Nhiều doanh nghiệp tầm cỡ nắm cổ phần chi phối tại các ngân hàng

Danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại sau khi được công bố đã hé lộ nhiều doanh nghiệp tầm cỡ, trong đó, có không ít “ông lớn” trong ngành bất động sản.

Ảnh minh họa

Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), bắt đầu từ ngày 1/7/2024, các ngân hàng phải công bố thông tin các cổ đông nắm từ 1% vốn điều lệ. Đồng thời, danh sách người có liên quan, đối với cả cá nhân và tổ chức, cũng được mở rộng hơn nhiều so với trước.

Sau khi các ngân hàng lần lượt công khai danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ, danh sách các ông chủ thực sự đứng sau các nhà băng cũng lộ diện, trong đó, xuất hiện không ít các doanh nghiệp bất động sản.

Đầu tiên phải kể đến ABBank (mã ABB), trong số 19 cổ đông (bao gồm 16 cổ đông cá nhân và 3 cổ đông tổ chức) đang sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên, Tập đoàn Geleximco là cổ đông tổ chức nắm giữ lượng cổ phần lớn thứ 2 (nắm giữ 132,2 triệu cổ phiếu ABB, tương đương 12,78% vốn điều lệ); người liên quan đến tập đoàn này nắm hơn 48,1 triệu cổ phiếu, tương ứng 4,65%. Công ty CP Glexhomes - một công ty do Tập đoàn Geleximco sáng lập cũng đang sở hữu 4,43% cổ phần tại ABBank.

Ông Vũ Văn Tiền, Phó Chủ tịch HĐQT ABBank, đồng thời đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Geleximco không trực tiếp sở hữu cổ phần tại ABBank nhưng đang nắm 33,5% cổ phần tại Geleximco. Bên cạnh đó, ông Vũ Văn Hậu, em ruột ông Vũ Văn Tiền, cùng người liên quan đang sở hữu gần 180 triệu cổ phần, tương đương 17,41% vốn ABBank.

Danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ tại ABBank - Nguồn: ABBank

Tại Eximbank (mã EIB), theo danh sách công bố tại ngày 1/7, nhà băng này có tổng cộng 5 cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên. Trong đó, cổ đông tổ chức lớn nhất là Tập đoàn GELEX (mã GEX) sở hữu 85,6 triệu cổ phiếu EIB, tương ứng 4,9% vốn điều lệ. 2 cổ đông tổ chức còn lại là Chứng khoán VIX sở hữu hơn 62 triệu cổ phiếu EIB, tương đương 3,58% vốn điều lệ và Công ty cổ phần Thắng Phương sở hữu hơn 53 triệu cổ phiếu EIB, tương đương 3,07% vốn.

Đến ngày 5/8, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận việc GELEX mua cổ phần của Eximbank thông qua phương thức giao dịch khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận qua hệ thống giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong năm 2024. Sau đó, trong hai ngày 7/8 và 8/8, GELEX đã mua lần lượt 50 triệu và 39 triệu cổ phiếu EIB, nâng tổng sở hữu lên 174,6 triệu cổ phiếu EIB, tương đương 10% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn nhất của Eximbank.

Trong danh sách 20 cổ đông đang sở hữu 1,66 tỷ cổ phiếu OCB, tương ứng với 80,6% vốn của Ngân hàng Phương Đông, có 13 cổ đông tổ chức. Trong đó, có nhiều cái tên đang hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến bất động sản như Tổng Công ty Bến Thành đang nắm tỷ lệ 4,96% vốn; Đầu Tư Bình An House nắm 4,74% vốn; Greenwave Capital nắm 4,44% vốn; Đầu Tư HVR nắm 3,85% vốn; Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận sở hữu 3,27% vốn; Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh nắm tỷ lệ 3,25%,…

Tại Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB), trong số 11 cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên, có 10 cổ đông tổ chức. Ngoài cổ đông lớn nhất là Tập đoàn VNPT (nắm gần 121 triệu cổ phiếu MSB, tương đương 6,05% vốn), một loạt các công ty liên quan đến ROX Group (tên cũ là TNG Holdings) cũng đang nắm giữ gần 5,4% vốn của MSB gồm, ROX Key Holdings nắm 2,43% vốn MSB; Đầu tư và Cho thuê tài sản TNL nắm 1,08% vốn MSB; Đầu tư xây dựng ROX Cons 1,87% vốn MSB.

Bên cạnh đó, 3 doanh nghiệp khác, mỗi doanh nghiệp sở hữu gần 5% vốn tại MSB gồm: Công ty TNHH Khu nghỉ dưỡng Bãi Dài 4,96%; Công ty TNHH Thành phố Công nghệ Xanh Hà Nội 4,97%; Công ty Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Hà Nội - Đài Tư 4,98%.

Tại HDBank (mã HDB), Sovico Holdings - thành viên thuộc Tập đoàn Sovico (hoạt động trong các lĩnh vực tài chính - ngân hàng, hàng không, bất động sản và công nghiệp) là cổ đông duy nhất nắm trên 5% cổ phần của nhà băng này, với số cổ phần sở hữu 417,7 triệu đơn vị, tương đương 14,27% vốn điều lệ.

Quảng cáo

2 cổ đông tổ chức còn lại là 2 quỹ ngoại Baillie Gifford Pacific Fund và Pyn Elite Fund (Non-Ucits) sở hữu lần lượt 64,2 triệu cổ phiếu HDB (tương ứng 2,19% vốn điều lệ) và 64,5 triệu cổ phiếu HDB (tương đương 2,2% vốn).

Danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ tại MSB - Nguồn: MSB

Ngoài cổ đông nắm giữ trên 1% vốn điều lệ tại các ngân hàng là các doanh nghiệp có liên quan đến bất động sản, danh sách được một số ngân hàng công bố còn hé lộ ông chủ đến từ các lĩnh vực khác. Điển hình như tại Ngân hàng Techcombank (mã TCB) đang có 13 cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ, trong đó 6 cổ đông tổ chức bao gồm 4 quỹ ngoại là quỹ đầu tư chính phủ Singapore sở hữu hơn 1%; Morgan Stanley & Co. International Plc sở hữu 1,45%; COG Investment I B.V và người liên quan nắm 7,9%. Vesta VN Investments B.V và người liên quan nắm 7,9%.

Ngoài ra, 2 cổ đông tổ chức còn lại là Tập đoàn Masan và người liên quan nắm 15,2% và Công ty TNHH Mapleleaf sở hữu 4,96% vốn ngân hàng.

Tại ngân hàng MB (mã MBB), Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam đang nắm 65,7 triệu cổ phiếu MBB, tương ứng 1,24% vốn điều lệ. Người liên quan của Bảo hiểm Prudential cũng sở hữu thêm 1,5 triệu cổ phiếu MBB, tương ứng 0,02% vốn.

5 cổ đông khác là Pyn Elite Fund (NON-UCITS) nắm giữ 86,3 triệu cổ phiếu MBB, tương ứng với 1,63% vốn; Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn nắm 376 triệu cổ phiếu MBB, tương ứng 7,1% vốn; Tổng Công ty trực thăng Việt Nam nắm 447 triệu cổ phiếu (8,43% vốn); Tập đoàn Công nghiệp - Viễn Thông quân đội (Viettel) nắm tổng cộng 1 tỷ cổ phiếu, bằng 19% vốn thông qua hai công ty con; trong khi Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nắm 9,8% vốn MB, tương ứng 532 triệu cổ phiếu.

Tương tự, tại LPBank (mã LPB), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) vẫn đang nắm gần 167,2 triệu cổ phiếu LPB, tương đương tỷ lệ sở hữu 6,54%. Người có liên quan VNPost sở hữu hơn 225.000 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ chưa đến 0,09%.

Cổ đông còn lại nắm giữ trên 1% vốn theo báo cáo là ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch LPBank với hơn 70,7 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu hơn 2,765%. Người có liên quan ông Thuỵ nắm gần 3.900 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,0002%.

Còn tại Nam A Bank (NAB), trong 15 cổ đông nắm giữ trên 1% vốn có 9 cổ đông tổ chức. Trong đó, cổ đông tổ chức lớn nhất là Công Ty TNHH Rồng Thái Bình Dương nắm hơn 99,8 triệu cổ phiếu NAB, tương đương hơn 9,4% vốn điều lệ. Tiếp đến lần lượt là Công ty cổ phần Thương mại sản xuất Độc Lập nắm 44,3 triệu cổ phiếu (gần 4,1% vốn); Công ty cổ phần Kim Phong Bảo nắm 37,6 triệu cổ phiếu (gần 3,6% vốn), Công ty cổ phần Hoàn Vũ Sài Gòn nắm 32,5 triệu cổ phiếu (3% vốn); Công ty cổ phần Hoàn Vũ Sài Gòn sở hữu 31 triệu cổ phiếu (2,9% vốn), Công ty TNHH Hoàn Cầu sở hữu 28 triệu cổ phiếu (2,6% vốn),…

Liên quan đến Công ty TNHH Hoàn Cầu, ông Phan Đình Tân, Tổng Giám đốc công ty cũng đang sở hữu hơn 20 triệu cổ phiếu cổ phiếu NAB, tương đương gần 1,9% vốn điều lệ, trong khi ông Nguyễn Quốc Toàn, Phó Chủ tịch HĐTV đang nắm gần 35,3 triệu cổ phiếu, tương ứng 3,3% vốn.

Đến thời điểm hiện tại, phần lớn các ngân hàng đã công khai danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ. Tuy nhiên, vẫn còn một số ngân hàng chưa chính thức công bố. Dự kiến, khi các ngân hàng này hoàn tất việc công bố, danh sách các doanh nghiệp nắm giữ lượng lớn cổ phần tại các nhà băng sẽ dài thêm.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Cổ phiếu “đại gia” bán vàng, trang sức tăng nóng

Trước tình trạng nguồn nguyên liệu gặp khó khăn và nguồn cung sản phẩm 24K bị hạn chế kéo dài từ nửa cuối năm 2024 đến nay, PNJ đã chủ động ưu tiên phân bổ nguồn lực cho mảng trang sức bán lẻ – lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của công ty.

Giá vàng giảm mạnh, cổ phiếu PNJ "bốc đầu" kịch trần, điều gì đang diễn ra? Doanh thu bán vàng sụt giảm mạnh, Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại PNJ

Vietnam Airlines và quy trình vệ sinh máy bay chuẩn 5 sao

Sau mỗi chuyến bay, đội ngũ nhân viên vệ sinh máy bay phải nhanh chóng hoàn thiện công việc dọn dẹp trong khoang để mang đến không gian sạch sẽ, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhất cho hành khách.

Vietnam Airlines báo lãi hơn 3.600 tỷ đồng trong quý I/2025 nhờ khách quốc tế và giá nhiên liệu Cuộc đua tăng vốn của các “ông lớn” hàng không ACV, Vietnam Airlines, Vietjet Vietnam Airlines được tăng vốn thêm 9.000 tỷ đồng, chuẩn bị mua 50 tàu bay mới

Bộ Công an bổ nhiệm Trung tá Lê Cảnh Duy làm Thành viên Hội đồng thành viên Mobifone

Ông Lê Cảnh Duy sinh năm 1981, hiện là Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (Gtel) - một doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone về Bộ Công an MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 5G

PV Gas đặt kế hoạch kinh doanh “đi lùi”, dự kiến phát hành thêm 70 triệu cổ phiếu thưởng

Năm 2025, PV Gas đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu hợp nhất 74.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 5.300 tỷ đồng, lần lượt giảm 29% và 50% so với năm 2024. Kế hoạch này được xây dựng theo phương án giá dầu 70 USD/thùng.

Vốn hoá FPT đã vượt PV GAS, chỉ còn sau Vietcombank, BIDV, Hòa Phát PV Gas đạt doanh thu cao nhất lịch sử, mỗi ngày thu về khoảng 4 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng

Thuduc House (TDH) bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế gần 89 tỷ đồng

Thuduc House (TDH) bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế quá hạn gần 89 tỷ đồng.

Sau thay Tổng Giám đốc, Chủ tịch Thuduc House đăng ký bán gần hết cổ phiếu sở hữu Thuduc House bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng

Chủ tịch Tasco lý giải việc "bắt tay" đối tác Trung Quốc, không chỉ phân phối, Tasco có thể sửa chữa, rửa xe

Theo Chủ tịch Tasco, chiến lược “tích hợp theo chiều dọc” của công ty là phát triển cả “thượng nguồn” lẫn “hạ nguồn”, không chỉ phân phối mà còn tiến tới làm những dịch vụ mà khách hàng sử dụng hàng ngày như sửa chữa, rửa xe...

Tasco thâu tóm doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối Volvo duy nhất tại Việt Nam Tasco bắt tay Geely lập liên doanh làm dự án lắp ráp ô tô gần 170 triệu USD

Sân bay Long Thành và Cao tốc Bình Phước: Hai lần liên danh của Sơn Hải 'dậy sóng' khi trượt thầu vì không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật

Đại diện Tập đoàn Sơn Hải cho biết, họ "rất ngạc nhiên" với quyết định của chủ đầu tư, nhất là khi các nhà thầu tên tuổi khác như Cienco4, Vinaconex, Đèo Cả hay chính Sơn Hải đều bị loại với lý do "không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật".

Gói thầu quan trọng nhất sân bay Long Thành có công nghệ gì? Lai lịch liên danh 5 công ty công nghệ thắng 2 ông lớn VNPT - Viettel tại gói thầu 2.000 tỷ đồng sân bay Long Thành