Rung lắc tiếp diễn, chuỗi 6 phiên tăng bị cắt đứt

Rung lắc đã xuất hiện ở các phiên trước và tiếp tục hiện hữu trong cả phiên giao dịch 9/5. VN-Index chưa kịp đảo chiều tăng điểm cuối phiên nhưng cũng chỉ đánh rơi chưa đến 2 điểm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Rung lắc tiếp diễn, chuỗi 6 phiên tăng bị cắt đứt

Định vị thị trường

Động lực tăng mới cho các thị trường chứng khoán châu Á chưa xuất hiện nên các chỉ số lại chứng kiến sự trái chiều trong vận động. Các chỉ số TWSE (-0,68%), KOSPI (-1,2%), NIKKEI 225 (-0,34%), SET (-0,12%) cùng giảm điểm trong khi chỉ thị trường Trung Quốc ghi nhận sắc xanh đồng đều của các chỉ số SHCMP (+0,83%), HSI (+1,13%), SZI (+1,55%).

Kể từ phiên giao dịch 7/5, thị trường Việt Nam cũng đã có dấu hiệu đà tăng chậm lại nhưng các nỗ lực hỗ trợ của nhóm vốn hóa lớn vẫn được duy trì khiến chỉ số VN-Index chưa có phiên giảm điểm nào. Chỉ tới phiên hôm nay (9/5), chỉ số mới ghi nhận phiên giảm điểm đầu tiên. Dù vậy, mức độ giảm cũng không đáng kể, giảm chưa đến 2 điểm.

Chất xúc tác

Trong bối cảnh, các biến số tỷ giá và lãi suất chưa thuận lợi, việc thị trường xuất hiện phiên thanh khoản cao như ngày hôm qua có thể đã tạo ra điểm nhấn sau chuỗi 9 phiên liên tiếp khớp lệnh dưới mức bình quân 20 phiên.

Dù vậy, trạng thái thanh khoản cao chưa thể duy trì khi khớp lệnh lại sụt ngay 22% ở phiên hôm nay. Điều này cho thấy, một bộ phận nhà đầu tư vẫn có chiều hướng đứng ngoài và chấp nhận bỏ qua nhịp hồi phục của thị trường để chờ mua khi lực bán chốt lời xuất hiện mạnh hơn.

Nhóm này thực tế cũng có cơ sở riêng trong quan điểm giao dịch bao gồm cả vấn đề tỷ giá, lãi suất. Theo ghi nhận, tỷ giá và lãi suất đều chưa hạ nhiệt mạnh. Tỷ giá tự do dù đã giảm nhưng vẫn dao động quanh 25.700 VND/USD. Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng mới giảm về 4,26% ở kỳ hạn qua đêm, 4,48% ở kỳ hạn 1 tuần, 4,68% ở kỳ hạn 2 tuần…

Hiện Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kết hợp đồng thời cả 2 hoạt động bơm rút. Phiên hôm qua, kênh cầm cố có 2.179,48 tỷ đồng trúng thầu, có 25.056,67 tỷ đồng đáo hạn. Đồng thời, có 5.500 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu với lãi suất giữ ở mức 3,75% và có 4.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Tổng cộng, NHNN hút ròng 24.371,19 tỷ đồng từ thị trường, khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường tăng lên mức 73.590 tỷ đồng, khối lượng trên kênh cầm cố giảm xuống 55.210,09 tỷ.

Ngoài ra, hoạt động bán mạnh của nhà đầu tư nước ngoài cũng bước sang phiên thứ 2 liên tiếp. Giá trị bán ròng đạt gần 1.700 tỷ đồng trên HOSE với VHM (-1.249 tỷ đồng) vẫn là tâm điểm ở các giao dịch thỏa thuận.

Chiều ngược lại, khối ngoại lại giải ngân đột biến vào HVN (+215 tỷ đồng), qua đó có phiên mua ròng thứ 3 liên tiếp.

3ex-2024-05-09-4107-8874.png
Theo thống kê, khối ngoại đóng góp 11,5% vào tổng giao dịch 2 chiều trên HOSE.

Vận động thị trường

So với phiên hôm qua, rung lắc xuất hiện nhiều hơn khi sự đối kháng ở nhóm cổ phiếu lớn không thật sự ngã ngũ. Trong khoảng 30 phút khớp lệnh cuối, thị trường vẫn chủ yếu dao động quanh mức tham chiếu. Trạng thái đóng cửa trong sắc đỏ của VN-Index không phản ánh được xu hướng khi VN-Index chỉ giảm 1,82 điểm xuống 1.248,64 điểm (-0,15%). Tổng giao dịch sàn đạt hơn 20.000 tỷ đồng.

Tại rổ VN30, BCM (+6,4%), TPB (+2,3%), VPB (+1,1%) vẫn cân đối khá tốt lại áp lực của SAB (-2,2%), VNM (-1,9%), HDB (-1,7%), GAS (-1,7%), VRE (-1,5%), SSI (-1,3%). Tổng cộng rổ VN30 ghi nhận 13 mã tăng so với 16 mã giảm giá.

Đà hồi phục của VN-Index dù có sự chững lại nhưng dòng tiền vẫn tìm cách len lỏi tới các cổ phiếu Midcap và Penny. Các mã CMG, VOS vẫn tăng trần trong khi DGC, VHC, PVP, VGC, TV2, ANV, PVT, PVT tăng trên 2%. Còn cổ phiếu HVN tiếp tục tăng tốc nhờ lực cầu mạnh mẽ của nhà đầu tư ngoại.

Sắc đỏ dù có sự nhỉnh hơn nhưng rất ít cổ phiếu ghi nhận áp lực bán lớn. Hầu hết, các cổ phiếu chỉ giảm dưới 1% như VND, HAG, PDR, GEX, VCG, PVD, PNJ, DXG, CTD, VIX, DBC, KDH.

Kể cả trường hợp cần chú ý nhất là NVL (+1,1%) cũng không xuất hiện thêm diễn biến bất lợi sau một phiên giảm sàn.

Các diễn biến này cho thấy đà hồi phục chỉ mới đang suy yếu nhưng chưa có dấu hiệu kết thúc. VN-Index vẫn tiếp tục duy trì được xu hướng tăng ngắn hạn và vẫn bỏ ngỏ khả năng chinh phục mốc 1.250 điểm.

Với 2 sàn HNX và UPCoM, sắc xanh vẫn ở lại, HNX-Index tăng 0,03% còn UPCoM-Index tăng 0,37%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt gần 2.700 tỷ đồng.

Theo Thời đại

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

VN-Index có lần đầu tiên trở lại mốc 1.250 điểm sau hơn 1 tháng

VN-Index có lần đầu tiên trở lại mốc 1.250 điểm sau hơn 1 tháng

Mặc dù kỳ số liệu CPI tháng 4 của Mỹ và đáo hạn phái sinh vẫn ở phía trước nhưng thị trường vẫn có những vận động tích lũy khả quan. Sau chuỗi 3 phiên hạ nhiệt là 2 phiên tăng trở lại và còn giúp VN-Index có lần đầu tiên lấy lại mốc 1.250 điểm sau gần 1 tháng.

Ảnh minh họa.

Soi hiệu quả hoạt động và quản trị chi phí của các ngân hàng

Thông thường khi đánh giá về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, một số chỉ số sẽ được quan tâm nhiều hơn có thể kể đến ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu), ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), CIR (chi phí hoạt động/tổng thu nhập),…

Chat với BizLIVE