Sanvinest (SKV): Lợi nhuận quý I sụt giảm mạnh do "dồn sức" cho năm 2023, đặt mục tiêu xuất khẩu 250 tỷ đồng sang Trung Quốc

Theo lãnh đạo Sanvinest (SKV), dự kiến năm 2024, SKV phấn đấu xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc với khoảng 250 tỷ đồng và sẽ tăng hơn trong các năm tiếp theo. Với các sản phẩm lọ, lon, SKV dự kiến tăng hàm lượng yến nhưng vẫn giữ giá bán để tăng sức c

Lãnh đạo của Tập đoàn Đồng Nhân Đường khảo sát Nhà máy Chế biến Nguyên liệu Yến sào Sanvinest Khánh Hòa
Lãnh đạo của Tập đoàn Đồng Nhân Đường khảo sát Nhà máy Chế biến Nguyên liệu Yến sào Sanvinest Khánh Hòa

Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên mới diễn ra, Công ty CP Nước giải khát Yến sào Khánh Hoà (Sanvinest, mã SKV) thông qua mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2024 tương đối thận trọng với doanh thu 1.700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 76 tỷ đồng, tương ứng giảm 21% và 26% so với thực hiện năm ngoái. Cổ tức năm 2024 dự kiến tỷ lệ 22,4%.

Năm 2024, SKV nhận định nền kinh tế trong nước được dự báo khó khăn, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của người tiêu dùng. Ngoài ra, các chi phí sản xuất kinh doanh như bao bì, nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển biến động bất thường và luôn ở mức cao, dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Trước đó, năm 2023, mặc dù doanh thu chỉ tăng 1% so với năm 2022, nhưng với con số 2.162 tỷ đồng, Sanvinest ghi nhận doanh thu cao kỷ lục, lợi nhuận sau thuế đạt 104,5 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2022, cũng là mức lãi kỷ lục của SKV.

Năm 2023, Sanvinest đã chủ động nghiên cứu nâng cao chất lượng, cải thiện thiết kế kiểu dáng công nghiệp, mẫu mã bao bì bắt mắt và nâng cao tính cạnh tranh góp phần hạn chế hàng giả, hàng nhái. Đầu tư thêm dây chuyền, máy móc thiết bị tự động hoá thay thế các thiết bị bán tự động như máy bơm rửa lọ, máy indate.

Sản phẩm Sanest, Yến sào nguyên chất Sanvinest được phân phối trên toàn quốc với hơn 1.000 đại lý, nhà phân phối, showroom giới thiệu sản phẩm tại 63 tỉnh thành. Nước yến Sanvinest phát triển tại thị trường Hải Phòng, Hà Nội, Khánh Hoà, Cần Thơ; đầu năm 2023 phát triển tại 9 tỉnh miền Trung của thị trường Đà Nẵng và theo lộ trình trong thời gian tới sẽ phát triển đến tất cả thị trường trên toàn quốc.

Sanvinest đã có gần 30 nhà phân phối tại các nước trong khu vực châu Á, châu Úc và Hoa Kỳ, xuất khẩu sản phẩm đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như Hong Kong, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Canada, Mỹ, Trung Quốc…

Công tác xuất khẩu là điểm nổi bật trong năm 2023, quý II, Sanvinest đã xuất khẩu đơn hàng qua Lào trị giá khoảng 200 triệu đồng. Năm 2023, Sanvinest được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp giấy phép xuất khẩu chính ngạch nước Yến và Yến sào Sanvinest sang thị trường Trung Quốc. Công ty xuất khẩu chính ngạch lô nước yến đầu tiên sang Trung Quốc với trị giá 475 triệu đồng, sau đó xuất khẩu lô hàng yến nguyên chất đầu tiên và lô nước yến thứ 2 với trị giá 5,1 tỷ đồng.

Tại đại hội, lãnh đạo SKV đã trả lời các câu hỏi của cổ đông liên quan đến kết quả kinh doanh quý I sụt giảm mạnh, dự báo thị trường tỷ dân Trung Quốc mà SKV mới được phép xuất khẩu chính ngạch cũng như đã có hợp tác với 2 doanh nghiệp để xuất khẩu tổ yến, nước yến, kế hoạch xây dựng nhà máy tại cụm Công nghiệp Sông Cầu.

Quý I/2024, Sanvinest đạt doanh thu 361 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 19 tỷ đồng, lần lượt giảm 42% và 37% so với cùng kỳ 2023. Đây là con số có phần bất ngờ trong bối cảnh công ty đã xuất khẩu sang Trung Quốc cũng như quý I là mùa cao điểm Tết. Giải đáp câu hỏi của cổ đông, bà Trịnh Thị Hồng Vân, Chủ tịch HĐQT Sanvinest cho biết, tình hình trong các năm vừa qua, đặc biệt năm 2023 gặp nhiều khó khăn khi sức mua sụt giảm.

Trong nỗ lực hoàn thành kế hoạch doanh thu chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập (năm 2023), công ty đã đồng ý cho hệ thống nhà phân phối nhập một lượng hàng tương đối lớn, bao gồm cả nhu cầu những tháng đầu năm 2024. Điều này khiến kết quả kinh doanh quý I/2024 sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận lần lượt giảm 21% và 26% so với năm 2023 trong khi năm 2023, lãnh đạo Sanvinest cho biết thêm, chỉ tiêu Công ty Yến sào Khánh Hòa (công ty mẹ) giao năm 2024 cũng giảm theo đánh giá sức mua của thị trường do đó, ban lãnh đạo SKV đã thống nhất điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh năm 2024 phù hợp với điều kiện tình hình thực tế, mang tính khả thi cao, đảm bảo kế hoạch phát triển dài hạn, bền vững và thỏa mãn các quyền lợi của cổ đông.

Quảng cáo

Lĩnh vực sản xuất, SKV bố trí cải tiến liên tục, tiết kiệm nhân công chi phí. Để đa dạng hóa sản phẩm gia tăng sức cạnh tranh cho thương hiệu Yến sào Khánh Hòa Sanest, Sanvinest, cuối năm 2023, SKV đã đưa ra thị trường sản phẩm mới túi Tính chất Yến sào Sanvinest Khánh Hòa với 5 dòng sản phẩm nhỏ gọn, bao bì tiện dụng sang trọng, chất lượng vượt trội phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại.

Bước đầu sản phẩm được đánh giá cao, trong năm nay công ty sẽ tiếp tục cải tiến bao bì tốt hơn nữa và sẽ triển khai độ bao phủ rộng khắp tại các kênh truyền thống, bệnh viện, siêu thị… Xây dựng đội ngũ bán hàng và PG chuyên nghiệp giới thiệu và bán sản phẩm đến người tiêu dùng với mục tiêu sản phẩm tinh chất có doanh thu chiếm tỷ trọng lớn và chủ lực trong tương lai.

Đối với sản phẩm truyền thống lon và lọ thủy tinh, SKV cũng nâng cao hàm lượng yến sào nhưng vẫn giữ giá bán để gia tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trong tình hình khốc liệt hiện nay.

Công ty đã có giấy phép chính ngạch xuất khẩu yến sào vào Trung Quốc, đã có đối tác chính thức tại thị trường này, trong 2 tháng cuối năm 2023 SKV đã xuất khẩu sản phẩm trị giá 6 tỷ đồng sang Trung Quốc.

"Trung Quốc là thị trường lớn có tiềm năng, tuy nhiên đối tác cần có thêm thời gian để xây dựng hệ thống phân phối để có kết quả tốt hơn. Trong tháng 4/2024, SKV tiếp tục ký kết hợp tác kinh doanh với đối tác Đồng Nhân Đường là hệ thống nhà thuốc Đông y lớn của nhà nước Trung Quốc chuyên kinh doanh Yến sào, Sâm, Nấm… Đối tác đã thăm quan nhà máy chế biến nguyên liệu của SKV và đánh giá rất cao. Dự kiến trong thời gian tới sẽ ký kết hợp đồng và tiến hành đặt hàng các dòng sản phẩm yến tổ", lãnh đạo Sanvinest cho biết thêm.

Về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án Nhà máy Nước giải khát cao cấp tại Cụm Công nghiệp Sông Cầu lên 420 tỷ đồng, theo lãnh đạo Sanvinest, căn cứ vào tình hình triển khai thực tế của dự án cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu thời gian tới, HĐQT điều chỉnh công suất giai đoạn 2 là 30.000 sản phẩm/giờ cũng như tăng thêm các hạng mục Trung tâm giới thiệu sản phẩm, Nhà phụ trợ, bể chứa nước ngầm…

Tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án là 420 tỷ đồng, công ty đã quyết toán đưa vào sử dụng giai đoạn 1 của nhà máy với mức đầu tư là 75,8 tỷ đồng bằng vốn tự có. Giai đoạn 2, công ty sẽ sử dụng quỹ đầu tư phát triển hiện tại và các năm tiếp theo dự kiến 80 tỷ đồng, vốn vay 220 tỷ đồng, vốn tự có 47 tỷ đồng. Mức đầu tư giai đoạn 2 là 344 tỷ đồng.

"Với dư nợ vay tăng theo tiến độ triển khai dự án thì công ty vẫn kiểm soát được dòng tiền để đảm bảo trả vốn gốc và lãi vay đúng hạn cũng như đảm bảo tính hiệu quả kinh doanh", lãnh đạo Sanvinest nói.

Về việc năm 2023, doanh thu không tăng nhiều mà chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 37 tỷ đồng, theo lãnh đạo Sanvinest, mặc dù doanh thu năm 2023 tăng 4 tỷ đồng nhưng chi phí giá vốn hàng bán giảm 39 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 37 tỷ do chi phí lương nhân viên tăng 30 tỷ đồng.

"Việc gia tăng chi phí lương của người lao động chúng tôi đã cân nhắc làm sao vừa đảm bảo lợi ích hài hoà cho người lao động cũng như lợi ích hợp pháp của cổ đông. Chúng tôi hiểu rằng, chiến lược nhân sự là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh lâu dài của công ty cũng như chính sách chi trả cổ tức cao bằng tiền mặt cho các cổ đông là góp phần nâng cao giá trị doanh nghiệp. Điều này thể hiện rõ thu nhập bình quân của người lao động năm 2023 trên 20 triệu đồng/tháng và cổ tức được chia năm 2023 là 3.010 đồng/cổ phiếu", bà Trịnh Thị Hồng Vân, Chủ tịch HĐQT Sanvinest nói.

Liên quan đến chính sách chi trả cổ tức, lãnh đạo Sanvinest cho biết, theo kế hoạch năm 2024, tỷ lệ cổ tức chỉ 22,4%, giảm so với năm 2023 (hơn 30%) do tình hình khó khăn chung.

Sanvinest đã có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng trong chiến lược kinh doanh những năm tới. Kết quả bước đầu xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc với giá trị 6 tỷ đồng cuối năm 2023, dự kiến năm 2024 sẽ xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 250 tỷ đồng và con số này sẽ tăng hơn trong các năm tiếp theo.

Để đạt được mục tiêu vậy, SKV đã đưa vào vận hành giai đoạn 1 Nhà máy chế biến nguyên liệu Yến sào và tiếp tục triển khai giai đoạn 2 xây dựng Nhà máy NGK cao cấp Yến sào Khánh Hòa có công suất 30.000 sản phẩm/giờ với tổng mức đầu tư 420 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty sẽ triển khai chương trình hợp tác, liên kết đầu tư nuôi chim Yến trong nhà nhằm chủ động nguồn nguyên liệu cũng như kiểm soát giá thành sản phẩm.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Tồn kho bất động sản gần 26.000 sản phẩm, tăng mạnh sau một quý và giá nhà vẫn tiếp tục tăng

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết hết quý III, lượng hàng tồn kho bất động sản tăng mạnh so với quý trước. Dẫu vậy, giá bán vẫn tiếp tục neo cao ở phần lớn địa phương.

Cả nước tồn kho khoảng 17.105 BĐS chung cư, nhà ở riêng lẻ và đất nền Tồn kho đã cạn, nguồn cung vụ Thu Đông thấp, giá gạo thơm vụ Đông Xuân 2025 có giảm?

Dự án nhà ở gần 500 tỷ đồng ở Hải Dương về tay 2 doanh nghiệp “họ nhà” Licogi

Liên danh Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 18 (Licogi 18) - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 18.1 (Licogi 18.1) vừa được UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng tại Khu đô thị mới Bắc cầu Hàn (giai đoạn 1).

Thu thuế từ nhà, đất ở TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh Vốn ngoại đổ vào bất động sản tăng gần 2,4 lần so với năm 2023

TP.Hồ Chí Minh lập tổ công tác gỡ vướng cho các dự án chậm được cấp “sổ hồng”

Sau khi được thành lập, tổ công tác sẽ rà soát tổng thể và thống kê số liệu các khu nhà, các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn TP đã được cấp phép đầu tư xây dựng và được đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận.

Thu thuế từ nhà, đất ở TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh Vốn ngoại đổ vào bất động sản tăng gần 2,4 lần so với năm 2023

Hà Nội điều chỉnh diện tích loạt khu đô thị lớn ở Đông Anh

Ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định 5697/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Đông Anh.

Huy động 30.575 tỷ đồng trái phiếu chính phủ qua đấu thầu trong tháng 10/2024 Vinaconex “bắt tay” Lapinta xây khu nhà ở hơn 500 tỷ đồng ở Nghệ An

TP. Hồ Chí Minh chỉ cho phép xây chung cư mini ở những tuyến đường có chiều rộng tối thiểu 3,5m

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 101 quy định về đường giao thông để phương tiện chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại nơi có nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ (chung cư mini) của cá nhân trên địa bàn.

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2 Sau thương vụ mua cổ phiếu “khủng” của Vinhomes, thêm một doanh nghiệp mua lại lượng lớn cổ phiếu quỹ

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2

Phiên đấu giá 20 thửa đất (LK01 và LK02) tại khu xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Hà Nội) chỉ thu hút hơn 100 nhà đầu tư tham gia nhưng giá chốt những lô đầu tiên vẫn cán mốc trên 100 triệu đồng/m2.

Đại biểu Quốc hội hiến kế loại bỏ người tham gia đấu giá đất để bán lại Giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh trước áp lực chốt lời

Sở Xây dựng Hải Phòng làm rõ việc mua nhà ở xã hội phải trả tiền chênh

Phản ánh đến cơ quan chức năng, bà Nguyễn Huyền (TP. Hải Phòng) cho biết, hiện nay, người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội tại thành phố đều không thể mua được với giá trị thật như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải chi trả thêm một số tiền "chênh" 100-300 triệu đồng tùy vị trí.

Dự án nhà ở hơn 520 tỷ đồng ở Hải Dương “về tay” liên danh Tập đoàn Quang Giáp - Đức Dương Nhà biệt thự và liền kề tại Hà Nội tiếp tục tăng "nóng"

Huyện ven Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng gần 6.500m2 đất ở

UBND Thành phố Hà Nội vừa có quyết định giao đất tại xã Phú Túc cho UBND huyện Phú Xuyên để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất.

Kỳ vọng đất đai tiếp tục tăng giá, nhiều người sẵn sàng trả giá cao trong các cuộc đấu giá đất Vì sao đất đấu giá ở Hà Nội tiếp tục lập đỉnh mới?

Nhà biệt thự và liền kề tại Hà Nội tiếp tục tăng "nóng"

Từ đầu năm đến nay, loại hình biệt thự/nhà liền kề liên tiếp có những đợt sóng tăng giá và đỉnh điểm tháng 10/2024, mức giá ở loại hình này lại tăng “nóng”.

Hà Nội: Nhà đất trong ngõ nhỏ vượt mốc 150 triệu đồng/m2, tương đương với giá biệt thự ven đô Cả quý III, TP. Hồ Chí Minh chỉ ghi nhận 60 giao dịch biệt thự thành công