Trăn trở với sự nghiệp phát triển đội ngũ nữ doanh nhân Việt Nam

Các nữ doanh nhân của Việt Nam không chỉ thể hiện vai trò là người phụ nữ trong gia đình mà còn khẳng định vị thế của những người chiến sĩ quả cảm trên thương trường đầy thử thách...

Thường trực với các nữ doanh nhân, đó là những thử thách trong các bài toán tài chính, tiếp cận vốn, quản lý chất lượng tài sản, nắm bắt thị trường không chỉ trong nước mà còn khu vực và toàn cầu. Đặc biệt, những năm gần đây và phía trước, bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước lại đầy thử thách khắc nghiệt hơn, về áp lực lạm phát, lãi suất và tỷ giá biến động, chuỗi cung ứng toàn cầu chưa thể hàn gắn những vết thương...

Vậy làm thế nào để có nhiều hơn những cái tên nữ tỷ phú Việt Nam trên thương trường khu vực và quốc tế?

Đây là trăn trở của bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC).

Là người có nhiều năm gắn bó với cộng đồng doanh nghiệp, bà đánh giá như thế nào về sự lớn mạnh của đội ngũ nữ doanh nhân Việt Nam hiện nay?

Với sự hỗ trợ của các chính sách, cũng như tạo cơ hội cho các hành lang pháp lý của Đảng và Nhà nước thì đội ngũ nữ doanh nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh.

Cụ thể, giai đoạn đầu năm 2009, theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (nay là Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) doanh nghiệp do nữ làm chủ tại Việt Nam chỉ chiếm 4%, nhưng con số này đã tăng lên 21% trong năm 2011 và 24% trong năm 2019.

Đặc biệt, trong giai đoạn COVID-19, dù ảnh hưởng rất nặng nề bởi vì đứt gẫy chuỗi cung ứng, thiết hụt lao động, nhiều thị trường truyền thống bị đóng hẹp lại bởi chính sách phòng chống COVID-19, nhưng nữ doanh nhân vẫn bền bỉ tìm ra những lối thoát bằng cách áp dụng chuyển đổi số. Nhờ đó khai thác và mở ra nhiều thị trường tiềm năng mới và quay trở lại thị trường rất tiềm năng là thị trường nội địa.

Báo cáo Chỉ số Nữ doanh nhân của Mastercard (MIWE) 2021 vừa được công bố cũng nhận định, nữ doanh nhân Việt Nam đã thể hiện sự kiên cường và mạnh mẽ, thành công trong việc duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, ngay cả khi phải đối mặt với những thách thức khổng lồ từ khủng hoảng đại dịch toàn cầu.

Tốc độ tham gia vào các hoạt động kinh doanh của phụ nữ tại Việt Nam không chỉ ngang bằng mà còn nhanh hơn nhiều so với nam giới, với tốc độ tăng trưởng chạm ngưỡng hơn 20%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ Việt Nam đạt 69,3%, là một trong các nước có tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Trong lĩnh vực kinh tế, phụ nữ điều hành 26,5% số doanh nghiệp trên cả nước, tạo ra doanh thu trung bình hàng năm tương đương với nam giới.

Nữ doanh nhân không chỉ lớn mạnh về mặt số lượng mà về quy mô và tầm ảnh hưởng đã có nhiều cải thiện. Việt Nam đã có Nữ doanh nhân đứng trong Top 100 tỷ phú thế giới, rất nhiều nữ doanh nhân liên tục góp mặt trong danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á do Forbes bình chọn, giải doanh nhân nữ ASEAN tiêu biểu và doanh nhân Việt Nam tiêu biểu.

Những nỗ lực của các nữ doanh nhân không chỉ giúp doanh nghiệp của họ duy trì hoạt động và gặt hái được nhiều thành công mà còn góp phần giải quyết nhiều vấn đề thách thức trong xã hội. Nhiều nữ doanh nhân làm công tác chia sẻ với cộng đồng với xã hội là lên tuyến đầu để hỗ trợ phòng chống dịch. Đây là những nỗ lực đáng được xã hội ghi nhận.

Đạt được những kết quả đó, họ đã và đang trải qua nhiều khó khăn, thử thách, thưa bà...

Theo Báo cáo nghiên cứu “Kinh doanh tại Việt Nam: đánh giá của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ” của VCCI, phụ nữ làm kinh doanh tại Việt Nam luôn thiệt thòi hơn nam giới, bởi cơ hội kinh doanh thường lệ thuộc vào các mối quan hệ.

Như sau giờ làm việc, nam giới vẫn có thể giao tiếp ngoài xã hội để tìm kiếm cơ hội kinh doanh thì trái lại phần lớn phụ nữ sẽ trở về nhà chăm sóc cho gia đình – đã thu hẹp khả năng họ tiếp cận với nhiều cơ hội.

Cùng với đó, phụ nữ Việt Nam còn nhiều rào cản trong quá trình khởi nghiệp cũng như vận hành doanh nghiệp, vì vai trò của người phụ nữ Á Đông cũng chưa thực sự được bình đẳng so với nam giới cả trong gia đình và ngoài xã hội.

Điều này dẫn đến những khó khăn đối với phụ nữ khi tham gia kinh doanh như quyết định thành lập doanh nghiệp, huy động vốn, điều hành doanh nghiệp, mở rộng quan hệ đối tác, giao lưu tìm hiểu thị trường và tiếp cận các chương trình trợ giúp.

Quảng cáo

Cùng với đó, nữ doanh nhân còn gánh chịu thiệt thòi và gặp nhiều trở ngại trong quá trình khởi sự và điều hành doanh nghiệp như không được đào tạo bài bản, chính quy, thiếu kỹ năng kinh doanh, trình độ ngoại ngữ và khả năng áp dụng tin học hóa cũng chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

Với những khó khăn này, theo bà làm thế nào để phát triển đội ngũ nữ doanh nhân về cả về số lượng và chất lượng thời gian tới?

Cũng theo Báo cáo nghiên cứu “Kinh doanh tại Việt Nam: Đánh giá của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ”, tỷ lệ phụ nữ mong muốn khởi nghiệp cao hơn nam giới 4%. Một nghiên cứu khác của Facebook cũng cho thấy, trung bình cứ 5 phụ nữ thì 4 người có mong muốn khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp. Điều này cho thấy, phụ nữ Việt Nam có tinh thần khởi nghiệp rất cao.

Tuy nhiên, nếu chỉ có sự nỗ lực của phụ nữ là chưa đủ, mà cần có sự “nỗ lực” của chính sách. Để trao quyền cho phụ nữ thực chất hơn, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nữ tăng quy mô, tăng tính đại diện của doanh nghiệp nữ trong đó có việc tăng tỷ lệ doanh nghiệp nữ trong tổng số doanh nghiệp.

Đồng thời, cần có chính sách tăng cường vai trò của các nữ doanh nhân trong các hiệp hội kinh doanh nhằm làm cho hoạt động của các hiệp hội này phù hợp hơn với phụ nữ. Từ đó, tạo sự tự tin bước vào thị trường cạnh tranh quốc tế và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.

Về những chính sách phát triển doanh nghiệp, quan trọng nhất vẫn là hỗ trợ về tài chính, kết nối thị trường, kết nối trong chuỗi cung ứng, trước hết là trong nước - sau đó sẽ vươn ra toàn cầu... Những việc làm như vậy sẽ thiết thực và mang tính chất khả thi cao hơn khi mà chúng ta muốn tăng tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ tại Việt Nam.

Thời gian qua, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam đã có nhiều hoạt động để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp như Chương trình nhằm tư vấn, chia sẻ thông tin về Khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp, kỹ năng điều hành, quản trị doanh nghiệp; cập nhật thông tin về luật pháp, chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo nền móng cho việc tiến tới xây dựng hệ thống mạng lưới chuyên gia tư vấn về khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp cho các doanh nghiệp do nữ làm chủ.

Nhân ngày 20/10 - ngày Phụ nữ Việt Nam, bà muốn gửi lời chúc gì đến đội nữ doanh nhân Việt?

Với cộng đồng doanh nhân - doanh nghiệp, tháng 10 về ngập tràn niềm vui và cảm xúc khi được sống trong không khí Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10). Với riêng những nữ doanh nhân, niềm vui được nhân đôi khi ý nghĩa và tinh thần của Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10).

Nhân dịp này tôi xin tặng một bài thơ tới cộng đồng nữ doanh nhân Việt Nam

“Tự hào phụ nữ Việt Nam

Giỏi giang việc nước, đảm đang việc nhà

Thương trường chèo lái tài ba

Dịch bệnh thảm khốc, xông ra tuyến đầu

Tấm lòng nhân hậu đậm sâu

Nối vòng tay lớn, toàn cầu quan ca”

Xin chúc các nữ doanh nhân nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Vững tay lái để chèo lái con thuyền doanh nghiệp của mình vững vàng.

Xin cảm ơn bà về những chia sẻ.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Chủ tịch Hà Nội thúc tiến độ 2 dự án BT dang dở

Đối với dự án đầu tư xây dựng đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, huyện Thanh Trì, Chủ tịch UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hướng dẫn UBND huyện Thanh Trì thực hiện hạn mức giao đất ở tái định cư, báo cáo thành phố nếu vượt thẩm quyền.

Lâm Đồng chọn nhà đầu tư xây khu dân cư kiểu mẫu gần 1.300 tỷ đồng Nút giao thông 4 tầng đầu tiên của Việt Nam: Vừa lắp 16 camera phạt nguội, có đường sắt 13km mất 13 năm xây dựng bằng công nghệ Trung Quốc đi qua

Lâm Đồng chọn nhà đầu tư xây khu dân cư kiểu mẫu gần 1.300 tỷ đồng

Theo phê duyệt, dự án Khu dân cư nông thôn kiểu mẫu Eco Grand Land có quy mô sử dụng đất khoảng 46,25ha; trong đó, đất ở chiếm 26,13ha với tổng số 1.446 lô đất; đất thương mại – dịch vụ là 0,97 ha…

Hà Nội yêu cầu tập trung xử việc thao túng giá bất động sản Bất ngờ tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí Minh có lợi suất cho thuê chung cư cao nhất cả nước

Bất ngờ tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí Minh có lợi suất cho thuê chung cư cao nhất cả nước

Hiện lợi suất cho thuê chung cư trung bình tại Bình Dương là 4,7%, vượt trội so với mức 3,7% của Hà Nội và 3,6% của TP. Hồ Chí Minh. 3,6% cũng là lợi suất cho thuê chung cư bình quân toàn quốc năm 2024.

Thu hẹp dư nợ cuối năm 2024, Chứng khoán Mirae Asset gặp thách thức về dư địa phát triển Hà Nội yêu cầu tập trung xử việc thao túng giá bất động sản

Hà Nội yêu cầu tập trung xử việc thao túng giá bất động sản

Ngày 20/1, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Công văn số 224/UBND-ĐT về việc triển khai thực hiện Công điện số 03/CĐ-TTg ngày 15/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.

Viglacera đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn 1.700 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất thoái vốn trong năm 2025 Giá chung cư cao cấp tại một tỉnh "sát vách" TP.HCM đang nằm ở "vùng trũng", thấp hơn từ 30-200% so với Hà Nội

Giá chung cư cao cấp tại một tỉnh "sát vách" TP.HCM đang nằm ở "vùng trũng", thấp hơn từ 30-200% so với Hà Nội

Ở Bình Dương, căn hộ từ 45-50 triệu đồng/m2 đã có tiêu chuẩn bàn giao cao cấp, và duy trì tỷ lệ lấp đầy cho thuê 80-90%, với giá thuê hàng tháng khoảng 15 triệu đồng/căn 2PN. Tuy nhiên, tại Hà Nội hay TP.HCM, căn hộ giá từ 80-90 triệu đồng/m2 mới có thể

Gần 80% các thương vụ M&A bất động sản diễn ra trong phân khúc công nghiệp, vì sao? Một phân khúc bất động sản cả năm “im ắng” bỗng “trỗi dậy” vào cuối năm với lượng tiêu thụ bất ngờ tăng 2-3 lần

Hà Nội tạm dừng đào đường từ ngày 22/1

Nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn thành phố, Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu, từ ngày 22/1, tạm dừng thi công đào đường, hè các công trình trên địa bàn.

Thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và duy trì triển vọng tích cực Chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường, giá tăng từ 7-10%

Chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường, giá tăng từ 7-10%

Chuyên gia của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định, thị trường bất động sản nhà ở năm 2025 sẽ có bước phát triển. Chung cư vẫn dẫn dắt thị trường, giá căn hộ sẽ tiếp tục tăng từ 7-10% so với năm 2024.

Giá bán chung cư cũ Hà Nội tăng cao chưa từng thấy Gần 10.000 căn hộ chung cư có giá từ 80 triệu đồng/m2 đổ bộ vào thị trường trong năm 2024

Metro số 1 "lăn bánh", cơ hội cho bất động sản từ khu vực ít ai ngờ tới

Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chính thức lăn bánh cuối tháng 12/2024 sau hơn 10 năm chờ đợi được xem là “cú hích” cho thị trường bất động sản dọc tuyến hạ tầng này. Tâm lý “bao xa không bằng bao lâu” của người mua nhà Tp.HCM cùng tiềm năng tăng giá

TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức hoạt động "đẩy" giá căn hộ chung cư dọc tuyến tăng nóng 35 - 70%, cao vượt trội so với thị trường

Gần 80% các thương vụ M&A bất động sản diễn ra trong phân khúc công nghiệp, vì sao?

Tại Việt Nam, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào bất động sản (BĐS) tăng mạnh trong năm 2024, bất động sản công nghiệp và hậu cần duy trì triển vọng tích cực. Nhu cầu về nhà xưởng và nhà kho xây sẵn tăng nhờ sự tăng trưởng của thương mại điện tử và dòng vốn FDI.