Tập đoàn dầu khí Indonesia đầu tư 6,2 tỷ USD cho năng lượng sạch

Tập đoàn dầu khí quốc gia Pertamina của Indonesia đang lên kế hoạch đầu tư 6,2 tỷ USD vào các doanh nghiệp công nghệ và năng lượng sạch từ hydro đến pin xe điện trong 5 năm tới.

Một cửa hàng xăng dầu của Tập đoàn dầu khí quốc gia Pertamina. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Các khoản đầu tư theo kế hoạch sẽ được thực hiện thông qua công ty con là công ty năng lượng mới và tái tạo Pertamina (NRE).

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Giám đốc điều hành NRE John Anis, cho biết: “Chiến lược tăng trưởng kép của Pertamina là tăng cường hoạt động kinh doanh dầu khí hiện tại và phát triển hoạt động kinh doanh carbon thấp như động lực tăng trưởng bền vững trong tương lai”.

Giám đốc John Anis cho biết thêm, theo kế hoạch, một phần của khoản đầu tư sẽ được sử dụng để mở rộng công suất phát điện carbon thấp của Pertamina NRE lên 6 gigawatt vào năm 2029 từ mức 2,6 gigawatt hiện tại được tạo ra từ khí đốt tự nhiên, địa nhiệt, năng lượng Mặt Trời và khí sinh học. Hoạt động này cũng bao gồm việc phát triển hydro sạch, ethanol sinh học, pin và hệ sinh thái xe điện.

Quảng cáo

Trước đó, Pertamina đã công bố quan hệ đối tác với hãng sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota Motor để phát triển hệ sinh thái nhiên liệu hydro tại Indonesia và hợp tác riêng với Công ty điện Tokyo Electric Power Co. để xây dựng một cơ sở hydro địa nhiệt trên đảo Sulawesi.

NRE đặt mục tiêu sản xuất 7.000 tấn hydro sạch hằng năm vào năm 2029, hướng đến cả thị trường trong nước và khu vực, nơi nhu cầu về nhiên liệu sạch dự kiến sẽ tăng trong những năm tới.

Việc thúc đẩy sản xuất và sử dụng nhiên liệu bioethanol (thường được pha trộn với xăng theo một tỷ lệ nhất định) là một phần trong nỗ lực chung của Chính phủ Indonesia nhằm phi carbon hóa ngành vận tải. Công ty đã bắt đầu bán xăng với hỗn hợp bioethanol 5% có nguồn gốc từ mía và đang xúc tiến việc tăng tỷ lệ bioethanol lên 10%.

Tập đoàn Pertamina là một trong những "cánh tay đắc lực" của Chính phủ Indonesia trong việc thực hiện tham vọng của nước này nhằm đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060 hoặc sớm hơn, trong đó trước hết đến năm 2030 cắt giảm lượng khí thải carbon trong ngành điện xuống 250 triệu tấn, đồng thời tăng tỷ lệ sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo lên 44% theo tuyên bố Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

 

 

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Các thị trường châu Á đồng loạt đi lên sau bình luận của Chủ tịch Fed

Những bình luận mới đây của Chủ tịch Fed Jerome Powell đã làm dấy lên kỳ vọng về khả năng Fed hạ lãi suất trong năm nay, từ đó thúc đẩy các thị trường châu Á đồng loạt đi lên trong phiên chiều 3/7.

Dầu của Nga gặp đối thủ mạnh trên thị trường châu Á Bùng nổ nhu cầu máy bơm nhiệt tại thị trường châu Âu

Thị trường hàng hóa châu Á: Chỉ số Nikkei lần đầu tiên vượt mốc 40.000 điểm

Thị trường hiện đang hướng sự chú ý đến chính sách tiền tệ của Mỹ vào cuối ngày hôm nay, khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell phát biểu tại một sự kiện ở Sintra, Bồ Đào Nha.

Chứng khoán thế giới tích cực, thị trường Việt Nam vẫn có một tuần buồn Chứng khoán Nhật Bản sẽ giảm nhiệt trong nửa cuối năm 2024

Thị trường châu Á chiều 1/7: Giá vàng ổn định, giá dầu tăng

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều ngày 1/7. Nâng đỡ tâm lý thị trường là những dự báo về khả năng thiếu hụt nguồn cung khi sức tiêu thụ nhiên liệu tăng vào mùa Hè.

Cạnh tranh gay gắt với Ecuador và Ấn Độ, dự báo xuất khẩu tôm "gặp khó" tại thị trường Trung Quốc Thị trường còn "hời hợt" trước thông tin hỗ trợ

Cạnh tranh gay gắt với Ecuador và Ấn Độ, dự báo xuất khẩu tôm "gặp khó" tại thị trường Trung Quốc

Nửa đầu năm, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng trưởng gần 19%, chiếm tỷ lệ trên 20%, đưa thị trường này vươn lên vị trí số 1 của tôm Việt Nam. Song, phải cạnh tranh gay gắt với tôm Ecuador và Ấn Độ, dự báo quý III năm nay xuất khẩu tôm Việt Nam vào Trung Quốc sẽ không tăng thậm chí giảm.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản: Đồng yên yếu làm giảm sức mua Xuất khẩu tôm Việt Nam qua thị trường Trung Quốc và Mỹ tăng trưởng mạnh

Indonesia hướng tới mục tiêu 8 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Indonesia, một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới, đã đặt mục tiêu đạt 8 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc.

Giá sầu riêng cắm đầu giảm 50%, nắm hơn 1.200 ha trồng sầu, bầu Đức ra sao? Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

“Sống chung với dịch”, tìm cơ hội trong thách thức

Dịch tả heo châu Phi đang có nhiều diễn biến gia tăng trở lại, vì vậy, ngành chăn nuôi cần xác định phải nâng cao hơn nữa các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ và quản trị hiệu quả sinh học, an toàn dịch bệnh. Từ đó đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch, an to

BaF Việt Nam đạt 3 giải thưởng lớn tại Vietstock Awards 2023 IFC cam kết sẽ dành cho BaF gói tài trợ tối đa 39 triệu USD