10 ngân hàng giảm lãi suất tiết kiệm chỉ trong 1 tuần

Thống kê cho thấy, từ ngày 25/2 đến 3/3, cả hệ thống đã có 10 ngân hàng giảm lãi suất niêm yết đối với khách hàng thông thường tại quầy.

10 ngân hàng giảm lãi suất tiết kiệm chỉ trong 1 tuần
Ảnh minh họa

Theo thống kê của Vụ Chính sách Tiền tệ (thuộc Ngân hàng Nhà nước), từ ngày 25/2 đến 3/3 có 10 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất niêm yết đối với khách hàng thông thường tại quầy, bao gồm BVBank, MSB, VietBank, Saigonbank, VIB, BaovietBank, Kienlongbank, BacABank, VietABank, PGBank.

Cụ thể, ngày 25/2/2025, BVBank giảm 0,1-0,4% các kỳ hạn từ 6 đến 60 tháng.

Ngày 25/2/2025, MSB giảm 0,2% các kỳ hạn từ 13-60 tháng.

Ngày 26/2/2025, VietBank giảm 0,2% các kỳ hạn từ 1-4 tháng và 12 tháng; giảm 0,3% các kỳ hạn từ 5-9 tháng.

Ngày 27/2/2025, SaigonBank giảm 0,2% các kỳ hạn từ 12-36 tháng đối với tiền gửi tại yên, tiền gửi trực tuyến và tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân.

Ngày 28/2/2025, VIB giảm 0,1% các kỳ hạn từ 6-11 tháng đối với khách hàng có số dư tiền gửi từ 10 triệu đến dưới 300 triệu, và giảm 0,1% các kỳ hạn từ 1-36 tháng đối với khách hàng có số dư từ 300 triệu trở lên.

Ngày 28/2/2024, Ngân hàng Bảo Việt giảm 0,1% các kỳ hạn 12, 13 tháng; giảm 0,2% trong kỳ hạn 15 tháng và giảm 0,3% các kỳ hạn từ 18-36 tháng.

Ngày 1/3/2025, KienlongBank giảm 0,2% các kỳ hạn từ 13-36 tháng và giảm 0,3% kỳ hạn 60 tháng.

Ngày 1/3/2025, BacABank giảm 0,1% các kỳ hạn từ 1-11 tháng và giảm 0,2% các kỳ hạn từ 12-36 tháng.

Ngày 3/3/2025, VietABank giảm 0,1% các kỳ hạn từ 12-36 tháng.

Ngày 3/3/2025, PGBank giảm 0,2% các kỳ hạn 24, 36 tháng.

Ngoài ra, còn có 7 ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi gửi trực tuyến và lãi suất một số chương trình, bao gồm:

Quảng cáo

Ngày 25/2/2025, Eximbank giảm lãi suất các chương trình: (1) Chương trình "Gửi dài an tâm" giảm 0,3% các kỳ hạn 15 tháng; giảm 0,4% các kỳ hạn 18, 24, 36 tháng. (2) Chương trình "Tiết kiệm Thịnh vượng 50+" giảm 0,1% kỳ hạn 6, 12 tháng. (3) Chương trình tiền gửi trực tuyến các ngày trong tuần và cuối tuần (thứ 7, Chủ nhật) giảm 0,1% các kỳ 6, 9, 12 tháng; giảm 0,3% trong kỳ hạn 15 tháng; giảm 0,4% các kỳ hạn 18, 24, 36 tháng.

Ngày 3/3/2025, Eximbank tiếp tục giảm 0,1% kỳ hạn 6, 9 tháng đối với các chương trình tiền gửi trực tuyến.

Ngày 25/2/2025, BVBank giảm 0,1% các kỳ hạn 6-8 tháng; giảm 0,25% các kỳ hạn 9-12 tháng; giảm 0,35% các kỳ hạn 15, 18 tháng; giảm 0,4% trong kỳ hạn 24 tháng.

Ngày 26/2/2025, VietBank giảm 0,1% các kỳ hạn 4, 5 tháng; giảm 0,2% các kỳ 1, 3 tháng; giảm 0,4% trong kỳ hạn 2 tháng.

Ngày 26/2/2025, KienlongBank giảm 0,2% các kỳ hạn 1-5 tháng; giảm 0,4% các kỳ hạn 6-24 tháng; giảm 0,6% trong kỳ hạn 36 tháng; giảm 0,7% trong kỳ hạn 60 tháng. Ngày 1/3/2025, Kiên Long tiếp tục giảm 0,2% các kỳ hạn từ 13-60 tháng.

Ngày 27/2/2025, Saigonbank giảm 0,2% các kỳ hạn từ 12-36 tháng.

Ngày 28/2/2025, VIB giảm 0,1% các kỳ hạn từ 1-36 tháng đối với khách hàng có số dư tiền gửi trực tuyến từ 2 triệu trở lên.

Ngày 3/3/2025, VietABank giảm 0,1% các kỳ hạn từ 12-36 tháng.

Trước đó, ngày 25/2, Ngân hàng Nhà nước đã khẩn trương tổ chức cuộc họp với hệ thống tổ chức tín dụng để quán triệt và có văn bản chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay.

Cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước và hệ thống tổ chức tín dụng được tổ chức sau khi Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 19 ngày 24/2/2025 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra các ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lãi suất huy động trong thời gian qua và việc công bố, thực hiện lãi suất huy động, cho vay của các tổ chức tín dụng, bảo đảm tuân thủ đúng quy định pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Mới đây, tại Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1/3/2025 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Thủ tướng tiếp tục yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác; trong đó, tập trung thực hiện hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp về điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, điều hành thị trường mở, thị trường liên ngân hàng, tái cấp vốn, lượng tiền cung ứng, phát hành tín phiếu,…

NHNN được giao thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến lãi suất huy động, cho vay của các ngân hàng thương mại, thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các giải pháp theo thẩm quyền để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay với chi phí hợp lý, giá vốn rẻ phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhất là việc công bố công khai lãi suất huy động, lãi suất cho vay, hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng; kịp thời xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm, nhất là các tổ chức tín dụng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh, không đúng quy định (cả lãi suất huy động và cho vay); nghiêm cấm, không để các ngân hàng thương mại tự do tăng lãi suất không theo định hướng, cạnh tranh không lành mạnh, không bình đẳng.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Thúc đẩy tài chính toàn diện: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Ngày 12/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện, đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo tài chính toàn diện, giúp mọi người dân ở mọi vùng miền có cơ hội tiếp cận bình đẳng và thụ hưởng thành quả từ các dịch vụ tài chính, đồng thời được bảo vệ an toàn khi sử dụng những dịch vụ này.

“Ông lớn” ngân hàng châu Âu sắp cung cấp dịch vụ giao dịch bitcoin Thị trường vẫn có Ngân hàng "giữ lửa" Củng cố nguồn lực, ngân hàng đẩy mạnh trả cổ tức, tăng vốn “khủng”

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã công bố quyết định chuyển giao bắt buộc (CGBB) GPBank cho VPBank và HDBank nhận DongA Bank (nay là Ngân hàng số Vikki). Trước đó, NHNN cũng đã thực hiện chuyển giao bắt buộc OceanBank (nay là MBV) cho MB và CB (nay là VCBNeo) cho Vietcombank. Như vậy, chỉ trong vòng 3 tháng, NHNN đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015.

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng SHB chuẩn bị phát hành cổ phiếu trả cổ tức trong quý I/2025 SHB chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 11%

BIDV ưu đãi khách hàng hưởng chính sách theo Nghị định 178

Nhằm mang đến giải pháp tài chính an toàn và sinh lời vượt trội dành riêng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, BIDV triển khai gói sản phẩm “Tiền gửi an vui - Sinh lời bền vững” với nhiều ưu đãi hấp

BIDV khai trương hoạt động Trung tâm khách hàng cá nhân cao cấp tại TP. Hồ Chí Minh Thủ tướng triệu tập lãnh đạo T&T, Hoà Phát, Gelex… và loạt ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank, VPBank...