Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh kiểm soát giao dịch liên quan đến tiền "ảo"

Đây là một trong những nội dung được nêu tại Công điện số 139/CĐ-TTg về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng được Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký ngày 23/12/2024.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh kiểm soát giao dịch liên quan đến tiền

Tại Công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống các ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoàn thành thực hiện việc định danh, xác thực thông tin khách hàng, kiên quyết loại bỏ tài khoản không chính chủ, tài khoản có thông tin sai lệch.

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng nâng cao hiệu quả phối hợp Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan trong công tác xác minh, phong tỏa tài khoản, tạm dừng giao dịch để kịp thời ngăn chặn việc rút, chuyển tiền có dấu hiệu vi phạm pháp luật; chủ động phát hiện, trao đổi, cung cấp cho cơ quan Công an thông tin về tài khoản thanh toán, ví điện tử có giao dịch nghi vấn liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. Áp dụng kiểm tra, đối chiếu xác thực sinh trắc học người đại diện hợp pháp đối với các giao dịch Internet Banking của tài khoản doanh nghiệp; nghiên cứu giải pháp kỹ thuật để phát hiện, phân loại, cảnh báo các tài khoản có giao dịch bằng địa chỉ IP tại nước ngoài. Đẩy mạnh việc kiểm soát giao dịch liên quan đến tiền "ảo"; hoàn thiện các quy trình quản lý nội bộ nhằm phòng ngừa nhân viên ngân hàng tiếp tay cho các đối tượng lừa đảo (Hoàn thành trong quý I năm 2025).

Quảng cáo

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, đề xuất lộ trình kiểm tra, đối chiếu yếu tố sinh trắc học đối với các tài khoản thanh toán, ví điện tử thực hiện giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử.

Ngoài ra, bổ sung quy định về việc kiểm tra, đối chiếu yếu tố sinh trắc học khi mở tài khoản mới, thay đổi thông tin về giấy tờ tùy thân, số điện thoại nhận mã OTP, thiết bị thực hiện giao dịch Mobile banking và rút tiền trực tiếp tại quầy giao dịch.

Yêu cầu NHNN nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật để xử lý các hành vi cho thuê, mượn, mua, bán tài khoản ngân hàng, ví điện tử hoạt động vi phạm pháp luật; nghiên cứu, ban hành quy trình rà soát, nhận diện, giám sát tài khoản doanh nghiệp, các giao dịch nghi vấn sử dụng hoạt động phạm tội (Hoàn thành trong quý I năm 2025).

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Xuất khẩu của Việt Nam tháng 4/2025 tăng 20%

Theo VIS Rating, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 4/2025 đã tăng mạnh khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước (YoY), so với mức tăng trưởng 10,5% trong 3 tháng đầu năm 2025.

Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục Lộ diện địa phương duy nhất có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 46 tỷ USD trong năm 2024

Nghị quyết 68-NQ/TW: Mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân; có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn Chuyên gia Dragon Capital: Với Nghị quyết 68, khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn giữa bất định toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận thêm nhiệm vụ mới

Ngày 15/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 929/QĐ-Ttg về việc thành lập “Ban chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06” (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo).

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam Thủ tướng chia sẻ quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Với 429/434 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thánh, cuối giờ làm việc sáng nay (này 17/5), Quốc hội đã thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây

Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước? Cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn là đầu tàu, trụ đỡ cho thị trường chứng khoán

Nghị quyết 68 và lối mở cho kinh tế tư nhân qua giao dịch hàng hóa

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị không chỉ tái khẳng định vai trò then chốt của khu vực kinh tế tư nhân mà còn xác lập lại phương thức vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết 68: "Cải cách đột phá tạo nền tảng phát triển mới cho kinh tế tư nhân" VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn

Thương mại công bằng - sẽ có nhiều đơn hàng giữa doanh nghiệp Việt - Mỹ được khởi động

Mới đây, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Robert Kaproth, Trợ lý Bộ trưởng phụ trách tài chính quốc tế Bộ Tài chính Hoa Kỳ cùng các cộng sự nhằm trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác..

Thủ tướng: Khẩn trương đàm phán ký thỏa thuận mua bán khí Methanol trị giá 6 tỷ USD, tăng nhập khẩu nhiều mặt hàng, đề nghị Hoa Kỳ có giải pháp thuế đối ứng bằng 0... Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng trước thềm đàm phán với Hoa Kỳ về thuế đối ứng vào ngày mai

Việt Nam vẫn là điểm sáng thị trường bất động sản trong khu vực

Mặc dù thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương chậm lại, xong thị trường Việt Nam vẫn ghi nhận cải thiện về mặt đầu tư do hạ tầng được đẩy mạnh.

Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam đón chuyển động mới Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam