Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính từ 1/3/2025

Bộ Tài chính sau khi sáp nhập với Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 30 đơn vị hành chính, 4 đơn vị sự nghiệp công lập và một đơn vị đặc thù

Ảnh minh hoạ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 29/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

Nghị định nêu rõ, Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch; đầu tư phát triển, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, xúc tiến đầu tư; ngân sách nhà nước; ngân quỹ nhà nước; nợ công; viện trợ của nước ngoài cho Việt Nam và viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; tài chính đối với quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tài sản công; hải quan; kế toán; kiểm toán; giá; chứng khoán; bảo hiểm; đấu thầu; doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; khu kinh tế; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thống kê; thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính có 35 đơn vị, trong đó 30 đơn vị là tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm: 1- Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân; 2- Vụ Ngân sách nhà nước; 3- Vụ Đầu tư; 4- Vụ Tài chính - Kinh tế ngành; 5- Vụ Quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I); 6- Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ; 7- Vụ Quản lý quy hoạch; 8- Vụ Các định chế tài chính; 9- Vụ Tổ chức cán bộ; 10- Vụ Pháp chế; 11- Thanh tra; 12- Văn phòng; 13- Cục Quản lý nợ và Kinh tế đối ngoại; 14- Cục Quản lý công sản; 15- Cục Quản lý đấu thầu; 16- Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí; 17- Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm; 18- Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán; 19- Cục Quản lý giá; 20- Cục Phát triển doanh nghiệp nhà nước; 21- Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể; 22- Cục Đầu tư nước ngoài; 23- Cục Kế hoạch - Tài chính; 24- Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số; 25- Cục Thuế; 26- Cục Hải quan; 27- Cục Dự trữ Nhà nước; 28- Cục Thống kê; 29- Kho bạc Nhà nước; 30- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

4 là đơn vị sự nghiệp công lập gồm: 1- Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính; 2- Báo Tài chính - Đầu tư; 3- Tạp chí Kinh tế - Tài chính; 4- Học viện Chính sách và Phát triển.

Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.

Nghị định nêu rõ: Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có 03 phòng; Vụ Ngân sách nhà nước có 04 phòng; Vụ Đầu tư có 04 phòng; Vụ Tài chính - Kinh tế ngành có 04 phòng; Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ có 04 phòng; Vụ Các định chế tài chính có 04 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 06 phòng; Vụ Pháp chế có 04 phòng.

Cục Thuế tổ chức và hoạt động theo 03 cấp: Cục Thuế (12 đơn vị); 20 Chi cục Thuế khu vực; 350 Đội thuế liên huyện.

Quảng cáo

Cục Hải quan tổ chức và hoạt động theo 03 cấp: Cục Hải quan (12 đơn vị); 20 Chi cục Hải quan khu vực; 165 Hải quan cửa khẩu/ngoài cửa khẩu.

Cục Dự trữ Nhà nước tổ chức và hoạt động theo 02 cấp: Cục Dự trữ Nhà nước (07 đơn vị); 15 Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực (có tổng số không quá 171 điểm kho).

Cục Thống kê tổ chức và hoạt động theo 03 cấp: Cục Thống kê (14 đơn vị); 63 Chi cục Thống kê; 480 Đội Thống kê liên huyện.

Kho bạc Nhà nước tổ chức và hoạt động theo 02 cấp: Kho bạc Nhà nước (10 đơn vị); 20 Kho bạc Nhà nước khu vực (có tổng số không quá 350 Phòng giao dịch).

Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo 03 cấp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (14 đơn vị); 35 Bảo hiểm xã hội khu vực; 350 Bảo hiểm xã hội liên huyện.

Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục Dự trữ Nhà nước, Cục Thống kê, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có con dấu hình Quốc huy.

Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính; quy định số lượng các đơn vị tham mưu, giúp việc của Chi cục và tương đương thuộc Cục và tương đương thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức, sắp xếp để Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục Dự trữ Nhà nước, Cục Thống kê, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đi vào hoạt động theo mô hình mới trong thời hạn tối đa 03 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Nghị định 29/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2025.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

SeABank công bố kết quả kinh doanh quý I/2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm ngày 31/12/2024 và vốn điều lệ ở mức 28.450 tỷ đồng.

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce Phố Wall lao dốc sau phát biểu của Chủ tịch Fed

23 tỉnh mới sau sáp nhập: Diện tích, dân số dự kiến sẽ thay đổi ra sao?

Được biết, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu

Cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Chính thức: Chi tiết danh sách 34 tỉnh, thành phố mới vừa được thông qua

Cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Cả nước sẽ giảm số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước từ 63 xuống còn 34, trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương theo thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 11 khóa 13.

Sáp nhập tỉnh thành: Chuyên gia cảnh báo một việc nhà đầu tư không được làm, vì có thể lỗ 20% Điểm mặt những rủi ro khiến nhà đầu tư có thể "mất tiền to" nếu ào ào mua đất theo tin đồn sáp nhập tỉnh

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Trước những rủi ro suy giảm đáng kể, Ngân hàng UOB điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống còn 6,0%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó là 7,0% và thấp hơn so với mức tăng trưởng thực tế 7,09% trong năm 2024.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Vượt lên nguy cơ thuế quan, Việt Nam tiếp tục hấp dẫn vốn FDI

Theo ông David Jackson, Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam, vượt lên những nguy cơ từ thuế quan của Mỹ, Việt Nam vẫn giữ vững vị thế là điểm đến thu hút đầu tư FDI hấp dẫn trong khu vực.

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank

Thủ tướng: Giải quyết tối đa, thỏa đáng các vấn đề thương mại mà Hoa Kỳ quan tâm, nhất là xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan, sở hữu trí tuệ

Thủ tướng yêu cầu trong ngày mai, thành lập đoàn đàm phán với phía Hoa Kỳ do Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn, xây dựng kịch bản, phương án phù hợp, tinh thần là bảo đảm tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Sự thật về việc Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ? Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực