Bộ Xây dựng quản lý 13 doanh nghiệp sau hợp nhất

Sau khi hợp nhất với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng quản lý 13 doanh nghiệp, tăng thêm 7 đơn vị.

Trụ sở Bộ Xây dựng tại 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Theo nghị định mới của Chính phủ, Bộ Xây dựng sau hợp nhất có nhiệm vụ quản lý 13 doanh nghiệp trực thuộc. Các doanh nghiệp này có tổng vốn điều lệ 42.300 tỷ đồng, vốn Nhà nước chiếm 34.000 tỷ đồng. Trước hợp nhất, Bộ này quản lý 6 doanh nghiệp, còn Bộ Giao thông Vận tải có 7 đơn vị.

Theo đó, Bộ Xây dựng sẽ quản lý 8 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Bên cạnh Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Bộ Xây dựng quản lý thêm 6 doanh nghiệp khác gồm: Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM), Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam, Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam, Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Công ty cơ khí ôtô và thiết bị điện Đà Nẵng và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy.

Riêng Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC - tiền thân là Vinashin) đang phải xử lý theo hướng phá sản, thu hồi quyền và tài sản của công ty mẹ, 7 công ty con, theo Nghị quyết hồi tháng 12/2023.

Bộ Xây dựng cũng đại diện chủ sở hữu tại 5 tổng công ty có vốn góp Nhà nước gồm Lắp máy Việt Nam (vốn Nhà nước 97,8%), Xây dựng Hà Nội (98,8%), Viglacera (38,6%); Cơ khí xây dựng (98,8%) và Xây dựng đường thủy (36,6%).

Bộ Xây dựng sau hợp nhất có 23 đơn vị

Cũng theo nghị định mới của Chính phủ, Bộ Xây dựng sau hợp nhất có 23 đơn vị thực hiện 32 nhóm nhiệm vụ quyền hạn, trong đó 4 đơn vị sự nghiệp công lập.

19 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, bao gồm: Văn phòng; Thanh tra; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Quy hoạch Kiến trúc; Vụ Vận tải và An toàn giao thông, Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và Vật liệu xây dựng; Cục Kinh tế Quản lý đầu tư xây dựng; Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; Cục Phát triển đô thị; Cục Kết cấu hạ tầng xây dựng; Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản; Cục Đường bộ Việt Nam; Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam; Cục Hàng không Việt Nam; Cục Đường sắt Việt Nam; và Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Bốn đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Trung tâm Công nghệ thông tin, Báo Xây dựng, Tạp chí Xây dựng và Học viện Chiến lược, bồi dưỡng cán bộ xây dựng.

Sau hợp nhất, Bộ Xây dựng đảm nhận một phạm vi quản lý nhà nước rộng lớn, bao gồm cả lĩnh vực xây dựng, đô thị và giao thông vận tải. Trong lĩnh vực xây dựng và đô thị, Bộ tập trung vào quy hoạch, kiến trúc, hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình, phát triển đô thị, nhà ở, thị trường bất động sản, vật liệu xây dựng và hạ tầng kỹ thuật. Đối với giao thông vận tải, Bộ quản lý toàn diện từ đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải đến hàng không dân dụng, bao gồm cả phương tiện, an toàn giao thông và đăng kiểm.

Ngoài ra, Bộ Xây dưng còn đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng khác như thúc đẩy khoa học công nghệ, quản lý dịch vụ công, hợp tác công tư và phát triển sản phẩm cơ khí. Với vai trò là cơ quan của Chính phủ, Bộ có trách nhiệm trình các dự án luật, nghị định, ban hành thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn, cũng như chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật.

Quảng cáo

Trước đó, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải có tổng cộng 42 đơn vị, bao gồm 19 đơn vị thuộc Bộ Xây dựng và 23 đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Sau khi hợp nhất, Bộ Xây dựng mới có 23 đơn vị (giảm 19, tương đương 45%). Cơ cấu tổ chức của Bộ mới bao gồm khối tham mưu tổng hợp (6 đơn vị), khối chuyên ngành (13 đơn vị) và khối đơn vị sự nghiệp công lập (4 đơn vị).

Bộ Xây dựng đã hợp nhất 2 Văn phòng, 2 Thanh tra, 2 Vụ Hợp tác quốc tế, 2 Vụ Pháp chế và 2 Vụ Tổ chức cán bộ. Vụ Kế hoạch Tài chính được hợp nhất từ 3 đơn vị: Vụ Kế hoạch Đầu tư, Vụ Tài chính (Bộ Giao thông Vận tải) và Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Xây dựng). Tương tự, Vụ Khoa học Công nghệ, Môi trường và Vật liệu xây dựng cũng được hợp nhất từ 3 đơn vị: Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (của cả hai Bộ) và Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng).

Cục Kinh tế Quản lý Đầu tư Xây dựng được hợp nhất từ 3 đơn vị: Cục Kinh tế Xây dựng, Cục Quản lý Hoạt động Xây dựng (Bộ Xây dựng) và Cục Quản lý Đầu tư Xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải). Cục Kết cấu Hạ tầng Xây dựng được hợp nhất từ Cục Hạ tầng Kỹ thuật (Bộ Xây dựng) và Vụ Kết cấu Hạ tầng Giao thông (Bộ Giao thông Vận tải). Cục Đường bộ Việt Nam được hợp nhất từ Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam được hợp nhất từ Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

Trụ sở chính của Bộ Xây dựng tại số 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Trụ sở tiếp công dân của Bộ Xây dựng tại số 37 Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Bộ Xây dựng có 8 thứ trưởng

Trước đó, Thủ tướng đã điều động, bổ nhiệm ba thứ trưởng từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Xây dựng, nâng tổng số thứ trưởng của Bộ này lên 8.

Ba người được điều động, bổ nhiệm là các ông Nguyễn Xuân Sang, Nguyễn Danh Huy, Lê Anh Tuấn. Quyết định có hiệu lực từ 1/3.

Ông Nguyễn Xuân Sang 60 tuổi, quê Thái Bình; là tiến sĩ Kỹ thuật, kỹ sư Điều khiển tàu biển, cử nhân Luật. Ông làm Thứ trưởng Giao thông Vận tải từ tháng 8/2021.

Ông Nguyễn Danh Huy 51 tuổi, quê Quảng Bình, là thạc sĩ Kỹ thuật. Ông làm Thứ trưởng Giao thông Vận tải từ tháng 8/2022.

Ông Lê Anh Tuấn 60 tuổi, quê Hà Nội; trình độ thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Ông làm Thứ trưởng Giao thông Vận tải từ năm 2019.

Ngày 18/2/2025, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Xây dựng.

Hiện Bộ Xây dựng có 8 thứ trưởng là các ông Nguyễn Văn Sinh, Bùi Xuân Dũng, Phạm Minh Hà, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Tường Văn, Nguyễn Xuân Sang, Nguyễn Danh Huy và Lê Anh Tuấn.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành vào năm 1986 ghi nhận ở mức 43 tỷ USD. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên mức 125 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời điểm 1986.

GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm GDP bình quân Việt Nam từng đứng thứ 185/188 thế giới, hiện nhảy vọt thế nào?

Dự kiến ngày mai (1/5) đoàn Việt Nam sẽ sang Mỹ làm việc với các cơ quan liên quan về đàm phán thương mại song phương

Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết, dự kiến ngày 1/5 tới đây, đoàn trao đổi cấp kỹ thuật của Việt Nam sẽ sang Mỹ và làm việc với các cơ quan liên quan của nước này về đàm phán thương mại song phương.

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ NÓNG: Chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Thủ tướng: Khẩn trương đàm phán ký thỏa thuận mua bán khí Methanol trị giá 6 tỷ USD, tăng nhập khẩu nhiều mặt hàng, đề nghị Hoa Kỳ có giải pháp thuế đối ứng bằng 0...

Sáng 29/4, tại Trụ Sở Chính phủ, Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 6 với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ. Thủ tướng đề nghị hoàn thành Nghị định kiểm soát chiến lược

Thủ tướng: Giải quyết tối đa, thỏa đáng các vấn đề thương mại mà Hoa Kỳ quan tâm, nhất là xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan, sở hữu trí tuệ Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng vi

Tổng Bí thư Tô Lâm chứng kiến tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo và Galaxy Holdings rót 100 tỷ cho 'trái tim' AI của Đà Nẵng Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Trump, sẵn sàng trao đổi để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng Mỹ

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

Năm 2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục được vinh danh thứ 193 trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2025 (FAST500), tăng 173 bậc so với bảng xếp hạng năm 2024 và xếp hạng 24 trong Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam.

Imexpharm công bố kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ 2025

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Imexpharm thông qua mục tiêu tổng doanh thu 2.981 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 493,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,6% và 22,1% so với năm 2024, hướng đến trở thành một công ty dược hàng đầu châu Á.

R&D chiều sâu giúp Imexpharm mở rộng chuỗi cung ứng dược toàn cầu

4 tỉnh vẫn giữ định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương sau sáp nhập

Theo Quyết định 759/QĐ-TTg, Thủ tướng vẫn giữ định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương sau sáp nhập đối với các tỉnh đã được định hướng trước đó.

23 tỉnh mới sau sáp nhập: Diện tích, dân số dự kiến sẽ thay đổi ra sao? Sau sáp nhập, đây là tỉnh nhỏ nhất Việt Nam nhưng quy mô kinh tế không hề nhỏ

SeABank tổ chức thành công Đại hội Đồng cổ đông thường niên 2025, bầu bổ sung Thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

Ngày 25/4, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, thông qua nhiều mục tiêu, kế hoạch quan trọng như: kế hoạch kinh doanh năm 2025 với lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 7%, đạt 6.458 tỷ đồng; mua cổ phần của Công ty Cổ phần Chứng khoán ASEAN (ASEAN SC) và bầu bổ sung Thành viên độc lập Hội đồng Quản trị (HĐQT).

Vàng SJC tăng mạnh giá mua, chênh lệch mua bán giảm về 2 triệu đồng ĐHĐCĐ thường niên KienlongBank: Thông qua kế hoạch tăng trưởng 24% năm 2025 MB công bố kết quả kinh doanh quý I/2025

Giá xăng RON 95 tăng thêm 780 đồng/lít kể từ 15h

Sau hai kỳ điều chỉnh giảm liên tiếp, giá xăng trong nước đã quay đầu tăng trở lại trong phiên điều hành mới nhất. Đây cũng là lần điều chỉnh tăng thứ 9 kể từ đầu năm đối với mặt hàng xăng RON 95.

Giá xăng tăng mạnh, RON 95 lên sát 20.500 đồng/lít Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm