Singapore nói “Không” với đầu cơ tiền ảo

Phó Thủ tướng Lawrence Wong cũng khẳng định, Singapore cần có lập trường mạnh mẽ chống lại hoạt động đầu cơ và giao dịch tiền điện tử, đặc biệt là của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Trả lời phỏng vấn tại Diễn đàn kinh tế mới Bloomberg 2022 mới đây, Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong khẳng định nước này có thể muốn trở thành “gã khổng lồ” trong ngành tài sản kỹ thuật số, nhưng hoàn toàn không mở cửa cho hoạt động đầu cơ tiền điện tử.

Theo Văn phòng Thủ tướng Singapore, ông Lawrence Wong cho rằng Singapore đã đi đúng hướng trong việc đổi mới tài sản kỹ thuật số. Đây là công cụ hỗ trợ quan trọng có thể biến đổi thị trường tài chính, thanh toán xuyên biên giới, thị trường thanh toán kỳ hạn và thị trường vốn, với rất nhiều tiềm năng ở trong lĩnh vực này.

Quảng cáo

Phó Thủ tướng Lawrence Wong cũng khẳng định, Singapore cần có lập trường mạnh mẽ chống lại hoạt động đầu cơ và giao dịch tiền điện tử, đặc biệt là của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Vì vậy, trước khi vụ sàn giao dịch tiền điện tử FTX sụp đổ, Singapore đã có tư vấn về việc thắt chặt các quy định pháp lý xung quanh khía cạnh này đối với giao dịch tiền điện tử, về khả năng tiếp cận tiền điện tử của các nhà đầu tư lẻ. Ông Lawrence Wong nói thêm nước này có tài liệu tham vấn và sẽ xem xét các quy tắc cần thiết đối với lĩnh vực tiền điện tử.

Ông Lawrence Wong, cũng là Bộ trưởng Tài chính Singapore, nhận định trong trường hợp FTX, có những cáo buộc rất nghiêm trọng thậm chí có khả năng gian lận. Vì vậy, đây không chỉ là về quản trị, mà còn là một loạt vấn đề khác.

Sàn giao dịch FTX đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 11/11, khiến khoảng một triệu khách hàng và các nhà đầu tư khác phải đối mặt với khoản lỗ hàng tỷ USD. Sự sụp đổ của nó đã tạo ra những đợt sóng trên khắp thế giới tiền điện tử, dẫn đến bitcoin và các tài sản kỹ thuật số khác giảm mạnh.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB điều chỉnh giảm dự báo kinh tế toàn cầu năm 2025 xuống 2,3%, mức thấp nhất kể từ năm 2008

Tại báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo GDP năm 2025 do các rào cản thương mại tăng cao và môi trường chính sách bất ổn.

Standard Chartered: Dự báo gì về lạm phát của Việt Nam thời gian tới? WB nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,8%

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm sau các thông tin kinh tế của Mỹ

Thị trường chứng khoán Phố Wall kết thúc phiên 12/6 tăng nhẹ trong bối cảnh lo ngại về thuế quan cùng với dữ liệu lạm phát nhẹ của Mỹ và kết quả tích cực từ phiên đấu giá trái phiếu Chính phủ Mỹ.

Chờ tín hiệu mới, chứng khoán châu Á trầm lắng Nâng hạng chứng khoán Việt Nam có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO

Mỹ và Mexico tiến gần tới thỏa thuận về thuế thép

Mỹ và Mexico đang tiến gần đến thỏa thuận có thể dỡ bỏ mức thuế 50% mà Tổng thống Donald Trump áp đặt lên thép nhập khẩu từ Mexico, với điều kiện khối lượng nhập khẩu không vượt một ngưỡng nhất định.

EU và Australia đồng loạt phản đối thuế thép nhập khẩu của Mỹ Anh thúc giục Mỹ thực hiện thỏa thuận cắt giảm thuế thép xuống 0%

Thỏa thuận khung Mỹ-Trung mở đường cho giải quyết căng thẳng thương mại

Sau 2 ngày đàm phán cấp cao tại Anh, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận khung then chốt, mở ra triển vọng mới trong việc giải quyết các bất đồng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung lần thứ hai sắp diễn ra tại London Đàm phán thương mại Mỹ - Trung bước sang ngày thứ hai: Ông Trump tiết lộ "Trung Quốc không dễ dàng"

Thị trường chứng khoán toàn cầu thận trọng chờ kết quả đàm phán từ London

Các nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu lạm phát quan trọng của Mỹ sẽ được công bố trong tuần này, yếu tố có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Chứng khoán toàn cầu thận trọng theo dõi sát đàm phán Mỹ-Trung Đàm phán Mỹ-Trung tiến triển, chứng khoán châu Á tăng điểm