Từng khẳng định "sớm muộn cũng phải đa ngành", vì sao Hòa Phát lại cắt bớt đầu tư bất động sản?

Ông Trần Đình Long khẳng định Hòa Phát vẫn kiên định chiến lược kinh doanh đa ngành, nhưng hiện tại ưu tiên tập trung cho mảng thép và dự án Dung Quất 2, nên có thể tạm gác lại tham vọng vào lĩnh vực bất động sản và một số mảng lĩnh vực khác.

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát

Tham vọng lớn với mảng bất động sản và container

Cách đây hai năm, tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2021, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (HPG) từng nói với các cổ đông rằng: “Không ai có thể làm thép mãi được. Hòa Phát cũng như mọi tập đoàn khác sớm muộn phải đa ngành và bất động sản sẽ là một trong các mũi nhọn”.

Đến ĐHĐCĐ thường niên 2022, ông Long một lần nữa nhắc lại mục tiêu của Hòa Phát là lọt top 3 công ty đứng đầu lĩnh vực bất động sản trong nước. Để làm được điều này chiến lược của Hòa Phát là tích cực đi các địa phương xin tham gia đấu thầu các chương trình phát triển đô thị, sau đó phát triển dự án. “Hòa Phát làm từ gốc, không phải bỏ tiền mua dự án, không bị áp lực giá vốn", ông Long khẳng định.

Trong báo cáo thường niên 2022 công bố gần đây, Hòa Phát cho biết đang nỗ lực tìm kiếm các dự án tiềm năng trên cả nước. Năm 2022, các công ty thành viên của Hòa Phát đã tham gia đấu thầu xây dựng nhà ở tại Hưng Yên, Phú Thọ, Bắc Giang.

Hòa Phát cũng tiết lộ mục tiêu trong 10 năm tới sẽ tập trung phát triển các đại đô thị có diện tích 300-500 ha tại các địa phương. Các dự án này đang được nghiên cứu và nộp hồ sơ đăng ký thực hiện.

Một thập kỷ tới, Hòa Phát còn có kế hoạch sẽ phát triển 10 khu công nghiệp bao gồm cả các khu công nghiệp hiện có (Phố Nối A, Hòa Mạc, Yên Mỹ II và dự án khu công nghiệp Yên Mỹ II mở rộng sẽ đầu tư trong năm 2023 này).

bds-hpg-119.png Đóng góp của mảng bất động sản vào doanh thu và lợi nhuận của Hòa Phát năm 2022 - Nguồn: Báo cáo thường niên 2022 Hòa Phát

Bên cạnh bất động sản, để mở rộng chiến lược kinh doanh đa ngành, tháng 2/2021 Hòa Phát đã công bố sẽ sản xuất container giữa lúc thế giới chứng kiến tình trạng thiếu container trầm trọng do COVID, khiến ngành logistics đối mặt với việc khan hiếm container xuất khẩu và giá thuê container liên tục tăng từ 2 đến 10 lần.

Theo đó, đến tháng 11/2021, Hòa Phát đã khởi công dự án nhà máy vỏ container tại khu công nghiệp Phú Mỹ II mở rộng, Bà Rịa - Vũng Tàu với quy mô công suất 500.000 TEU/năm, tập trung các sản phẩm container phổ biến, có chiều dài 20-40feet. Modul giai đoạn 1 có công suất 200.000 TEU/năm. Hòa Phát đã ký kết hợp đồng máy móc thiết bị với các nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới.

Trong báo cáo thường niên năm 2022, Hòa Phát cho biết sau hơn một năm xây dựng, giai đoạn 1 cơ bản đã thành hình, hiện CTCP Sản xuất container Hòa Phát đang hiệu chỉnh và chạy thử thiết bị, dây chuyền công nghệ. Dự kiến, nhà máy sẽ cho ra sản phẩm chính thức từ đầu quý 2/2023.

Tuy nhiên, trong lúc dự án nhà máy container đã cơ bản thành hình và mảng bất động sản cũng đã có chiến lược khá rõ ràng, thì tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 vừa diễn ra, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát lại cho biết sẽ ngừng mở rộng đầu tư, thậm chí giảm bớt vốn đầu tư vào bất động sản và một số lĩnh vực khác để tập trung vốn cho dự án khu liên hợp gang thép Dung Quất 2.

Thép vẫn là ưu tiên dù có chiếm tới hơn 95% doanh thu

Quảng cáo

Dễ thấy theo lời ông Long việc không quá vội vàng với dự án container là có cơ sở khi “hiện tại ngành tàu biển đã quay về mức giá trước COVID nên mảng container gặp khó khăn, nhưng may là Hòa Phát không đi vay nên cứ bình tĩnh. Có thể giờ không tốt nhưng lâu dài sẽ tốt”.

Trong khi đó, quyết định “tạm gác” đầu tư thêm vào bất động sản lại có phần gây bất ngờ khi mảng bất động sản đang có kết quả kinh doanh khá tốt. Thực tế, trong 10 năm trở lại đây, mỗi năm bất động sản đều mang về cho Hòa Phát tối thiểu 200 tỷ lợi nhuận sau thuế. Riêng năm 2022, mảng bất động sản đem về cho Hòa Phát 299 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, đóng góp 3% vào tổng lợi nhuận sau thuế của tập đoàn.

Dù mức lợi nhuận này giảm 41% so với năm 2021 nhưng theo đánh giá của Hòa Phát lĩnh vực bất động sản đã đạt mục tiêu đề ra và là một trong hai điểm sáng của năm 2022 (cùng với nhóm ngành điện lạnh đạt 200% kế hoạch) trong khi đó, mảng kinh doanh cốt lõi là thép (chiếm 95% doanh thu và lợi nhuận) giảm 76% lợi nhuận và mảng nông nghiệp cũng giảm 92% lợi nhuận so với cùng kỳ.

bds-hpg-1-4972.png

Bản thân ông Trần Đình Long cũng khẳng định lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp, dù không đem lại quá nhiều tiền nhưng ổn định cùng tỷ suất lợi nhuận không tồi. Thêm vào đó, Hòa Phát đã có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nên sẽ vừa khai thác 4 dự án khu công nghiệp đang có, vừa mua lại hoặc xin cấp mới thêm 4 - 6 khu công nghiệp nữa để đến năm 2030 sẽ có 10 khu công nghiệp.

Còn với bất động sản khu đô thị, ông Long cho biết hiện nay các khu đô thị của Hòa Phát đang tập trung hoàn thiện các thủ tục pháp lý nhưng thời gian để hoàn thiện các thủ tục đầu tư thường rất lâu và Hòa Phát hầu như không bỏ tiền để mua lại dự án.

Ông Long một lần nữa khẳng định Hòa Phát bước chân vào lĩnh vực bất động sản không phải theo phong trào, không phải vào bằng được hay ra bằng được. “Chiến lược đầu tư vào lĩnh vực bất động sản không có gì thay đổi nhưng hiện tại tập đoàn sẽ bước đi thận trọng, từ từ. Thậm chí để tập trung cao độ cho Dung Quất 2 thì có thể phải cắt bớt đầu tư vào bất động sản”, ông nói.

Theo Chủ tịch Hòa Phát, đến thời điểm hiện tại tổng giá trị đầu tư cho dự án Dung Quất 2 tính riêng về tài sản cố định đã lên đến 75 nghìn tỷ đồng, tương đương hơn 3 tỷ USD.

“Đây chỉ là tài sản cố định, khi dự án đi vào hoạt động thì cần 25-30 nghìn tỷ đồng vốn lưu động nữa. Như vậy tổng quy mô đầu tư cho dự án này vào khoảng trên 100 nghìn tỷ đồng”, ông Long thông tin.

Ông Long cho biết quy mô dự án như vậy là rất lớn, đến nay trên lãnh thổ Việt Nam chưa có nhiều dự án quy mô lớn như vậy. Hơn thế nữa, vốn thực hiện dự án Dung Quất 2 chủ yếu là vốn tự có của doanh nghiệp và vốn hỗ trợ từ các ngân hàng, chứ không có phần vốn từ nhà đầu tư nước ngoài.

Do đó, để tập trung toàn lực cho dự án này ngoài việc không chia cổ tức năm 2022, Hòa Phát sẽ tạm dừng tất cả các hoạt động đầu tư, không riêng gì dự án ở Úc.

Với tiến độ triển khai như hiện tại, dự kiến đến quý 1/2025 nhà máy Dung Quất 2 sẽ có thể đi vào hoạt động và cần khoảng hai năm để đạt tối đa công suất. Khi đó doanh thu của tập đoàn sẽ tăng thêm 80 đến 100 nghìn tỷ đồng nữa (từ mức quy mô doanh thu doanh thu hiện tại khoảng 150.000 tỷ đồng), và tỷ trọng doanh thu từ thép trong tổng doanh thu của Hòa Phát còn có thể lớn hơn 95%.

Dù hoạt động kinh doanh có thể phụ thuộc nhiều hơn vào các sản phẩm thép trong khi ngành thép vẫn đang đối mặt nhiều thách thức, song, ông Long nhận định ngành thép đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất, nội lực của HPG nói riêng và ngành thép nói chung vẫn tốt chỉ có điều là nhu cầu thị trường đang thấp quá. Ông Long kỳ vọng khi đầu tư công sẽ được đẩy mạnh và những khó khăn của ngành bất động sản được tháo gỡ thì ngành thép sẽ sớm phục hồi.

Theo ông Long trong giai đoạn khó khăn nhất Hòa Phát đã phải đóng cửa 4 lò cao vào quý 4/2022, nhưng đầu năm nay doanh nghiệp đã mở lại 1 lò cao, đầu tháng 4 sẽ mở lại lò thứ 2 và 2 lò còn lại sẽ khởi động lại trong quý 2/2023.

Còn về vấn đề áp lực cạnh tranh với thép Trung Quốc khi nước này mở cửa trở lại, ông Long cho rằng, đã kinh doanh thì phải chấp nhận cạnh tranh, ngành thép cũng không ngoại lệ. Hòa Phát sẵn sàng và chấp nhận cạnh tranh với thép Trung Quốc, thép các nước khác và cả các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, về chiến lược xuất khẩu, từ nay trở đi Hòa Phát sẽ chuyển rất mạnh sang sản xuất thép chất lượng cao, tăng cường đầu tư xuất khẩu mặt hàng này.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì?

Với hàng nghìn căn hộ từ các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội sắp được mở bán giữa lúc giá chung cư neo cao, cuộc đua để giành suất mua nhà ở xã hội dự kiến sẽ "nóng" lên trong thời gian tới.

Nóng câu chuyện giá nhà ở xã hội tại Hà Nội Hà Nội giao 24.000 m2 đất cho Handico và Viglacera xây nhà ở xã hội

Hà Nội thúc tiến độ phê duyệt, khởi công các dự án nhà ở xã hội

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương phê duyệt, khởi công xây dựng các dự án nhà ở xã hội, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thành các dự án nhà ở xã hội; hoàn thành chỉ tiêu về nhà ở xã hội được giao trong năm 2025.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Hà Nội giao 2,6 ha đất cho huyện Thạch Thất bán đấu giá

Trong tổng diện tích 26.214m2 đất, có 10.528 m2 đất ở, gồm: 8.512,5m2 đất ở liền kề tại ô đất có ký hiệu LK-12, LK-13, LK-14, LK-15 và 2.016m2 đất xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất NOXH.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Lĩnh vực bất động sản được ngân hàng bơm thêm gần 600.000 tỷ đồng

Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng bất động sản đã tăng thêm khoảng 590.000 tỷ đồng chỉ trong vòng hơn 1 năm, tương đương với mức tăng trưởng khoảng 20%.

Bất động sản An Gia dừng triển khai việc chào bán gần 41 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu Từng “dính” kết luận thanh tra, 4 dự án bất động sản tại Tp.HCM được gỡ vướng

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Tây Hồ Tây

Ngày 20/02, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 835/QĐ-UBND về việc Phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 tại lô đất B2-CC2 (phần tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và khu vực xây dựng công trình ngầm).

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc Chủ tịch Hà Nội yêu cầu khởi công Khu công nghệ cao sinh học rộng 203 ha trước 2/9

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc

Là một trong những khu chung cư cao cấp với 9 tòa tháp cao 40 tầng tại quận Bắc Từ Liêm nhưng khu đô thị Goldmark City lại là điểm nóng về tranh chấp kéo dài. Hậu quả khu trung tâm thương mại ở khu R bị cắt nước kéo dài hơn 1 tháng trời.

WTO "mắc kẹt" giữa tranh chấp thương mại TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội: Hàng chục nghìn căn hộ sắp đổ bộ ra thị trường tưởng sẽ làm hạ cơn sốt chung cư nhưng thực tế nhà giàu cũng "khóc" khi nhìn mức giá

Hàng chục nghìn căn hộ sẽ đổ bộ thị trường Hà Nội trong năm 2025 nhưng phần lớn nguồn cung tập trung ở phân khúc căn hộ cao cấp, hạng sang dẫn tới giá chung cư khó giảm trong năm 2025.

Sau 10 năm, từ 2014-2024, giá chung cư Hà Nội tăng hơn 3 lần Sau chung cư, mặt bằng giá Nhà ở xã hội cũng nóng lên

Đắk Lắk giao gần 40.000 m2 “đất vàng” cho Ecopark để xây Tổ hợp trung tâm thương mại và nhà ở

UBND tỉnh Đắk Lắk mới đây đã ban hành Quyết định số 278/QĐ-UBND về việc giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Ecopark Hải Dương 39.405 m2 đất tại phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột để thực hiện dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại - Khách sạn - Nhà ở.

Công ty thành viên của TTC Group muốn gom thêm 3 triệu cổ phiếu SCR VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Newtown Diamond: Top 10 dự án bất động sản nhà ở thương mại tiềm năng nhất năm 2025

Ngày 19/2, tổ hợp căn hộ cao cấp Newtown Diamond (Đà Nẵng) đã vinh dự nhận giải thưởng “Top 10 Dự án bất động sản nhà ở thương mại tiềm năng nhất năm 2025” tại Lễ vinh danh Thương hiệu Bất động sản Dẫn đầu 2024 – 2025 trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản mùa xuân lần thứ V.

Savills: Giá chung cư leo đỉnh, người ít tiền mua nhà bằng cách nào? Huyện vùng ven Hà Nội được giao thêm hơn 19.000 m2 đất để tổ chức đấu giá

Huyện vùng ven Hà Nội được giao thêm hơn 19.000 m2 đất để tổ chức đấu giá

UBND Thành phố yêu cầu UBND huyện Thường Tín (Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thường Tín) liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện thủ tục bàn giao đất tại thực địa theo quy định.

Savills: Giá chung cư leo đỉnh, người ít tiền mua nhà bằng cách nào? Quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái sạch vốn khỏi Khang Điền, dự thu về hơn 250 tỷ đồng