng 41,7% so với cùng kỳ); có 2.669 giao dịch GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 10,4% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 3,68 tỷ USD (giảm 29% so với cùng kỳ).

1.png
Ảnh minh họa

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 17,1 tỷ USD, chiếm gần 62,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 13,5% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,23 tỷ USD, chiếm gần 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp 2,38 lần cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,12 tỷ USD và gần 1 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.

Quảng cáo

Xét về số lượng dự án, bán buôn, bán lẻ là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 35,3%) và số lượt giao dịch GVMCP (chiếm 41,9%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 66,8%).

Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2024. Trong đó, dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,79 tỷ USD, chiếm gần 28,6% tổng vốn đầu tư, tăng 61,3% so với cùng kỳ 2023. Trung Quốc đứng thứ hai với hơn 3,61 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư, tăng 5,4% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông,…

Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 28,8%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 23%) và GVMCP (chiếm 25,7%).

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 55 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 10 tháng năm 2024. Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 4,7 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 3,15 lần cùng kỳ. Tiếp theo là TP. Hồ Chí Minh với gần 2,1 tỷ USD, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 12,7% so với cùng kỳ. Quảng Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,98 tỷ USD, chiếm 7,2% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội,…

Nếu xét về số dự án, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 41,9%) và GVMCP (chiếm 70,9%). Hà Nội dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 14,3%).

Tính tới hết tháng 10/2024, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng hơn 19,58 USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Tập đoàn BRG đề xuất đầu tư loạt dự án lớn, có cả sân golf quốc tế tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Bên cạnh dự án Tổ hợp dịch vụ cao cấp tại số 40 Quang Trung, Tập đoàn BRG cũng đề xuất một loạt dự án bất động sản khác tại TP. Vũng Tàu và một công viên chuyên đề tại 262 Lê Lợi, một sân golf đẳng cấp quốc tế.

Bà Rịa Vũng Tàu ký kết hợp tác với Sun Group, đề xuất hàng loạt dự án hạ tầng chiến lược Sáp nhập TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu thành siêu đô thị, "ông trùm" KCN Bình Dương hưởng lợi

Động thái mới của Vành đai 4 kích hoạt “sóng” đầu tư mạnh mẽ đổ về Long An

Thông tin mới nhất về tiến độ Vành đai 4, tuyến giao thông huyết mạch kết nối 5 tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ, đang kích hoạt làn sóng đầu tư bất động sản (BĐS) tại những khu vực mà dự án chạy qua. Với chiều dài tuyến đi qua lớn nhất, Long An trở thành tâm điểm thu hút dòng tiền.

Hiện thực hóa giấc mơ “nhà cao, cửa rộng, sống sang” tại Vinhomes Wonder City Vinhomes hợp tác chiến lược với VTK, chung tay kiến tạo cộng đồng Hàn Quốc chuẩn mực tại Ocean City

Sửa Nghị định 103 về quy định thu tiền đất bổ sung để tháo gỡ cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản

Một số ĐBQH cho rằng, cần sửa quy định thu tiền đất bổ sung của Nghị định 103 đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến để gỡ khó cho doanh nghiệp. Những tồn tại này nếu không được tháo gỡ kịp thời sẽ tiếp tục là rào cản lớn...

Doanh thu bất động sản nghỉ dưỡng giảm mạnh, CEO Group chuyển hướng sang khu công nghiệp Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản, xử lý hành vi tạo mặt bằng giá ảo...hạ nhiệt giá nhà

Bà Rịa Vũng Tàu ký kết hợp tác với Sun Group, đề xuất hàng loạt dự án hạ tầng chiến lược

Ngày 30/5/2025, trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tập đoàn Sun Group và UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương nâng cấp sân bay Phú Quốc và cam kết của Sun Group 2 khu đô thị nghìn tỷ ở Hà Nam “về tay” các doanh nghiệp họ nhà Sun Group

“Điểm danh” những tiêu chí hàng đầu lựa chọn mua bất động sản nhà ở

Không còn chỉ xoay quanh “vị trí” như trước, môi trường sống hiện nay đang dần trở thành một trong những tiêu chí hàng đầu khi người mua nhà lựa chọn nơi an cư, cũng như khi nhà đầu tư đánh giá tiềm năng gia tăng giá trị của bất động sản.

Thị trường đã nhen nhóm hy vọng sóng Bất động sản Một doanh nghiệp bất động sản huy động gần 3.500 tỷ đồng trái phiếu

Những công sở dôi dư sau sáp nhập có thể ưu tiên làm nhà ở xã hội?

Trước những vướng mắc, khó khăn khi triển khai xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) trên cả nước, đại diện Cục Quản lý đất đai đã đề xuất những công sở dôi dư sau sáp nhập có thể ưu tiên để làm NƠXH.

Nhà ở xã hội TP. HCM: Vẫn xa “tầm với” so với người thu nhập thấp Quảng Ninh sẽ đấu thầu tìm nhà đầu tư xây dự án nhà ở xã hội tại TP. Hạ Long