Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Kết luận phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho hạ tầng chiến lược và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổ

Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết tâm không đổi mục tiêu với các dự án trọng điểm GTVT - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 10/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo.

37 dự án với tổng vốn trên 1 triệu tỷ đồng

Theo báo cáo tổng hợp của Bộ Xây dựng và các ý kiến tại phiên họp, các dự án thuộc Ban Chỉ đạo gồm 37 dự án/95 dự án thành phần trong đó có 35 dự án thuộc lĩnh vực đường bộ và 2 dự án thuộc lĩnh vực hàng không, với tổng số vốn đầu tư trên 1 triệu tỷ đồng.

Kể từ khi thành lập, Ban Chỉ đạo đã họp 16 phiên; Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đã nhiều lần kiểm tra hiện trường, chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đôn đốc tiến độ các dự án. Đến nay, 19 dự án/dự án thành phần được đưa vào khai thác; đang triển khai thi công 52 dự án/dự án thành phần cơ bản bám sát tiến độ đề ra.

Bên cạnh đó vẫn còn một diện tích nhỏ mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thành, nguồn vật liệu cho các dự án vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng vẫn chưa được tháo gỡ triệt để, làm ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng nhiều mặt của việc thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông vận tải.

Theo đó, các dự án phục vụ 3 đột phá chiến lược của cả nước; đáp ứng yêu cầu phát triển, mang lại lợi ích của các địa phương; là một động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ 8% trong năm 2025 và hai con số trong những năm tới; thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

"Các dự án làm càng sớm thì càng hiệu quả, không đội vốn, không kéo dài, nhân dân vui mừng, xã hội phấn khởi, địa phương và đất nước phát triển", Thủ tướng nói.

10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Quảng cáo

Về những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai, Thủ tướng chỉ rõ 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu tập trung phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động cả hệ thống chính trị để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành giải phóng mặt bằng các dự án.

Về nguyên vật liệu xây dựng, các tỉnh ĐBSCL phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, sớm tháo gỡ vướng mắc, hoàn thành thủ tục với các mỏ, đáp ứng yêu cầu của các nhà thầu, chủ đầu tư, ban quản lý.

Các chủ đầu tư, nhà thầu huy động nguồn lực từ các nhà thầu phụ, nhân lực, máy móc tại địa phương, cái gì có thể dùng lao động thủ công thì huy động các lực lượng quân đội, công an, thanh niên... Lực lượng vũ trang phát huy truyền thống anh hùng, tinh thần "vì nước quên thân, vì dân phục vụ".

Thủ tướng chỉ đạo, những vấn đề phát sinh phải được xử lý ngay, thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó xử lý, không đùn đẩy, né tránh, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Với các dự án hợp tác công tư thì giải quyết nhanh các thủ tục, nếu vướng mắc thì đề xuất Quốc hội dùng một luật sửa nhiều luật ngay tại Kỳ họp thứ 9, thúc đẩy triển khai các dự án theo tinh thần Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

NHNN sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho hạ tầng chiến lược và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo Bộ Tài chính cân đối, bố trí sử dụng nguồn lực phù hợp, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Thái Bình chủ động phối hợp với Bộ Tài chính để giải quyết vướng mắc về điều chuyển vốn cho các dự án.

Về thi công, cần làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm", thi công "3 ca 4 kíp", "xuyên lễ, xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ", để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ đề ra.

Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải chủ động kiểm tra, giám sát, Văn phòng Chính phủ tham mưu cho các Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng đoàn của 7 Đoàn kiểm tra tiếp tục định kỳ hằng tháng đôn đốc, rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Xuất khẩu của Việt Nam tháng 4/2025 tăng 20%

Theo VIS Rating, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 4/2025 đã tăng mạnh khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước (YoY), so với mức tăng trưởng 10,5% trong 3 tháng đầu năm 2025.

Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục Lộ diện địa phương duy nhất có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 46 tỷ USD trong năm 2024

Nghị quyết 68-NQ/TW: Mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân; có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn Chuyên gia Dragon Capital: Với Nghị quyết 68, khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn giữa bất định toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận thêm nhiệm vụ mới

Ngày 15/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 929/QĐ-Ttg về việc thành lập “Ban chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06” (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo).

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam Thủ tướng chia sẻ quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Với 429/434 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thánh, cuối giờ làm việc sáng nay (này 17/5), Quốc hội đã thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây

Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước? Cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn là đầu tàu, trụ đỡ cho thị trường chứng khoán

Nghị quyết 68 và lối mở cho kinh tế tư nhân qua giao dịch hàng hóa

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị không chỉ tái khẳng định vai trò then chốt của khu vực kinh tế tư nhân mà còn xác lập lại phương thức vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết 68: "Cải cách đột phá tạo nền tảng phát triển mới cho kinh tế tư nhân" VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn

Thương mại công bằng - sẽ có nhiều đơn hàng giữa doanh nghiệp Việt - Mỹ được khởi động

Mới đây, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Robert Kaproth, Trợ lý Bộ trưởng phụ trách tài chính quốc tế Bộ Tài chính Hoa Kỳ cùng các cộng sự nhằm trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác..

Thủ tướng: Khẩn trương đàm phán ký thỏa thuận mua bán khí Methanol trị giá 6 tỷ USD, tăng nhập khẩu nhiều mặt hàng, đề nghị Hoa Kỳ có giải pháp thuế đối ứng bằng 0... Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng trước thềm đàm phán với Hoa Kỳ về thuế đối ứng vào ngày mai

Việt Nam vẫn là điểm sáng thị trường bất động sản trong khu vực

Mặc dù thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương chậm lại, xong thị trường Việt Nam vẫn ghi nhận cải thiện về mặt đầu tư do hạ tầng được đẩy mạnh.

Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam đón chuyển động mới Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam