Thấy gì từ bức tranh tài chính của Tập đoàn TASECO?

Nợ phải trả tăng mạnh trong khi lợi nhuận bắt đầu dương trở lại sau 2 năm âm liên tiếp là một trong những điểm nhấn của bức tranh tài chính của ông lớn dịch vụ hàng không TASECO, tập đoàn đang dấn thân mạnh mẽ vào lĩnh vực bất động sản.

Đại bản doanh của Tập đoàn TASECO hiện đóng tại Tòa nhà N02-T1, Khu đoàn Ngoại giao (Hà Nội). Ảnh: TASECO Group
Đại bản doanh của Tập đoàn TASECO hiện đóng tại Tòa nhà N02-T1, Khu đoàn Ngoại giao (Hà Nội). Ảnh: TASECO Group

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất cập nhật mới nhất, kết thúc năm 2022, nợ phải trả của Tập đoàn TASECO ở mức hơn 4.872 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn ở mức hơn 4.312 tỷ đồng, nợ dài hạn ở mức hơn 560 tỷ đồng.

Mức nợ phải trả này của Tập đoàn TASECO tăng đáng kể so với mức hơn 4.189 tỷ đồng (2021) và mức hơn 2.120 tỷ đồng (2020).

Về lợi nhuận sau thuế, sau 2 năm liền báo lỗ (năm 2020 lỗ 100,18 tỷ đồng; năm 2021 lỗ 77,65 tỷ đồng) kết quả kinh doanh hợp nhất của Tập đoàn TASECO đã báo lãi 398,05 tỷ đồng vào năm 2022.

Đáng chú ý, tính đến tháng 6 năm 2023, Tập đoàn TASECO có đến 51% cổ phần nằm trong THT Phúc Linh, một doanh nghiệp mới thành lập tháng 1/2023 với 100% cổ phần thuộc về 3 cổ đông sáng lập có địa chỉ liên lạc “chung một căn phòng”.

Về lịch sử hình thành Tập đoàn TASECO, ngày 24/02/2005, Tập đoàn Taseco được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 5 tỉ đồng trên nền tảng phát triển từ hoạt động kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại Sân bay quốc tế Nội bài.

Theo các thông tin do doanh nghiệp tự giới thiệu, đến nay, trải qua hơn một thập kỷ xây dựng và phát triển, Tập đoàn TASECO đã trở thành một doanh nghiệp có uy tín, với các hoạt động sản xuất và kinh doanh rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam.

Với đội ngũ nhân sự trong hệ thống hơn 1.500 người, Tập đoàn TASECO khẳng định có đủ năng lực về trình độ cũng như tiềm lực về tài chính để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng.

Tập đoàn TASECO hiện có vốn điều lệ ở mức 1.000 tỷ đồng và hoạt động trong các lĩnh vực gồm kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê, dịch vụ quản lý bất động sản, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ hàng không và các dịch vụ khác.

TASECO Land, “cú đấm thép" của Tập đoàn TASECO vào lĩnh vực bất động sản

Quảng cáo

Vừa qua, CTCP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land), một thành viên của Tập đoàn TASECO vừa công bố đã chính thức trở thành công ty đại chúng và đã trở thành “hiện tượng” khi tăng nóng 21,43% tại phiên chào niêm yết trên sàn giao dịch UPCOM với mã cổ phiếu TAL.

Tiền thân của Taseco Land là CTCP Đầu tư Bất động sản An Bình thành lập năm 2009 với vốn điều lệ 6 tỷ đồng. Sau 7 lần tăng vốn, quy mô vốn công ty tăng lên 2.700 tỷ đồng như hiện nay.

Taseco Land được xem thành viên nòng cốt của Tập đoàn TASECO. Tại ngày 31/5/2023, công ty có 344 cổ đông, toàn bộ cổ đông của Taseco Land là nhà đầu tư trong nước. Trong đó, CTCP Tập đoàn TASECO là cổ đông tổ chức lớn nhất sở hữu 72,49% vốn. 343 cổ đông cá nhân còn lại nắm giữ 74,27 triệu cp, tương ứng 27,51% vốn.

Ông Phạm Ngọc Thanh hiện là chủ tịch của Tập đoàn TASECO, đồng thời, ông Thanh cũng là Chủ tịch tại Dịch vụ Hàng không Taseco, CTCP Đầu tư khai thác Nhà ga quốc tế Đà Nẵng. Tổng giám đốc của Taseco Land là ông Nguyễn Trần Tùng.

Năm 2022, doanh thu của Taseco Land tăng đột biến lên 280% đạt 2.829 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 370 tỷ đồng, gấp 2,8 lần năm 2021.

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2023, Taseco Land lãi sau thuế 23,9 tỷ đồng, giảm 50,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của Taseco Land tính đến ngày 30/6/2023 lên đến 7.897 tỷ đồng. Nợ phải trả ở mức 4.082 tỷ đồng, trong đó, dư nợ trái phiếu Taseco Land là 275 tỷ đồng.

Vào cuối năm 2021, Taseco Land đã phát hành thành công 125 tỷ đồng trái phiếu. Trong giai đoạn từ tháng 5 - tháng 8/2023, Taseco Land tiếp tục huy động thành công 350 tỷ đồng từ việc phát hành 2 lô trái phiếu.

Trong những năm qua, Taseco Land đã triển khai thành công hàng loạt dự án bất động sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố như Tòa nhà NO2-T1, Tòa nhà NO3-T2, Tòa nhà NO1-T4, Tòa nhà NO3-T6 tại Khu Đoàn Ngoại giao, thành phố Hà Nội; Khu nhà ở thấp tầng thuộc Khu đô thị mới Nam An Khánh tại Hoài Đức, Hà Nội; Khu đô thị Dệt may tại thành phố Nam Định; Khu đô thị kết hợp Công viên Cây xanh Green Park tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; Căn hộ - Khách sạn Alacarte Oceanview Đà Nẵng tại thành phố Đà Nẵng, Khu dân cư Hải Hà tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, Khu đô thị Lương Sơn Riverview tại thị trấn Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình …

Thời gian tới, theo công bố, Taseco Land sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đầu tư và mở rộng các dự án bất động sản như: Dự án Tòa nhà Landmark 55 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây; Dự án tòa nhà Thương mại dịch vụ và Căn hộ chung cư À LA CARTE Hạ Long; Dự án CC5A, CC2 tại Khu Đoàn Ngoại giao, quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội; Dự án Nhóm nhà ở Đông Nam đường Tố Hữu, Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội ...

Trong đó, Landmark 55 là dự án toà nhà cao tầng thứ ba của Hà Nội chỉ sau Keangnam Landmark Tower 72 tầng và Lotte Center Hà Nội 65 tầng và là toà nhà cao tầng nhất Hà Nội do người Việt Nam làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư 4.810 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2028.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Cổ phiếu HQC, HAG, ANV tăng trần 2 phiên liên tiếp khi lãnh đạo chưa kịp vào “bắt đáy”

Giữa lúc giá cổ phiếu giảm sâu trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ thông tin về chính sách thuế quan mới của Mỹ, lãnh đạo và người có liên quan của HQC, ANV, HAG đã đăng ký mua vào hàng triệu cổ phiếu.

Bắt đáy đúng cổ phiếu bluechip khỏe nhất thị trường, hoa hậu Mai Phương Thúy lãi ngay 2 cây trần, kiếm hơn 3 tỷ sau 2 ngày Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Hòa Phát bắt tay với tập đoàn Anh đầu tư dây chuyền đúc, cán thép chất lượng cao, tự tin tham gia làm đường sắt cao tốc

Hòa Phát tự tin sản xuất được các loại thép phục vụ ngành công nghiệp đường sắt, trục bánh xe tàu hỏa, tàu cao tốc theo đặt hàng của Chính phủ, cũng như các loại thép chất lượng cao phục vụ cho các dự án trọng điểm quốc gia và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Hòa Phát ra mắt bộ sưu tập máy làm mát mới “Bền khỏe trao gió mát” Hòa Phát thay đổi phương án chi trả cổ tức năm 2024, dừng chia tiền mặt

Hòa Phát thay đổi phương án chi trả cổ tức năm 2024, dừng chia tiền mặt

Hòa Phát sẽ trả cổ tức năm 2024 hoàn toàn bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%, thay vì 15% cổ phiếu và 5% tiền mặt như kế hoạch trước đó trong tài liệu họp cổ đông thường niên.

Hòa Phát đặt mục tiêu lãi sau thuế 15.000 tỷ đồng năm 2025, chia cổ tức tỷ lệ 20% Mỹ kết luận sơ bộ tỷ lệ bán phá giá tôn mạ Việt Nam: Hòa Phát, Pomina, Nam Kim cùng 49,42%, Hoa Sen 59%

Nhận định khó khăn, MWG vẫn kiên định với mục tiêu doanh thu 150.000 tỷ đồng, lợi nhuận 4.850 tỷ đồng

“Với nền tảng nội lực vững chắc, tập đoàn sẵn sàng thích ứng với những biến động của thị trường, có sức mạnh để hiện thực hóa mục tiêu 150.000 tỷ đồng doanh thu và 4.850 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế”, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch MWG cho biết.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Cổ phiếu FPT, MWG, PNJ mất phong độ, bộ chỉ số kim cương thua xa VN-Index

Ba triệu trái phiếu của DNSE chính thức giao dịch trên sàn HNX

Trái phiếu DSEH2426001 của Công ty CP Chứng khoán DNSE chính thức niêm yết và được giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ ngày 8/4/2025 với mã chứng khoán DSE125004, theo thông báo số 1346/TB-SGDHN ngày 01/04/2025 của Sở Giao dịch Chứng k

ĐHĐCĐ Chứng khoán DNSE: Điểm sáng nổi bật đến từ chứng khoán phái sinh DNSE vươn lên 16,7 % thị phần chứng khoán phái sinh quý I/2025