Trước khi Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc ngỏ ý lần 2, đã có không ít “tay chơi” nhắm vào Kho báu top 2 thế giới tại Việt Nam

Trữ lượng khoáng sản đất hiếm ở Việt Nam chiếm 18% tổng trữ lượng đất hiếm toàn thế giới với khoảng 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc.

Trước khi Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc ngỏ ý lần 2, đã có không ít “tay chơi” nhắm vào Kho báu top 2 thế giới tại Việt Nam

Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc (CREG) - Tập đoàn nắm 37,6% hoạt động khai thác đất hiếm của Trung Quốc đã 2 lần "ngỏ lời" muốn đầu tư vào Việt Nam.

Mới nhất, Tập đoàn này chia sẻ mong muốn tăng cường quan hệ hơn nữa với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vào chiều 9/4.

creg-avar-6924.png

KHO BÁU ĐẤT HIẾM TOP 2 THẾ GIỚI CỦA VIỆT NAM

Theo nguồn tin đáng chú ý từ Reuters, Việt Nam đã lên kế hoạch khởi động lại việc khai thác mỏ đất hiếm Đông Pao thuộc tỉnh Lai Châu. Điều này thu hút tầm ngắm của loạt “đại gia” ngoại bởi lẽ chuỗi cung ứng đất hiếm đã và đang là xu hướng trong “cuộc đua” chất bán dẫn toàn cầu hiện nay.

Theo số liệu thống kê của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng khoáng sản đất hiếm ở Việt Nam chiếm 18% tổng trữ lượng đất hiếm toàn thế giới với khoảng 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc với trữ lượng 44 triệu tấn.

Việt Nam là một trong những nước sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm vô cùng lớn khiến không ít nhà sản xuất bán dẫn “thèm muốn”.

Hiện, dự án khai thác mỏ Đông Pao vẫn ở giai đoạn sơ khai. Theo “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, việc khai thác mỏ Đông Pao và đầu tư mới 3 - 4 dự án khai thác tại Lai Châu, Lào Cai phải đến giai đoạn 2031-2050, với điều kiện nếu có nhà đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

dat-hiem1-4717.png
Ảnh: Trữ lượng khoáng sản đất hiếm ở Việt Nam chiếm 18% tổng trữ lượng đất hiếm toàn thế giới với khoảng 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc.

NHỮNG 'TAY CHƠI' NHẮM VÀO KHO BÁU

Trong cuộc chạy đua để có được nguồn cung các khoáng sản quan trọng này, thì việc khai thác, chế biến đất hiếm tại Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Quảng cáo

“Đây là một kế hoạch có tầm cỡ ”, bà Tessa Kutscher, Giám đốc điều hành tại Công ty TNHH Khoáng sản Blackstone của Úc, đánh giá.

Blackstone Minerals được biết đang bắt tay với CTCP Đất hiếm Việt Nam (VTRE) để đàm phán đấu giá khai thác mỏ Đông Pao - mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam với diện tích hơn 132ha, dự kiến được khai thác sau 10 năm kể từ ngày được cấp phép.

Trong đó, VTRE hiện khá ít thông tin trên thị trường. Đơn vị này thành lập từ năm 2007 tại tỉnh Hà Nam, người đại diện là ông Nguyễn Hải Ngọc.

Còn Blackstone Minerals là cái tên không còn xa lạ với Việt Nam. Có mặt từ năm 2013, Blackstone Minerals đang đầu tư hàng chục triệu USD vào dự án khai thác Niken tại tỉnh Sơn La, Việt Nam.

image-1-ta-khoa-nickel-project-5096.jpg
Dự án Nikel Tạ Khoa tại Sơn La. Nguồn: Blackstone Minerals

Cũng như đất hiếm, Niken những năm gần đây cũng là loại khoáng sản “quý hơn vàng” khi được sử dụng nhiều trong ngành công nghệ tương lai như pin xe điện. Tỷ lệ kim loại Niken dùng trong sản xuất pin hiện chiếm khoảng 4% tổng sản lượng Niken thế giới.

Blackstone Minerals được biết đang tập trung xây dựng một doanh nghiệp chế biến tích hợp theo chiều dọc tại Việt Nam để sản xuất các sản phẩm tiền thân Niken cho ngành công nghiệp pin Lithium-ion đang phát triển ở châu Á.

Một tên tuổi trong cuộc chơi này còn có CTCP Đất hiếm Lai Châu – Vimico (Lavreco) – đơn vị quản lý và khai thác Đông Pao. Lavreco được thành lập vào 2008 với sự tham gia của 6 cổ đông, vốn điều lệ 350 tỷ đồng. Trong đó, đơn vị thành viên Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) là Tổng công ty Khoáng sản – TKV (HNX: KSV) đang nắm quyền chi phối với tỷ lệ sở hữu 55% vốn.

Lavreco đã triển khai lập dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác, chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao với 3 dự án thành phần. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 4.159 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa đủ điều kiện để khai thác do khó khăn về thị trường, công nghệ chế biến, thu xếp tài chính…

mo-dat-hiem-dong-pao-2-9713.jpg
Mỏ đất hiếm Đông Pao

Dù được thành lập từ 2008 nhưng đến năm 2020, Lavreco mới bắt đầu có doanh thu 16,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1,35 triệu đồng (số liệu từ KSV). Sang năm 2021, doanh thu tăng lên 56,8 tỷ đồng và lợi nhuận 11,6 triệu đồng. Tuy nhiên, năm 2022 doanh thu giảm về 240 triệu đồng và không ghi nhận lợi nhuận.

Ngoài những tên tuổi kể trên, thực tế còn nhiều “tay chơi” từ các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã tìm đến Việt Nam với mong muốn hợp tác phát triển đất hiếm. Điểm lại, từ năm 2010, Nhật Bản đã tìm đến Việt Nam nhằm mở rộng nguồn cung đất hiếm ngoài Trung Quốc.

Cuối năm 2022, Bộ trưởng Công Thương đã ký thỏa thuận hợp tác với người đồng cấp Hàn Quốc về việc thăm dò và phát triển các chuỗi khoáng sản cốt lõi, bao gồm đất hiếm tại Việt Nam, để cung cấp chuỗi cung ứng toàn cầu ổn định.

Vào tháng 6/2023, Hàn Quốc và Việt Nam cũng đã ký một biên bản ghi nhớ thành lập một trung tâm dây chuyền cung cấp đất hiếm và các khoáng sản quan trọng khác nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định cho các công ty Hàn Quốc và khuyến khích họ đầu tư vào Việt Nam.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

“Ông lớn” xây dựng Hòa Bình, Coteccons lãi lớn trở lại

Sau giai đoạn khó khăn, hai nhà thầu xây dựng dân dụng lớn là Hòa Bình và Coteccons đã có bước phục hồi đáng kể, thể hiện rõ nhất qua kết quả kinh doanh được cải thiện.

Xây dựng Hòa Bình chốt ngày chuyển hơn 347 triệu cổ phiếu HBC sang giao dịch trên UPCoM Lợi nhuận Xây dựng Hòa Bình tăng thêm gần 90 tỷ đồng sau soát xét

Nhóm doanh nghiệp "họ" Viettel báo lãi kỷ lục, Viettel Global thoát lỗ lũy kế

Tăng trưởng của Viettel Global, Viettel Construction và Viettel Post đã đóng góp lớn vào tổng doanh thu hợp nhất 190.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 51.000 tỷ đồng của Tập đoàn Viettel trong năm 2024.

Nhóm cổ phiếu công nghệ Viettel, FPT bứt phá mạnh trong năm 2024 Viettel Post mở công ty con tại Trung Quốc, giá trị công ty lập kỷ lục

Vietjet đạt doanh thu 2024 cao nhất từ trước đến nay

Mở rộng mạng bay quốc tế, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách thông qua đội tàu bay hiện đại ngày càng lớn mạnh, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV và cả năm 2024.

Vietjet mở đường bay đến Bắc Kinh và Quảng Châu, đón chào năm mới với ưu đãi 0 đồng Vietjet giảm đến 20% giá vé Business, SkyBoss

Geleximco tiến vào mảng ô tô: Mảnh ghép nhiều tham vọng của hệ sinh thái

Với hệ sinh thái đồ sộ dựa trên 4 trụ cột là sản xuất công nghiệp, bất động sản, tài chính ngân hàng, thương mại dịch vụ, Geleximco nay đang tìm động lực tăng trưởng mới khi quyết định lấn sân sang mảng ô tô.

Tập đoàn Geleximco lãi mỏng, nợ phải trả chiếm hơn một nửa tổng tài sản “Của để dành” của Geleximco ở loạt dự án bất động sản nghìn tỷ

Đầu tư năm Rắn

Chuyên gia Dragon Capital đánh giá cao hiệu suất đầu tư của cổ phiếu và bất động sản, với mức 3,5-4 điểm trên thang đo 5 điểm.

ROX Group, chuyện một năm thay áo

Đầu năm ngoái, TNG Holdings Vietnam chính thức công bố đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn ROX (ROX Group), đi kèm là bộ nhận diện thương hiệu mới. Đối với tập đoàn này, đây dường như không chỉ là cơ hội đổi thay hình ảnh, mà còn là bước đi quyết định trong việc định hình lại tương lai.

Những doanh nghiệp nổi bật trong hệ sinh thái ROX Group Nhóm doanh nghiệp bất động sản thuộc ROX Group đang kinh doanh ra sao?

BẤT ĐỘNG SẢN TRONG PHA PHỤC HỒI

Giai đoạn khó khăn nhất đối với bất động sản đã qua đi. Thị trường đang trong pha phục hồi, với kỳ vọng lãi suất tiếp tục ở mức thấp, và cơ chế pháp lý hoàn thiện hơn sẽ thúc đẩy nguồn cung.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản Gần 80% các thương vụ M&A bất động sản diễn ra trong phân khúc công nghiệp, vì sao?