Điểm danh những cổ đông ngoại trong ngân hàng Việt

Bên cạnh cổ đông cá nhân và tổ chức trong nước, nhiều ngân hàng có sự chi phối của các cổ đông nước ngoài.

Điểm danh những cổ đông ngoại trong ngân hàng Việt
Ảnh minh họa

Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ 1/7 quy định ngân hàng phải công khai thông tin cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ, trong đó có cổ đông nước ngoài.

Việc công bố thông tin cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng giúp thị trường có cơ hội tiếp cận đầy đủ hơn cơ cấu sở hữu tại các nhà băng, kể cả với cổ đông chiến lược nước ngoài, đồng thời cũng là biện pháp cần thiết để có thể kiểm soát được tình trạng sở hữu chéo.

Gần đây nhất, MBBank (MBB) vừa công bố bản cập nhật danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ, có thêm hai cái tên mới là J.P.Morgan Securities PLC và Nordea 1, SICAV, nắm lần lượt 1,5% và 1,03% cổ phần của MBBank.

Trước đó, vào ngày 16/7, MBBank đã công bố hai cổ đông lớn khác nắm trên 1% vốn điều lệ là Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam và Pyn Elite Fund.

Ngoài ra, MBBank còn có bốn cổ đông lớn khác bao gồm Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, Tổng Công ty trực thăng Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), và Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Tổng cộng, nhóm cổ đông này sở hữu 44,345% vốn điều lệ sau đợt phát hành cổ phiếu ESOP.

Ngân hàng OCB cũng là nhà băng có cổ đông ngoại sở hữu vốn với tỷ lệ cao. Theo đó, bên cạnh các cổ đông tổ chức trong nước, OCB có 3 cổ đông nước ngoài là Aozora Bank, Ltd nắm 15% vốn điều lệ; Portal Global Limited và Pyn Elite Fund (Non-Ucits) lần lượt sở hữu 3,03% và 2,42% vốn.

Như vậy, tổng sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư ngoại đang chiếm 20,45% vốn của OCB.

Trong khi đó tại VPBank (VPB), dẫn đầu về sở hữu của nhóm cổ đông tổ chức là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) là cổ đông chiến lược của VPBank, nắm gần 1,2 tỷ cổ phiếu, tương đương 15% vốn điều lệ.

Ngoài ra còn có hai quỹ đầu tư là Composite Capital Master Fund và Vietnam Enterprise Investments lần lượt nắm 216,6 triệu cổ phiếu và 101 triệu cổ phiếu VPBank, tương ứng 2,73% và 1,28% vốn ngân hàng này.

Quảng cáo

Tại ABBank (ABB), cổ đông nước ngoài là Maybank, cũng là cổ đông chiến lược, sở hữu 16,39% vốn điều lệ và là cổ đông có tỷ lệ sở hữu cao nhất. Tại ACB, 3 tổ chức ngoại là Smallcap World Fund, Inc., Boardwalk South Limited và VOF PE Holding 5 Limited sở hữu là hơn 6% vốn điều lệ.

Hay tại HDBank (HDB), Baillie Gifford Pacific Fund sở hữu 2,19% vốn và Sovico Holdings nắm tỷ lệ 14,27% vốn và là cổ đông duy nhất nắm trên 5% cổ phần của nhà băng này.

Trong nhóm Big4, Vietcombank (VCB) và Vietinbank (CTG) cũng có sự tham gia của cổ đông nước ngoài. Theo đó, Vietcombank đang có cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank nắm giữ 556 triệu cổ phiếu VCB, tương đương 15% vốn của ngân hàng này và Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) tham gia với số cổ phần sở hữu là hơn 93,3 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 1,67% vốn điều lệ tại Vietcombank.

Trong khi đó, cổ đông ngoại của Vietinbank là Ngân hàng Nhật MUFG đang nắm giữ hơn 1 tỷ cổ phiếu CTG, tương ứng 19,73% vốn điều lệ ngân hàng VietinBank và là tổ chức nắm giữ nhiều cổ phiếu CTG nhất.

Ở chiều ngược lại, nhiều nhà băng chưa có nhiều sự xuất hiện của cổ đông nước ngoài. Ví dụ như Eximbank, theo danh sách mới cập nhật, 2 cổ đông là tổ chức nắm giữ cổ phần trên 1% tại Eximbank là Tập đoàn Gelex sở hữu 10% và Công ty cổ phần Chứng khoán VIX với 3,58%.

KienlongBank cũng tương tự. Theo danh sách công bố, 21 cổ đông, bao gồm 16 cổ đông cá nhân và 5 cổ đông tổ chức, đang nắm hơn 70% vốn điều lệ của KienlongBank, trong đó không có cổ đông nước ngoài.

Hay tại BVBank, Nam A Bank, Saigonbank, các nhà băng này đều đang trong quá trình tìm kiếm các cổ đông chiến lược nước ngoài phù hợp với chiến lược tăng trưởng của ngân hàng.

Trong diễn biến liên quan, Ngân hàng Nhà nước vừa có thông báo lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với dự thảo thông tư quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

Trong đó Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu ngân hàng phải rà soát đầy đủ danh sách cổ đông và nhóm cổ đông có liên quan đang nắm cổ phần vượt tỷ lệ, thời điểm chốt số liệu là đến hết ngày 30/6/2024. Đồng thời có lộ trình giảm tỷ lệ, cam kết đi kèm gửi cơ quan giám sát trong vòng 120 ngày kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.

Trường hợp ngân hàng thương mại, cổ đông, cổ đông và người có liên quan không thực hiện đúng theo lộ trình tuân thủ, tùy theo tính chất, mức độ, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

SeABank vinh dự nhận giải thưởng UN WEPs Award 2024 hạng mục “Bình đẳng giới tại thị trường”

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự đạt danh hiệu cao quý UN WEPs Award 2024 (Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ năm 2024) ở hạng mục "Bình đẳng giới tại thị trường" do Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Sacombank lần thứ 3 vào “Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam”

Sacombank vinh dự được xướng tên "Top 50 Công ty Kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024" tại lễ trao giải thường niên do Tạp chí Nhịp cầu đầu tư tổ chức mới đây. Đây là năm thứ 3 Sacombank có mặt tại Top 50 danh giá.

Sacombank trao 2 xe Vinfast VF3, chờ đón chủ nhân Vinfast VF7 Plus 5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank

Phiên bùng nổ chưa phải đáp án "cuối" cho thị trường

Thị trường đã trải qua một tuần đi ngang và giảm điểm nhẹ kể từ sau phiên bùng nổ. Các chuyên gia đưa ra những lý giải về trạng thái thị trường và dự báo về xu hướng tiếp theo.

Thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi kỳ vọng nâng hạng được thắp lại Giảm 4/5 phiên, thị trường đứt chuỗi 3 tuần hồi phục

Cổ phiếu giảm sâu nhất nhóm chứng khoán vừa được bơm vốn 500 tỷ đồng

Công ty chứng khoán Phú Hưng (PHS) đã nhận được công văn chấp thuận kết quả phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ lên hơn 2.000 tỷ đồng. Đáng chú ý từ đầu năm 2024, cổ phiếu PHS ghi nhận mức giảm sâu nhất trong nhóm cổ phiếu chứng khoán.

Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS TPBank đang khắc phục sự cố hệ thống

Chuyện gì đây: 39.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong tháng 12/2024, 15 doanh nghiệp có khả năng chậm trả

Theo Mirae Asset, điểm chung của các doanh nghiệp này bao gồm (1) phần lớn đều hoạt động trong lĩnh vực phát triển bất động sản; (2) thiếu minh bạch trong việc công bố thông tin và không có lịch sử hoạt động; (3) kết quả kinh doanh không khả quan cùng với

VIS Rating: 33% trái phiếu đáo hạn trong tháng 11 có nguy cơ chậm trả gốc Doanh nghiệp liên quan Novaland chi 640 tỷ đồng tất toán trái phiếu trước hạn