Việt Nam kỳ vọng trở thành “tâm điểm” trong chuỗi sản xuất toàn cầu

Trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng nhờ vị trí địa lý liền kề với Trung Quốc. Năm 2024 Việt Nam kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Việt Nam tiếp tục là quốc gia hưởng lợi chính từ chiến lược đang triển khai Trung Quốc + 1

Trong báo cáo Triển vọng Đông Nam Á năm 2024 của Cushman & Wakefield, ông Wong Xian Yang, Giám đốc Nghiên cứu Thị trường tại Singapore & Đông Nam Á cho biết, khối lượng sản xuất công nghiệp hàng năm tại các nước Đông Nam dự kiến sẽ tăng tốc trong thập kỷ tới, trong đó Việt Nam dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng nhờ vị trí địa lý liền kề với Trung Quốc.

“Chỉ số Nhà quản lý Mua hàng (PMI) cho thấy động lực tích cực ở các quốc gia định hướng xuất khẩu như Singapore, Việt Nam và Malaysia. Những chỉ số này báo hiệu sự tăng cường sản xuất và xuất khẩu, với các khoản đầu tư dự kiến vào sản xuất điện tử và xe điện sẽ tiếp tục thúc đẩy đà tăng trưởng này. Xu hướng này nêu bật khả năng phục hồi và tiềm năng tăng trưởng của các nền kinh tế này, giúp họ tiếp tục mở rộng trong năm tới”, ông Wong cho biết.

Trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng, Ngân hàng trung ương Việt Nam đã bắt đầu chính sách cắt giảm lãi suất vào năm 2023, với một đợt cắt giảm khác có thể xảy ra vào năm 2024. Với nguồn đầu tư lành mạnh, Việt Nam tiếp tục là quốc gia hưởng lợi chính từ chiến lược đang triển khai Trung Quốc + 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng lên 36,6 tỷ USD vào năm 2023, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu được thúc đẩy bởi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất (64%) và bất động sản (13%).

TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư

Bất chấp những khó khăn kinh tế toàn cầu, lĩnh vực hậu cần và công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư nhờ sự mở rộng của các nhà sản xuất lớn sang Việt Nam.

Quảng cáo

Giá thuê văn phòng hạng A ở TP. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ tăng chậm lại do các doanh nghiệp tiếp tục thắt chặt tài chính. Thành phố cũng chào đón sự tham gia của một lượng lớn nguồn cung văn phòng hạng A mới, từ đó tạo ra sự cạnh tranh giữa các chủ nhà. Một số dự án cũng tận dụng tình hình tăng trưởng chậm của hiện tại để thực hiện việc cải tạo, nâng cấp tài sản của mình và sẵn sàng cho sự phục hồi của thị trường trong
tương lai.

Trong khi ở lĩnh vực bán lẻ, nhu cầu của người tiêu dùng trong việc trải nghiệm bán lẻ đã thúc đẩy các nhà phát triển nâng cấp không gian trung tâm thương mại. Những dự án cao cấp và/hoặc dự án được quản lý tốt tiếp tục là tâm điểm thu hút của thị trường. Còn lĩnh vực hậu cần ghi nhận mức tăng trưởng nhẹ, tận dụng lợi ích từ việc di dời các nhà sản xuất lớn trong bối cảnh quỹ đất hạn chế, dòng vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào việc xây dựng và phát triển nhà xưởng và nhà kho xây sẵn.

Đối với lĩnh vực nhà ở có phần chững lại do kinh tế toàn cầu trì trệ. Cả chủ đầu tư và người mua nhà vẫn đang chờ đợi diễn biến tiếp theo của thị trường cũng như thực thi luật đất đai mới. Giá sơ cấp trung bình của các dự án triển khai trong tương lai sẽ tiếp tục tăng do giá đất ngày càng tăng trong khi quỹ đất hạn chế và chi phí xây dựng leo thang. Nhu cầu mua nhà ở chủ yếu vẫn đến từ phân khúc bình dân và trung cấp.

Lĩnh vực công nghiệp và hậu cần của Hà Nội tiếp tục được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư từ các nhà sản xuất lớn

Với sự xuất hiện của hàng loạt các dự án văn phòng hạng A mới trên khắp Hà Nội trong thời gian tới, các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn với nhu cầu mở rộng diện tích văn phòng. Lĩnh vực công nghiệp và hậu cần của Hà Nội tiếp tục được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư từ các nhà sản xuất lớn, như một phần của quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ.

Giá văn phòng cho thuê ở Hà Nội tương đối ổn định. Hầu hết các dự án hạng A hiện hữu và tương lai đều nằm ngoài trung tâm do quỹ đất ở khu vực trung tâm hạn chế. Khu đô thị phía Tây đang thu hút sự quan tâm đầu tư vào lĩnh vực thương mại.

Trong khi đó, các quận nội thành phía Tây là khu vực đầy hứa hẹn cho ngành bán lẻ, đặc biệt sau khi khu vực này ra mắt dự án cao cấp quy mô lớn, thu hút hơn 20 thương hiệu bán lẻ mới tại Việt Nam. Ít nhất có thêm 2 dự án bán lẻ khác cũng đã được quy hoạch và sẽ phát triển tại khu vực này vào năm 2030.

Ở lĩnh vực hậu cần, trọng tâm chính vẫn là đất khu công nghiệp nhờ giá cả cạnh tranh và quỹ đất sẵn có. Một số nhà phát triển quốc tế và quỹ tổ chức nhanh chóng mở rộng danh mục đầu tư RBF/ RBW để tận dụng làn sóng đầu tư từ các nhà sản xuất lớn. Tuy nhiên, lĩnh vực nhà ở giá sơ cấp trung bình dự kiến tiếp tục tăng do thiếu hụt nguồn cung căn hộ mới và chi phí xây dựng leo thang. Tâm lý thận trọng của người mua trước những biến động của thị trường có thể khiến tỷ lệ tồn kho tăng lên.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

Năm 2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục được vinh danh thứ 193 trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2025 (FAST500), tăng 173 bậc so với bảng xếp hạng năm 2024 và xếp hạng 24 trong Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam.

Imexpharm công bố kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ 2025

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Imexpharm thông qua mục tiêu tổng doanh thu 2.981 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 493,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,6% và 22,1% so với năm 2024, hướng đến trở thành một công ty dược hàng đầu châu Á.

R&D chiều sâu giúp Imexpharm mở rộng chuỗi cung ứng dược toàn cầu

SeABank tổ chức thành công Đại hội Đồng cổ đông thường niên 2025, bầu bổ sung Thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

Ngày 25/4, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, thông qua nhiều mục tiêu, kế hoạch quan trọng như: kế hoạch kinh doanh năm 2025 với lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 7%, đạt 6.458 tỷ đồng; mua cổ phần của Công ty Cổ phần Chứng khoán ASEAN (ASEAN SC) và bầu bổ sung Thành viên độc lập Hội đồng Quản trị (HĐQT).

Vàng SJC tăng mạnh giá mua, chênh lệch mua bán giảm về 2 triệu đồng ĐHĐCĐ thường niên KienlongBank: Thông qua kế hoạch tăng trưởng 24% năm 2025 MB công bố kết quả kinh doanh quý I/2025

SeABank công bố kết quả kinh doanh quý I/2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm ngày 31/12/2024 và vốn điều lệ ở mức 28.450 tỷ đồng.

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce Phố Wall lao dốc sau phát biểu của Chủ tịch Fed

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Trước những rủi ro suy giảm đáng kể, Ngân hàng UOB điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống còn 6,0%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó là 7,0% và thấp hơn so với mức tăng trưởng thực tế 7,09% trong năm 2024.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Vượt lên nguy cơ thuế quan, Việt Nam tiếp tục hấp dẫn vốn FDI

Theo ông David Jackson, Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam, vượt lên những nguy cơ từ thuế quan của Mỹ, Việt Nam vẫn giữ vững vị thế là điểm đến thu hút đầu tư FDI hấp dẫn trong khu vực.

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank

SeABank đón sinh nhật thứ 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

Nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình tri ân “Đón mưa quà sinh nhật” với tổng trị giá lên đến hơn 5 tỷ đồng, áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Lợi nhuận năm 2024 của PV Power "bốc hơi" gần 135 tỷ đồng sau kiểm toán Giảm thuế nhập khẩu loạt mặt hàng từ ngày 1/4: Những lợi ích dành cho người tiêu dùng

Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chống biến đổi khí hậu.

Vàng SJC bất ngờ tăng giá mua Bộ Xây dựng lập đoàn kiểm tra, đôn đốc triển khai nhà ở xã hội

Chính thức: Hà Nội 'chốt' xây 3 cầu qua sông Hồng trị giá gần 48.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2025

Vào ngày 25/2, tại kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 21) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND Thành phố xem xét thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội.

Người Trung Quốc xây cầu "đẻ ra tiền" khiến thế giới ngỡ ngàng: Trồng trụ bê tông cao vượt tháp Eiffel để bắc 2.000 mét thép qua vực sâu Hà Nội dự kiến khởi công xây cầu Tứ Liên vào quý III/2025