Sau Metro Bến Thành - Suối Tiên, điểm tên 7 tuyến metro sẽ được TP.HCM ưu tiên đầu tư: Dài 355 km, tổng vốn đầu tư khoảng 40,2 tỷ USD

Thành phố sẽ phát triển 12 tuyến đường sắt đô thị gắn với việc hình thành phát triển các khu đô thị theo mô hình TOD có tính liên kết Vùng Đông Nam Bộ, trong đó chú trọng phát triển các tuyến đường sắt đô thị hiện đại kết nối các đô thị vệ tinh, khu công

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1711/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu tổng quát của Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030 đó là phát triển Thành phố trở thành đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo; là Thành phố có nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước.

Đồng thời, đưa Thành phố hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế và GRDP bình quân đầu người thuộc nhóm đứng đầu cả nước và vượt qua ngưỡng thu nhập cao; là thành phố có chất lượng cuộc sống cao, giàu bản sắc, môi trường bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Liên quan đến phương án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị, quy hoạch nêu rõ, Thành phố sẽ phát triển 12 tuyến đường sắt đô thị gắn với việc hình thành phát triển các khu đô thị theo mô hình TOD có tính liên kết Vùng Đông Nam Bộ, trong đó chú trọng phát triển các tuyến đường sắt đô thị hiện đại kết nối các đô thị vệ tinh, khu công nghiệp...

Trong đó, danh mục dự án Thành phố ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2021-2030 gồm:

- Tuyến Metro số 1 (40,8km): Điểm đầu ở Huyện Bình Chánh - Điểm cuối ở TP. Thủ Đức

- Tuyến Metro số 2 (62,2km): Điểm đầu ở TP. Thủ Đức - Điểm cuối ở Huyện Củ Chi

- Tuyến Metro số 3 (45,8km): Điểm đầu ở Huyện Bình Chánh - Điểm cuối ở TP. Thủ Đức

- Tuyến Metro số 4 (47,3km): Điểm đầu ở Huyện Hóc Môn - Điểm cuối ở Huyện Nhà Bè

Quảng cáo

- Tuyến Metro số 5 (53,9km): Điểm đầu ở Huyện Bình Chánh - Điểm cuối ở TP. Thủ Đức

- Tuyến Metro số 6 (53,8km): Đi chủ yếu qua TP. Thru Đức, Quận 7, Bình Chánh, các quận nội thành

- Tuyến Metro số 7 (51,2km): Điểm đầu ở Huyện Bình Chánh - Điểm cuối ở TP. Thủ Đức

Đồng thời, Thành phố cũng sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng công trình kết nối đồng bộ tuyến đường sắt đô thị số 1 và số 2 tại khu vực nhà ga Bến Thành.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 20 Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa X, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM Trần Quang Lâm thông tin về nội dung tờ trình của Ủy ban nhân dân Thành phố về Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị (metro) Thành phố theo Kết luận số 49 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Thành phố đề xuất đầu tư, hoàn thành 7 tuyến metro dài khoảng 355 km vào năm 2035 với sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng hơn 40,21 tỷ USD. Đến năm 2045, Thành phố sẽ hoàn thành thêm 155 km, nâng tổng chiều dài lên khoảng 510 km.

Như vậy, so với tờ trình đề án trước, TP.HCM đã tăng quy mô đầu tư giai đoạn đến 2035 từ 183 km lên 355 km. Từ đó, rút ngắn tiến trình hoàn thành toàn bộ mạng lưới theo quy hoạch 510 km vào năm 2045 thay vì đến năm 2060. Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết việc sớm phủ sóng mạng lưới metro nhằm giải quyết được các bất cập về giao thông đô thị, yêu cầu phát triển thành phố hiện đại, văn minh trong tương lai.

Về nguồn vốn, Đề án xác định đầu tư công có vai trò chủ đạo và quyết định đến việc xây dựng hệ thống metro. Trong quá trình triển khai, Thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu, kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng các tuyến metro có tiềm năng thương mại.

Cụ thể, giai đoạn 2026-2030 là 16,35 tỷ USD. Trong đó, ngân sách thành phố là 5,81 tỷ USD, chiếm 35,54% (từ ngân sách 4,23 tỷ USD và phát triển TOD; phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị 1,58 tỷ USD); phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức vay trong nước khác 4,34 tỷ USD, chiếm 26,54%; ngân sách Trung ương dự kiến hỗ trợ 3,86 tỷ USD, chiếm 23,61%; nguồn vốn BT trả chậm 2,34 tỷ USD, chiếm 14,31%.

Giai đoạn 2031 - 2035, Thành phố cần mức đầu tư khoảng 24 tỷ USD. Trong đó, ngân sách thành phố là 13,33 tỷ USD (từ ngân sách 7,11 tỷ USD và từ phát triển TOD 6,22 tỷ USD); phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức vay trong nước khác 1,97 tỷ USD; ngân sách Trung ương dự kiến hỗ trợ 4,52 tỷ USD; nguồn vốn BT trả chậm 4,22 tỷ USD.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức thành công giải golf SeAPremium Master 2024, một sự kiện kết nối đẳng cấp dành riêng cho khách hàng ưu tiên tại sân golf Legend Valley Country Club.

Dư nợ cho vay của Chứng khoán KB thu hẹp hơn 15% so với quý trước Giá vàng ổn định sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Đề xuất đầu tư tuyến đường gần 800 tỷ, dài 5,7km kết nối với cao tốc Tp.HCM

Dự án Hương lộ 2 nối dài, đoạn 2 kết nối với đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây được xem là một trong số ít tuyến đường lớn có khả năng tháo gỡ các “nút thắt” về hạ tầng giao thông, phục vụ hoạt động đi lại trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng

Chính thức thi công dự án gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, dự kiến hoạt động từ năm 2026 Tuyến đường sắt hơn 200 tỷ đồng, 31 ga, tốc độ 160km/h sẽ đi qua 9 tỉnh, thành phía Bắc nào?

Đường song hành Vành đai 4 dài 58km gồm 6 làn xe đi qua 7 quận, huyện của Hà Nội dự kiến hoàn thành vào quý 4 năm nay

Dự án đường song hành Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài khoảng 58km, quy mô 6 làn xe đặt mục tiêu hoàn thành vào quý 4/2025. Tuyến đường này có tổng mức đầu tư là 5.388 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm 4.525 tỷ đồng.

Tại sao dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm 2.129 tỷ đồng vốn đầu tư? Bất động sản dọc hai bên vành đai 4 tăng giá khi Hà Nội tăng tốc tiến độ triển khai

SeABank bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cấp cao

Ngày 11/01/2025, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm các ông Lê Thanh Hải và Bùi Quốc Hiệu đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc SeABank kể từ ngày 11/1/2025 nhằm kiện toàn đội ngũ lạnh đạo cấp cao.

Điểm mặt loạt thương vụ M&A đình đám trên thị trường bất động sản Việt Nam 10 năm qua Chuyên gia: Thị trường bất động sản 2025 sẽ có nhiều khác biệt

Chốt phương án khai thác tạm 2 đoạn tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành hơn 31.000 tỷ, đắt thứ 2 Việt Nam, dài gần 58 km

Hai đoạn tuyến được khai thác tạm của Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành thì đoạn đầu tuyến từ Km0+000 - Km3+420 (từ nút giao đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (tỉnh Long An) đến quốc lộ 1 (TP.HCM) dài 3,4km và đoạn từ Km50+530 - Km57+581 (từ nút

Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới Chính thức thi công dự án gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, dự kiến hoạt động từ năm 2026

T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào

Việc đầu tư phát triển dự án điện gió Savan 1 không chỉ hiện thực hóa cam kết của T&T Group trong việc mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, mà còn đánh dấu cột mốc quan trọng với dự án năng lượng đầu tiên của Tập đoàn được triển khai tại Lào, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, tăng cường hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào.

SSI Research chỉ ra những động lực có thể đưa VN-Index chạm mức 1.450 điểm vào cuối năm 2025 Hà Nội thu hồi hơn 15.000 m2 “đất vàng” của THT trong Khu đô thị Starlake Tây Hồ Tây

Tuyến cao tốc gần 20.000 tỉ đồng chạy qua Củ Chi (Tp.HCM) sẽ khởi công trong năm 2025

Tuyến cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài dài 51km, đi qua địa phận huyện Củ Chi (Tp.HCM) và ba huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2025 và hoàn thành trong vòng 30 tháng.

Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ Chốt phương án triển khai dự án cao tốc 25.500 tỷ đoạn Gia Nghĩa