Agribank chi gần 5.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

Agribank dự kiến mua lại gần 4.998 tỷ đồng mã trái phiếu AGRIBANK192601 từ nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng và các nguồn vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Agribank chi gần 5.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn
Ảnh minh họa

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa có văn bản công bố thông tin về đợt mua lại trái phiếu AGRIBANK192601.

Theo đó, ngân hàng dự kiến mua lại gần 4.998 tỷ đồng mã trái phiếu AGRIBANK192601. Ngày thực hiện quyền mua lại là 29/4/2024. Ngày chốt danh sách người sở hữu trái phiếu là 13/9/2024.

Kể từ ngày chốt danh sách cho tới ngày thực thực hiện quyền mua lại, trái chủ không được yêu cầu đăng ký chuyển nhượng trái phiếu và bất kỳ khoản thanh toán tiền gốc hoặc tiền lãi nào liên quan đến trái phiếu.

Quảng cáo

Giá mua lại bằng 100% mệnh giá trái phiếu. Nguồn mua lại là từ nguồn vốn kinh doanh của Agribank và các nguồn vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Mã trái phiếu AGRIBANK192601 được phát hành ngày 24/9/2019, kỳ hạn 7 năm, với lãi suất áp dụng cho kỳ tính lãi đầu tiên là 8,1%/năm. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không được đảm bảo bằng tài sản của tổ chức phát hành, được phát hành và thanh toán bằng VND.

Tổng khối lượng vốn huy động dự kiến là 5.000 tỷ đồng. Theo báo cáo về kết quả chào bán lô trái phiếu AGRIBANK192601, Agribank đã bán được gần 4.998 tỷ đồng trái phiếu cho tổng cộng 36.101 nhà đầu tư gồm 35.803 nhà đầu tư cá nhân và 298 nhà đầu tư tổ chức. Sau khi trừ đi 16,5 tỷ đồng chi phí, tổng thu ròng từ đợt chào bán trái phiếu của ngân hàng là 4.981 tỷ đồng.

Tháng 11/2023, Agribank từng thông báo đấu giá lô trái phiếu trên với trái chủ là CTCP Công trình và Thương mại Quốc tế, mã trái chủ 13030081 theo Hợp đồng cầm cố tài sản số 2211 ngày 22/11/2019 giữa Agribank Chi nhánh Hà Thành với Công ty Quốc Tế. Giá khởi điểm là 850 triệu đồng.

Đây là lần thứ hai trong năm nay Agribank tiến hành mua lại trái phiếu trước hạn. Trước đó, hồi tháng 3 vừa qua, Agribank cũng đã tiến hành mua lại 1.140 tỷ đồng lô trái phiếu VBACLH2229001 phát hành ngày 15/4/2022, kỳ hạn 7 năm và dự kiến năm 2029 mới đáo hạn, lãi suất phát hành 6,63%/năm.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Nhóm ngân hàng chiếm hơn 72% lượng trái phiếu phát hành trong 8 tháng

8 tháng đầu năm 2024, có 227 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 215.583 tỷ đồng và 13 đợt phát hành ra công chúng trị giá 22.773 tỷ đồng. Trong đó, trái phiếu do nhóm ngân hàng phát hành chiếm hơn 72%, tiếp đến là bất động sản với gần 19%.

Số tiền thanh toán lãi trái phiếu nửa đầu năm 2024 của Xi măng Xuân Thành gấp gần 13 lần lãi ròng Nhiều ngân hàng tăng cường phát hành trái phiếu

Bí kíp đưa NCB thành "điểm đến mới" của nhân sự ngành Ngân hàng

Nhiều thay đổi đột phá trong công tác nhân sự thời gian qua đã giúp Ngân hàng NCB thu hút, giữ chân nhiều nhân tài và trở thành một trong những “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”.

Ngân hàng NCB chính thức triển khai Nền tảng Quản lý Quan hệ Khách hàng với Zoho Corporation NCB quyết liệt tái cơ cấu theo đúng lộ trình

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề: Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng đánh giá thiệt hại cơn bão số 3 gây ra cho khách hàng vay vốn để triển khai hỗ trợ miễn, giảm lãi trước ngày 20/9…

Hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng để 5 địa phương khắc phục thiệt hại do cơn bão Yagi gây ra Giá dầu thế giới tăng hơn 1% do lo ngại bão đổ bộ

Ngân hàng Nhà nước: tỷ giá diễn biến linh hoạt, phù hợp điều kiện thị trường

Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm, phù hợp với điều kiện thị trường. Trong nhiều giai đoạn, VND diễn biến ổn định hơn nhiều đồng tiền khác.

Tỷ giá biến động trái chiều, giá vàng SJC vẫn đứng im sau kỳ nghỉ lễ Tỷ giá đột ngột giảm sâu dưới mốc 25.000 VND/USD

Ngân hàng Nhà nước trả lời kiến nghị cử tri về gỡ khó cho ngư dân đóng "tàu 67"

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho cả ngư dân và ngân hàng thương mại cần phải có sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ.

"Điểm danh" các ngân hàng có thể được nới room tín dụng Trái ngược tăng trưởng tín dụng tại hai “đầu tàu” kinh tế