Nhu cầu cao gạo nội địa tăng, nguồn cung hạn chế đẩy giá lúa lên cao

Nhu cầu gạo nội địa đang tăng cao trong dịp giáp Tết, trong khi nguồn cung hạn chế do diện tích thu hoạch lúa Đông Xuân 2023 chưa nhiều, đẩy giá lúa tươi ở miền Tây tăng cao. Lúa Đông Xuân sớm bán được giá tốt khiến nông dân vô cùng phấn khởi.

Nhu cầu gạo nội địa tăng mạnh là yếu tố chính đẩy giá lúa Đông Xuân sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao và đang dao động từ 7.100 – 7.200 đồng/kg.

Nhu cầu gạo nội địa tăng mạnh mùa giáp Tết

Ông Trần Tuấn Kiệt - Giám Đốc Công Ty TNHH Lương thực – Thực phẩm XNK miền Nam cho biết, hiện nay các doanh nghiệp làm gạo xuất khẩu đã đóng cửa nghỉ Tết nhưng nhu cầu gạo nội địa trên thị trường đang cao, đặc biệt là khu vực phía Bắc, trong khi diện tích thu hoạch lúa Đông Xuân sớm rất ít, chỉ ở một số tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu và khu vực Mỹ An - Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp, vì là lúa Đông Xuân sớm nên năng suất thấp so với năm qua.

Cánh hàng xáo cho biết nhu cầu gạo chợ tăng trong khi nguồn cung hạn chế đẩy giá lúa tươi DT8, OM18 tại ruộng dao động từ 7.100-7.200 đồng/kg, với mức này nông dân trồng lúa rất phấn khởi. Lượng lúa này phần lớn cung ứng có các nhà máy xay gạo xô bán cho chợ gạo An Cư - Cái Bè với giá 10.300-10.500đ/kg.

Năm 2023, tín hiệu tích cực từ thị trường Philippines

Mới đây, tờ The Philippine Star cho biết, Philippines có thể nhập khẩu nhiều gạo hơn ngô trong năm nay do sản lượng gạo thấp hơn cùng kỳ và việc gia hạn các mức thuế thấp hơn.

Trong một báo cáo, Cơ quan Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã nâng dự báo nhập khẩu gạo của Philippines lên 3,8 triệu tấn trong năm 2023 từ mục tiêu 3,4 triệu tấn trước đó, do nhu cầu bù đắp cho sự thiếu hụt sản xuất.

Trước đó, Liên đoàn Nông dân Tự do (FFF) Philippines cho biết nước này có thể cần nhập khẩu ít nhất 3 triệu tấn gạo với tình trạng thiếu hụt do sản lượng thấp và mức sử dụng lương thực cao hơn.

Trong báo cáo mới nhất của FAS cho biết, sản lượng gạo xay xát của Philippines dự kiến sẽ thấp hơn, xuống còn 11,975 triệu tấn so với dự báo trước đó là 12,411 triệu tấn trong năm nay.

FAS đã trích dẫn, thiệt hại từ Siêu bão Karding vào tháng 9/2022 là một trong những yếu tố khiến dự báo thấp hơn.

“Diện tích thu hoạch đã giảm xuống còn 4,7 triệu ha do thiệt hại do siêu bão Karding gây ra. Trong khi đó, việc giảm bón phân cũng sẽ làm giảm năng suất lúa”, FAS cho biết.

Quảng cáo

USDA cũng ước tính mức tiêu thụ gạo của Philippines sẽ đạt 15,7 triệu tấn vào năm tới, cao hơn so với dự báo trước đó là 15,6 triệu tấn. Điều này phù hợp với sự thay đổi nhu cầu từ bánh mì giá cao sang gạo.

Tháng trước, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr đã phê chuẩn sự tán thành của Ủy ban về Thuế quan và các vấn đề liên quan của Hội đồng để mở rộng mức thuế suất Tối huệ quốc (MFN) thấp đối với thịt lợn (tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh), ngô, gạo và than theo Điều hành Đặt hàng (EO) số 171 trong một năm nữa.

Top 4 thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của Việt Nam lần lượt là Philippines, Trung Quốc, Malaysia và Indonesia, trong đó 3 thị trường Philippines, Malaysia và Indonesia đều tăng rất mạnh, riêng thị trường Trung Quốc lại sụt giảm đến 2 con số. Cụ thể:

Đứng đầu danh sách các nước nhập khẩu gạo hàng đầu là Philippines, trong năm 2022 nước này đã nhập khẩu 3.213.708 tấn từ Việt Nam, trị giá 1,419 tỷ USD, so với năm rồi tăng 30,91% về khối lượng và tăng 56,13% về giá trị, chiếm 45,22% tổng khối lượng xuất khẩu gạo của cả nước.

Thứ hai là thị trường Trung Quốc, trong năm qua xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang thị trường này đạt 850.949 tấn, với kim ngạch đạt được là 432,317 triệu USD, so với năm ngoái giảm 19,63% về khối lượng và giảm 17,29% về kim ngạch.

Thị trường Malaysia đứng thứ ba với khối lượng gạo xuất khẩu trong năm 2022 đạt 438.401 tấn, trị giá 199 triệu USD, so với năm trước tăng 53,12% về khối lượng và tăng 40,25% về kim ngạch.

Thứ tư là thị trường Indonesia và khối lượng gạo xuất khẩu trong năm 2022 sang thị trường này đạt 119.205 tấn, trị giá 58,624 triệu USD, so với năm 2021 tăng 77,48% về lượng và tăng 77,92% về kim ngạch.

Doanh nghiệp gạo “ngóng” nới room tín dụng

Theo ông Kiệt có nhiều tín hiệu tích cực từ các thị trường gạo xuất khẩu, nhất là tín hiệu đến từ Philippines – thị trường chủ lực của gạo Việt Nam, và doanh nghiệp kỳ vọng năm 2023 sẽ mở ra nhiều cơ hội cho ngành lúa gạo Việt Nam. Đặc biệt, khi vào thu hoạch rộ lúa Đông Xuân, nguồn cung lúa gạo hàng hóa nhiều giá lúa sẽ giảm khi đó doanh nghiệp gạo rất cần tiền mua lúa tạm trữ.

Để có thể xuất khẩu gạo được giá tốt vừa đảm bảo lợi ích cho nông dân lẫn doanh nghiệp, các doanh nghiệp gạo cần chuẩn bị nguồn vốn để vào vụ Đông Xuân - vụ lúa chính cho sản lượng và chất lượng lúa gạo tốt nhất mua dự trữ với khối lượng lớn, vì hầu hết các nước nhập khẩu gạo đều muốn mua gạo của Việt Nam trong vụ mùa này.

“Dự kiến, trong quý 1/2023 Ngân hàng Nhà nước sẽ nới room tín dụng và giải ngân cho doanh nghiệp gạo, khi đó các nhà cung ứng và các doanh nghiệp xuất khẩu có thể mua tạm trữ lúa gạo với khối lượng để chuẩn bị bán hàng vào tháng 5, tháng 6 khi nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu tăng cao.

Dự kiến là vậy nhưng đến nay các doanh nghiệp gạo vẫn chưa vay được tiền, thực tế này khiến họ vô cùng lo lắng, vì qua Tết là thu hoạch rộ lúa Đông Xuân doanh nghiệp cần tiền mua gạo tạm trữ đón đầu nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines được dự báo tăng mua so với năm 2022”, Giám Đốc Công Ty TNHH Lương thực – Thực phẩm XNK miền Nam nói.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Bất ngờ tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí Minh có lợi suất cho thuê chung cư cao nhất cả nước

Hiện lợi suất cho thuê chung cư trung bình tại Bình Dương là 4,7%, vượt trội so với mức 3,7% của Hà Nội và 3,6% của TP. Hồ Chí Minh. 3,6% cũng là lợi suất cho thuê chung cư bình quân toàn quốc năm 2024.

Thu hẹp dư nợ cuối năm 2024, Chứng khoán Mirae Asset gặp thách thức về dư địa phát triển Hà Nội yêu cầu tập trung xử việc thao túng giá bất động sản

Hà Nội yêu cầu tập trung xử việc thao túng giá bất động sản

Ngày 20/1, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Công văn số 224/UBND-ĐT về việc triển khai thực hiện Công điện số 03/CĐ-TTg ngày 15/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.

Viglacera đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn 1.700 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất thoái vốn trong năm 2025 Giá chung cư cao cấp tại một tỉnh "sát vách" TP.HCM đang nằm ở "vùng trũng", thấp hơn từ 30-200% so với Hà Nội

Giá chung cư cao cấp tại một tỉnh "sát vách" TP.HCM đang nằm ở "vùng trũng", thấp hơn từ 30-200% so với Hà Nội

Ở Bình Dương, căn hộ từ 45-50 triệu đồng/m2 đã có tiêu chuẩn bàn giao cao cấp, và duy trì tỷ lệ lấp đầy cho thuê 80-90%, với giá thuê hàng tháng khoảng 15 triệu đồng/căn 2PN. Tuy nhiên, tại Hà Nội hay TP.HCM, căn hộ giá từ 80-90 triệu đồng/m2 mới có thể

Gần 80% các thương vụ M&A bất động sản diễn ra trong phân khúc công nghiệp, vì sao? Một phân khúc bất động sản cả năm “im ắng” bỗng “trỗi dậy” vào cuối năm với lượng tiêu thụ bất ngờ tăng 2-3 lần

Hà Nội tạm dừng đào đường từ ngày 22/1

Nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn thành phố, Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu, từ ngày 22/1, tạm dừng thi công đào đường, hè các công trình trên địa bàn.

Thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và duy trì triển vọng tích cực Chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường, giá tăng từ 7-10%

Chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường, giá tăng từ 7-10%

Chuyên gia của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định, thị trường bất động sản nhà ở năm 2025 sẽ có bước phát triển. Chung cư vẫn dẫn dắt thị trường, giá căn hộ sẽ tiếp tục tăng từ 7-10% so với năm 2024.

Giá bán chung cư cũ Hà Nội tăng cao chưa từng thấy Gần 10.000 căn hộ chung cư có giá từ 80 triệu đồng/m2 đổ bộ vào thị trường trong năm 2024

Metro số 1 "lăn bánh", cơ hội cho bất động sản từ khu vực ít ai ngờ tới

Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chính thức lăn bánh cuối tháng 12/2024 sau hơn 10 năm chờ đợi được xem là “cú hích” cho thị trường bất động sản dọc tuyến hạ tầng này. Tâm lý “bao xa không bằng bao lâu” của người mua nhà Tp.HCM cùng tiềm năng tăng giá

TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức hoạt động "đẩy" giá căn hộ chung cư dọc tuyến tăng nóng 35 - 70%, cao vượt trội so với thị trường

Gần 80% các thương vụ M&A bất động sản diễn ra trong phân khúc công nghiệp, vì sao?

Tại Việt Nam, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào bất động sản (BĐS) tăng mạnh trong năm 2024, bất động sản công nghiệp và hậu cần duy trì triển vọng tích cực. Nhu cầu về nhà xưởng và nhà kho xây sẵn tăng nhờ sự tăng trưởng của thương mại điện tử và dòng vốn FDI.

Tân Hoàng Minh đề xuất xây khu du lịch nghỉ dưỡng rộng 1.655ha ở Quảng Bình

Đề xuất được Công ty TNHH thương mại dịch vụ và khách sạn Tân Hoàng Minh đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình khi đến tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh chiều ngày 15/1/2025.

Triển vọng sáng của Nhà ở xã hội trong năm 2025 Giá chung cư mới ở Hà Nội cao gấp 3 - 5 lần so với thu nhập của người dân, thiết lập mức tăng kỷ lục trong vòng 8 năm

Triển vọng sáng của Nhà ở xã hội trong năm 2025

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp việc các địa phương ráo riết vào cuộc cũng như sự “mở cửa” của hàng loạt chính sách mới hứa hẹn sẽ mở ra nhiều triển vọng tích cực cho thị trường nhà ở xã hội trong năm 2025.

Long An tìm nhà đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 7.640 tỷ đồng ở Đức Hòa Dư nợ cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết 33/NQ-CP không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm của ngân hàng