18 tập đoàn, tổng công ty chính thức chuyển giao về Bộ Tài chính

"Làm thế nào để doanh nghiệp sau khi chuyển giao phát triển tốt hơn là trọng trách lớn của lãnh đạo Bộ Tài chính, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc của các tổng công ty, tập đoàn", Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

18 tập đoàn, tổng công ty chính thức chuyển giao về Bộ Tài chính
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước của 18 tập đoàn, tổng công ty - Ảnh: MOF

Ngày 28/2, lễ ký kết chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) về Bộ Tài chính đã diễn ra tại trụ sở Bộ Tài chính.

Tại lễ chuyển giao, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh cho biết, việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước từ CMSC về Bộ Tài chính là cột mốc không chỉ đánh dấu bước chuyển mình mới trong công tác quản lý và phát triển của 18 tập đoàn, tổng công ty mà còn thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý và phát huy tối đa tiềm năng của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong bối cảnh mới.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, trong một thời gian rất ngắn, quá trình chuẩn bị cho việc chuyển giao và những nội dung công việc liên quan đến việc chuyển giao được diễn ra theo đúng quy định, không ảnh hưởng và không làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho rằng sự kiện chuyển giao này chưa có tiền lệ trong bối cảnh sắp xếp, tinh gọn bộ máy để phát triển kinh tế, đưa đất nước vào giai đoạn phát triển mới hùng cường và vững mạnh hơn.

"Bộ Tài chính sau khi sắp xếp, sáp nhập sẽ có vai trò, sứ mệnh hết sức lớn lao. Bộ Tài chính giống như xương sống của nền kinh tế. Nền kinh tế có bứt phá, phát triển được hay không thì nhiệm vụ của Bộ Tài chính hết sức quan trọng, là nòng cốt của nòng cốt thúc đẩy cho sự phát triển", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhắc lại năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên, Phó Thủ tướng nêu rõ, tăng trưởng của nền kinh tế phải dựa vào sức mạnh chủ yếu từ doanh nghiệp. "Làm thế nào để doanh nghiệp sau khi chuyển giao phát triển tốt hơn là trọng trách lớn của lãnh đạo Bộ Tài chính, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc của các tổng công ty, tập đoàn", Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đặt vấn đề.

Để thúc đẩy tăng trưởng, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Tài chính phải tiếp tục đặc biệt quan tâm đến doanh nghiệp, tạo điều kiện để DNNN là nền tảng đột phá cho sự phát triển, làm những việc khó, làm việc có hiệu quả, phát sinh vướng mắc thì tập trung bàn bạc, tháo gỡ ngay, có vậy mới thúc đẩy được sự phát triển của doanh nghiệp.

Quảng cáo

Về phía các DNNN, Phó Thủ tướng yêu cầu phải nỗ lực, phấn đấu, sáng tạo, tư duy mới, đổi mới cách làm để hoạt động có hiệu quả hơn. Phó Thủ tướng kỳ vọng sau khi về ngôi nhà chung là Bộ Tài chính, các tập đoàn, tổng công ty sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặt ra.

Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ cũng sẽ nỗ lực, trước tiên là hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển, đóng góp tài năng, trí tuệ, sức lực cho sự nghiệp chung.

Về phía Bộ Tài chính là cơ quan tiếp nhận, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định 18 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao quyền, đại diện chủ sở hữu Nhà nước hôm nay đều là những "cánh chim đầu đàn", có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả, có đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà nước, góp phần đảm bảo các cân đối lớn cho nền kinh tế và an sinh xã hội.

Theo Bộ trưởng, để các tập đoàn, tổng công ty có những điều kiện phát triển tốt hơn khi chuyển giao, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật để điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó có 18 tập đoàn, tổng công ty.

Đặc biệt, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tập trung xây dựng Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đề nghị các đơn vị của Bộ Tài chính tiếp tục hỗ trợ, đồng hành, chia sẻ với các tập đoàn, tổng công ty. Đồng thời, đề nghị 18 tập đoàn, tổng công ty tiếp tục cùng Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu được giao; tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số để bứt phá tăng trưởng, đóng góp thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển của đất nước.

18 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietNam); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Tập đoàn Công nghiệp than Khoáng sản Việt Nam (TKV); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem); Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT); Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex); Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG); Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba); Tổng công ty Hàng Không Việt Nam (VNA); Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (VIMC); Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR); Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC); Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV); Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1); Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2); Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor); Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe).

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

VietinBank tinh gọn mạng lưới, đẩy mạnh giao dịch thông minh

Tiếp tục số hóa sâu rộng sản phẩm, dịch vụ, tái thiết kế các quy trình kinh doanh, cắt giảm mạng lưới giao dịch truyền thống, tập trung khai thác sức mạnh của dữ liệu... Đây là những hoạt động trọng tâm VietinBank đã, đang và sẽ thực hiện nhằm tăng tốc ch

VietinBank muốn chia cổ tức tỷ lệ tới gần 45% ĐHĐCĐ VietinBank: Tiếp tục kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong trung hạn

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xóa bỏ độc quyền Nhà nước về vàng miếng

Chiều 28/5, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.

Giá vàng miếng SJC vọt lên 103 triệu/lượng Giá vàng miếng SJC tăng "sốc", tiến tới mốc 107 triệu đồng/lượng Vàng miếng SJC giảm xuống dưới mốc 120 triệu đồng/lượng

Thị trường chứng khoán Việt vừa đạt đỉnh 3 năm

Rung lắc nhẹ đã khiến chỉ số VN-Index chưa giữ được thành quả tốt nhất của phiên. Dù vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn vừa đạt mức cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Tiền ngoại trở lại thị trường, nhà đầu tư cần có cái nhìn thực tế Thị trường vượt rung lắc, cổ phiếu Xuất khẩu và Khu Công nghiệp đồng loạt tăng trần

Dragon Capital nâng sở hữu tại Đất Xanh lên hơn 14% trước ngày chốt quyền nhận cổ phiếu thưởng

Nhóm quỹ thành viên thuộc Dragon Capital vừa gom thêm 2 triệu cổ phiếu DXG, nâng tổng số lượng cổ phiếu DXG nắm giữ lên mức 123,4 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ 14,17% vốn điều lệ Tập đoàn Đất Xanh.

Tập đoàn Đất Xanh đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 44% năm 2025 Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi

"Xanh hóa" khu công nghiệp: Thiếu hướng dẫn, thiếu vốn, thiếu nhân lực

Tài chính xanh đang trở thành chìa khóa để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều khu công nghiệp và doanh nghiệp nội địa vẫn gặp khó khi bắt tay vào quá trình "xanh hóa" do thiếu hướng dẫn cụ thể, vướng rào cản công nghệ và chưa có cơ chế tiếp cận vốn hiệu quả.

Tài chính xanh – Xu hướng toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam Hội thảo quốc gia về tài chính xanh sẽ diễn ra ngày mai (27/5) TỔNG THUẬT: Hội thảo quốc gia “Thúc đẩy tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero của Việt Nam”