Thủ tướng: Nhà ở xã hội không có nghĩa là làm ở những nơi "khỉ ho cò gáy"

Nhấn mạnh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội, song Thủ tướng lưu ý làm nhà ở xã hội không có nghĩa là làm ở những chỗ đất "đầu thừa đuôi thẹo", những nơi "khỉ ho cò gáy", không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội.

Thủ tướng: Nhà ở xã hội không có nghĩa là làm ở những nơi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP

Kết luận Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), bên cạnh việc nêu ra những nhiệm vụ, giải pháp đối với DNNN để góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng dành nhiều thời gian đề cập yêu cầu đột phá phát triển nhà ở xã hội.

Sau khi nghe lãnh đạo UBND TP Hà Nội thông tin về việc đang triển khai 3 khu dự án nhà ở xã hội tập trung ở huyện Đông Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh điểm cần lưu ý là nhà ở xã hội không có nghĩa là làm ở những chỗ đất "đầu thừa đuôi thẹo", những nơi "khỉ ho cò gáy", không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội.

"Nhà ở xã hội để ở không chỉ tập trung ở Đông Anh là nơi còn nhiều đất, còn Nam Từ Liêm không còn nhiều đất thì không làm nhà ở xã hội ở đấy nữa. Người ta ở Đan Phượng mà phải về Đông Anh thì không được, phải có khu nhà ở xã hội ở Đan Phượng", Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ một lần nữa khẳng định phải ưu tiên làm nhà ở xã hội trước rồi mới đến nhà ở thương mại và các chính sách cũng phải xác định rất rõ điều này.

Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị nhà ở xã hội phải đầy đủ điều kiện hạ tầng (giao thông, y tế, giáo dục, thể thao, xã hội, môi trường…) như nhà ở thương mại, chỉ khác là Nhà nước có các chính sách hỗ trợ như giao đất không thu tiền đất để ưu tiên cho người thu nhập thấp, người trẻ chưa có nhà sớm an cư lạc nghiệp. Ngoài ra, nhà ở xã hội phải có hình thức mua và thuê mua, chứ chỉ có mua thì không ổn.

Quảng cáo

Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng phải tiếp tục đề xuất, hoàn thiện các chính sách nhà ở xã hội và phải tổ chức hội nghị để bàn đưa ra giải pháp thúc đẩy nhà ở xã hội.

"Tất cả trong tay chúng ta, chúng ta có đất đai, cơ chế, chính sách… mà chúng ta không xoay chuyển được tình thế thì chúng ta trông chờ vào ai, nếu chúng ta không làm thì ai làm", Thủ tướng đặt vấn đề và yêu cầu quản lý Nhà nước phải kiến tạo để doanh nghiệp thực hiện, tạo đột phá về nhà ở xã hội.

Chia sẻ câu chuyện của bản thân, khi mới ra trường phải đi thuê nhà, rồi mua được căn nhà 12m2, sau đó tăng lên 16m2, 30m2, 60m2, Thủ tướng nêu rõ, phải có chính sách hỗ trợ nhà ở cho người trẻ, vì họ là chủ nhân tương lai của đất nước, nhưng mới ra trường thì còn khó khăn, nhất là những người từ quê ra tỉnh.

"Các đồng chí cứ hình dung cuộc đời các đồng chí như thế nào khi từ quê ra tỉnh thì phải đặt mình vào địa vị của những người đó như mình trước đây để giải quyết", Thủ tướng chia sẻ và nhấn mạnh, phải tạo đột phá về phát triển nhà ở xã hội cho người trẻ, người khó khăn, thu nhập thấp, công nhân lao động.

Liên quan đến việc phát triển nhà ở xã hội, ngày 27/2/2025 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 444/QĐ-TTg giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025 và các năm tiếp theo đến năm 2030 để các địa phương bổ sung vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Tại quyết định trên, Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu số căn hộ các địa phương phải hoàn thành giai đoạn 2025 - 2030 là 995.445 căn hộ; trong đó năm 2025 là 100.275 căn hộ, năm 2026 là 116.347 căn hộ, năm 2027 là 148.343 căn hộ, năm 2028 là 172.402 căn hộ; năm 2029 là 186.917 căn hộ và năm 2030 là 271.161 căn hộ.

Cụ thể, Hà Nội được giao xây dựng 44.866 căn nhà ở xã hội; TP. Hồ Chí Minh được giao 66.955 căn; Hải Phòng 28.258 căn; Đà Nẵng 9.355 căn, Bắc Giang 69.822 căn, Hưng Yên 41.498 căn, Bắc Ninh 65.180 căn, Bình Dương 84.855 căn,...

Trước đó, ngày 3/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 338/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

23 tỉnh mới sau sáp nhập: Diện tích, dân số dự kiến sẽ thay đổi ra sao?

Được biết, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu

Cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Chính thức: Chi tiết danh sách 34 tỉnh, thành phố mới vừa được thông qua

Cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Cả nước sẽ giảm số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước từ 63 xuống còn 34, trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương theo thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 11 khóa 13.

Sáp nhập tỉnh thành: Chuyên gia cảnh báo một việc nhà đầu tư không được làm, vì có thể lỗ 20% Điểm mặt những rủi ro khiến nhà đầu tư có thể "mất tiền to" nếu ào ào mua đất theo tin đồn sáp nhập tỉnh

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Trước những rủi ro suy giảm đáng kể, Ngân hàng UOB điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống còn 6,0%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó là 7,0% và thấp hơn so với mức tăng trưởng thực tế 7,09% trong năm 2024.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Vượt lên nguy cơ thuế quan, Việt Nam tiếp tục hấp dẫn vốn FDI

Theo ông David Jackson, Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam, vượt lên những nguy cơ từ thuế quan của Mỹ, Việt Nam vẫn giữ vững vị thế là điểm đến thu hút đầu tư FDI hấp dẫn trong khu vực.

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank

Thủ tướng: Giải quyết tối đa, thỏa đáng các vấn đề thương mại mà Hoa Kỳ quan tâm, nhất là xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan, sở hữu trí tuệ

Thủ tướng yêu cầu trong ngày mai, thành lập đoàn đàm phán với phía Hoa Kỳ do Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn, xây dựng kịch bản, phương án phù hợp, tinh thần là bảo đảm tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Sự thật về việc Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ? Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực

Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Phiên 10/4, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng, xóa bỏ đà tăng của phiên trước đó, khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc tạm dừng áp thuế quan diện rộng của Mỹ và chú ý đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm