Thái Lan sẽ bắt đầu áp “thuế đi lại” với du lịch hàng không từ giữa năm 2025

Thuế mới dự kiến sẽ có hiệu lực vào khoảng giữa năm 2025, bắt đầu từ những người đến bằng đường hàng không.

san-bay-thai-070220241-20240519055202.jpg
Hành khách làm thủ tục tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN

 

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan vừa công bố đổi tên “Phí hạ cánh” gây nhiều tranh cãi của nước này thành “Thuế đi lại” được sử dụng để mua bảo hiểm cho người nước ngoài và cải thiện các tiện nghi cơ bản. Thuế mới dự kiến sẽ có hiệu lực vào khoảng giữa năm 2025, bắt đầu từ những người đến bằng đường hàng không.

“Kha Yeap Pan Din” (Phí bước chân lên đất Thái Lan), còn được gọi là “Phí hạ cánh”, đã được Nội các dưới thời cựu Thủ tướng Prayut Chan-o-cha phê duyệt về nguyên tắc vào tháng Hai năm ngoái như một biện pháp giúp phục hồi kinh tế Thái Lan sau đại dịch COVID-19. Dự luật đặt mục tiêu đánh thuế 300 baht (8,88 USD) đối với người nước ngoài đến bằng đường hàng không và 150 baht (4,44 USD) đối với người đến bằng đường bộ hoặc đường biển. Số tiền thu được sẽ dùng để giúp phát triển các điểm đến du lịch mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ công cộng.

Quảng cáo

Tuy nhiên, đề xuất này đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các bên liên quan trong ngành du lịch Thái Lan do tính mơ hồ và dễ gây nhầm lẫn, đến mức chính phủ dưới thời cựu Thủ tướng Srettha Thavisin hồi tháng Sáu năm nay quyết định hủy bỏ.

Chính phủ hiện tại dưới thời Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra quyết tâm khôi phục đề xuất này và đổi tên “Phí hạ cánh” thành “Thuế đi lại”. Cụ thể, Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan Sorawong Thienthong cho biết loại thuế mới sẽ được đệ trình lên Nội các để phê duyệt trong quý đầu tiên của năm tới và dự kiến có hiệu lực sau 6 tháng, tức là vào khoảng giữa năm 2025. Trong giai đoạn đầu, loại thuế này sẽ được đánh vào những người đến bằng đường hàng không.

Số tiền thu được một phần sẽ được dùng để mua bảo hiểm cho người nước ngoài, số còn lại sẽ được bổ sung vào quỹ phát triển du lịch. Quỹ này sẽ hỗ trợ cải thiện các điểm tham quan du lịch, bao gồm xây dựng các cơ sở cho người khuyết tật và nhà vệ sinh cho khách du lịch.

Ông Sorawong cho biết thêm hiện Bộ đang xây dựng một ứng dụng để sử dụng cho việc thu thuế, ứng dụng này sẽ được liên kết với hệ thống của Ngân hàng Krungthai. Số tiền bảo hiểm hiện tại sẽ vẫn giữ nguyên, không quá 60 baht từ mức thuế du lịch 300 baht cho mỗi người.

Khoản thanh toán bảo hiểm trong trường hợp tử vong được ấn định ở mức 1 triệu baht và tối đa là 500.000 baht đối với thương tích. Số tiền này nằm ngoài khoản bảo hiểm mà khách du lịch nước ngoài tự mua. Ông cho biết, bảo hiểm theo thuế du lịch mới sẽ chi trả cho thời gian lưu trú tại Thái Lan không quá 30 ngày, áp dụng cho khoảng 87% lượng khách nước ngoài đến.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức thành công giải golf SeAPremium Master 2024, một sự kiện kết nối đẳng cấp dành riêng cho khách hàng ưu tiên tại sân golf Legend Valley Country Club.

Dư nợ cho vay của Chứng khoán KB thu hẹp hơn 15% so với quý trước Giá vàng ổn định sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Châu Á sẽ là điểm đến được ưa thích nhất của khách du lịch Mỹ năm 2025

Skyscanner dự báo chi phí vé máy bay và khách sạn sẽ quyết định lựa chọn điểm du lịch của người Mỹ trong năm 2025, với châu Á là điểm đến được ưa thích nhất

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu Giá vàng châu Á hướng đến tuần tăng thứ ba liên tiếp

Giải mã thông điệp được gửi gắm trong bộ sưu tập Vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI

Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, hệ sinh thái sản phẩm vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI còn chứa đựng những thông điệp tinh thần độc đáo, gợi mở hành trình chinh phục thành công và thịnh vượng trong năm mới.

Giá vàng thế giới nối dài đà tăng Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Đề xuất đầu tư tuyến đường gần 800 tỷ, dài 5,7km kết nối với cao tốc Tp.HCM

Dự án Hương lộ 2 nối dài, đoạn 2 kết nối với đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây được xem là một trong số ít tuyến đường lớn có khả năng tháo gỡ các “nút thắt” về hạ tầng giao thông, phục vụ hoạt động đi lại trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng

Chính thức thi công dự án gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, dự kiến hoạt động từ năm 2026 Tuyến đường sắt hơn 200 tỷ đồng, 31 ga, tốc độ 160km/h sẽ đi qua 9 tỉnh, thành phía Bắc nào?