Tìm lời giải cho bài toán sóng 5G bứt phá ở Việt Nam

Tại Việt Nam, vài năm qua, "5G - xu hướng nổi bật" là từ khoá hot được các doanh nghiệp viễn thông quảng bá rầm rộ nhằm làm mới hình ảnh của mình. Tuy vậy, nhiều nguyên nhân trong đó có dịch bệnh, kinh tế bất ổn… khiến 5G không được các nhà mạng đầu tư nh

Hệ thống 5G ở Việt Nam phát triển chậm nhiều năm qua
Hệ thống 5G ở Việt Nam phát triển chậm nhiều năm qua

4G bắt đầu vào quỹ đạo suy giảm

Câu chuyện về phát triển hạ tầng mạng 5G tại Việt Nam được đưa ra tại diễn đàn “Chuyển đổi số: Nhanh hơn, Thông minh hơn, Xanh hơn” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 21/3.

Đây là năm thứ 2 diễn đàn về chuyển đổi số được tổ chức, tạo cơ hội cho đại diện cơ quan quản lý nhà nước, nhà hoạch định chính sách, chuyên gia từ các hiệp hội quốc tế cùng doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam và quốc tế, gặp gỡ trao đổi.

Báo cáo tại diễn đàn của Ericsson cho biết, trong năm 2022, 30% dân số thế giới được phủ sóng 5G và dự kiến đến năm 2028 con số này là 85%. Sự phát triển thuê bao 4G đạt mức ngưỡng cao nhất vào cuối năm 2022 và bắt đầu suy giảm trong giai đoạn tới để chuyển dần sang thuê bao 5G. Số lượng thuê bao 2G/3G tiếp tục suy giảm. Điều này cho thấy năm 2023 là thời điểm cho sự chuyển sang phát triển mạng 5G.

Theo báo cáo, các nước có tốc độ phát triển 5G nhanh nhất trong năm 2022 đều bỏ ra một nguồn kinh phí lớn nhằm mở rộng vùng phủ sóng. Một số nước có mức đầu tư cho triển khai 5G rất lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha…. Tuy nhiên, chưa có nước nào đạt được vùng phủ sóng 5G tuyệt đối cho toàn bộ dân số.

Mở điều kiện tiên quyết để xây dựng hệ thống 5G

Hiện tại, 5G tại Việt Nam vẫn còn trong quá trình thử nghiệm mạng lưới và dịch vụ của các doanh nghiệp (Viettel, VNPT, Mobifone) ở hơn 40 tỉnh thành phố. Các thử nghiệm được thực hiện với các băng tần số khác nhau từ thấp đến trung và cả băng tần mmWave, mô hình SA/NSA, thử nghiệm kỹ thuật, thương mại dịch vụ 5G.

Dù thời gian thử nghiệm đã được vài năm nhưng hiện tại sóng 5G tại Việt Nam mới chỉ xuất hiện giới hạn ở một số khu vực nhỏ ở trung tâm thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM… Đáng chú ý, trong năm 2023, các nhà mạng cũng chưa có kế hoạch đầu tư mở rộng 5G đại trà.

a1-6656202303212318353944460-243.jpeg
Ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT.
Quảng cáo

Tham dự diễn đàn, ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT cho biết, hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông bắt đầu cho các nhà mạng đấu giá băng tần. Đây là điều kiện tiên quyết để nhà mạng xây dựng hệ thống 5G.

Trước đó, doanh nghiệp cũng phải xây dựng phương án đầu tư, bài toán kinh doanh chi tiết. Tại Việt Nam, việc triển khai 2G, 3G, 4G đi đúng lộ trình, rất đồng tốc, tạo lợi ích cho người tiêu dùng, nhà cung cấp dịch vụ, kể cả các đối tác.

"Với câu chuyện 5G, chúng tôi tập trung vào 2 đối tượng là B2B và B2Z với 2 điểm mạnh của 5G là tốc độ cao và độ trễ thấp, để phục vụ nhà máy thông minh, thành phố thông minh… Trước mắt, chúng tôi phối hợp với các doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho nhóm khách hàng này. Trong năm 2023, đầu tư 5G sẽ chỉ ở mức độ và quy mô vừa phải nhằm dần dần tiếp cận thị trường”, ông Hy cho biết.

Lý giải về câu chuyện sóng 5G không bứt phá ở Việt Nam vài năm qua, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, thời gian thử nghiệm 2 năm qua cho thấy từ phía người sử dụng, trải nghiệm về tốc độ băng rộng di động không quá ấn tượng. Việc này do tốc độ 4G hiện nay tương đối đáp ứng nhu cầu xem phim, truyền hình, ảnh… Do vậy, với tốc độ vài trăm Mb/s hay cả Gb/s mà 5G mang lại chưa phải là yêu cầu của thị trường.

Tiếp theo, các ứng dụng về mật độ cao hay độ trễ thấp chưa có thử nghiệm mang lại kết quả ấn tượng, chưa thấy nhu cầu từ phía người sử dụng một cách rõ rệt, đây là thực tế ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới khi triển khai 5G.

WiMax, công nghệ mới từng được thử nghiệm rất sôi động nhưng cũng dừng ngay sau một năm do không có khả năng cạnh tranh với 3G và 4G lúc đó.

Theo ông Nhã, trước đây công nghệ 2G, 3G, 4G hầu như không đòi hỏi việc thử nghiệm trước khi triển khai nhưng câu chuyện 5G của các nhà mạng lần này không đơn giản như vậy.

Các nhà mạng phải kiểm tra về tổ chức mạng lưới, đi theo mô hình NSA - dựa trên mạng 4G hiện hữu hay SA là triển khai mạng 5G hoàn toàn độc lập. Đây là vấn đề lớn cần được đưa ra quyết định có sự ảnh hưởng rất lớn tới việc đầu tư của nhà mạng. Vấn đề này quyết định việc nhà mạng sẽ triển khai ngay một mạng rộng khắp nhiều tỉnh, thành phố hay triển khai tại các khu vực có nhu cầu.

Trong khi đó, thử nghiệm private 5G để cung cấp dịch vụ chuyên biệt cho khu công nghiệp, nhà máy, cảng biển với những yêu cầu khác biệt về tốc độ, mật độ thiết bị, độ trễ, dùng chung tần số giữa các doanh nghiệp, slicing network, vận hành mạng lưới… được các nhà mạng Việt Nam tích cực triển khai, coi là hướng kinh doanh “sáng nước” trước mắt.

Với cơ quan quản lý nhà nước, ông Nhã khẳng định, các chính sách để 5G phát triển dần được hoàn thiện. Chính sách đấu giá băng tần số được xây dựng thông qua Luật Tần số sửa đổi, nghị định hướng dẫn. Các quy chuẩn về 5G như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc, thiết bị đầu cuối thông tin di động 5G, phần truy nhập vô tuyến, quy chuẩn về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất 5G.

"Mục tiêu về 5G của nhà nước cũng được định hình như sớm phủ sóng đến các khu công nghiệp công nghệ cao, khu vực có yêu cầu cao… tiết kiệm chi phí đầu tư của doanh nghiệp, của xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác mạng đồng thời khuyến khích, thúc đẩy tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm chủ công nghệ 5G thông qua việc sử dụng thiết bị “Make in Vietnam”", ông Nhã cho biết.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Ứng cử viên mua lại TikTok tiết lộ kế hoạch cải tổ ứng dụng

Tầm nhìn của tỷ phú Mỹ Frank McCourt đối với TikTok bao gồm việc cải tổ mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem.

Goolge, TikTok, Facebook… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...

LG ra mắt thế hệ điều hòa 2025 với công nghệ AI Air độc quyền

Điểm đột phá của dải sản phẩm điều hòa mới từ LG là thiết kế cánh quạt kép - một nâng cấp đáng kể so với các dòng điều hòa hiện tại chỉ trang bị một cánh quạt đơn phía trước. Đồng thời, thế hệ điều hòa mới cũng được trang bị công nghệ AI và cảm biến thông minh giúp tiết kiệm điện năng.

LG muốn đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam

Google thành lập công ty tại Việt Nam: Chuyên gia chỉ rõ cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nội

Việc Google chính thức thành lập công ty tại Việt Nam không chỉ là một bước đi chiến lược quan trọng của gã khổng lồ công nghệ này, mà còn mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam.

Epic Games cáo buộc Google và Samsung có hành vi phản cạnh tranh Đế chế Google trị giá 2.000 tỷ USD đứng trước nguy cơ chia tách, ban lãnh đạo công ty 'choáng váng'

Việt Nam hợp tác với NVIDIA thành lập Trung tâm R&D Trí tuệ nhân tạo và Trung tâm Dữ liệu AI

Chiều tối ngày 5/12/2024, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng giám đốc Nvidia Jensen Huang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng - đại diện Chính phủ Việt Nam và ông Jay Puri - Phó Chủ tịch Điều hành Phụ trách Hoạt động Toàn cầu NVIDIA, đã ký thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam và NVIDIA thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) (được gọi là VRDC) và Trung tâm Dữ liệu AI.

Nvidia sắp thế chân Intel trong Dow Jones Vốn hóa thị trường của "ông lớn" chip Nvidia tăng lên hơn 3.600 tỷ USD