Người Việt chọn mua TV: Ngày càng “không để ý” thương hiệu

Tiêu chí thương hiệu ngày càng không quá quan trọng với khách hàng Việt khi lựa chọn TV, đặc biệt với phân khúc trung cấp và giá rẻ.

Điều kiện kinh tế bất ổn, nhu cầu mua sắm với đồ điện tử, trong đó có sản phẩm TV đi xuống. Thị trường Việt Nam cũng không phải ngoại lệ khi chứng kiến doanh số TV liên tục giảm mạnh.

Theo thống kê của hãng nghiên cứu độc lập, trong năm 2021 khi đại dịch hoành hành, toàn thị trường tiêu thụ hơn 2,7 triệu TV, giảm tới hơn 15% so với năm trước đó. Sang năm 2022, dù điều kiện bình thường trở lại, thị trường không thể hồi phục, thậm chí tiếp tục đà giảm nhẹ. Đến nửa đầu 2023, doanh số TV tại Việt Nam được ghi nhận tiếp tục đà đi xuống.

Trong đà tụt dốc suốt gần 3 năm qua, thị trường cũng chứng kiến sự thay đổi trong tâm lý mua sắm TV của khách hàng Việt. Cụ thể, người dùng dần dà không quá mặn mà với yếu tố thương hiệu sản phẩm mà đề cao đến các tiêu chí như chất lượng ổn định, giá bán hợp lý, tính năng đủ dùng.

Minh chứng cho điều này là thị phần của 2 hãng TV dẫn đầu thị trường Việt Nam đều ghi nhận xu hướng giảm. Cụ thể, theo thống kê, thị phần của Samsung từ 40,1% (năm 2021) về 38,3% (2022), Sony cũng giảm thị phần từ 19,1% xuống 17,7% trong cùng thời kỳ.

tv-xaomi-1-9722.png Xiaomi kết hợp với các nhà bán lẻ lớn như FPT Shop tập trung bán độc quyền sản phẩm ở phân khúc tầm trung và giá rẻ

Ở chiều ngược lại, các hãng TV “mới nổi” ở Việt Nam như TCL, Casper, Xiaomi lấy dần “miếng bánh” thị phần. Trong đó, TCL có thêm 3% thị phần (từ 10,5% lên 13,5%), Casper có thị phần tăng từ 6,5% lên 7,2%. Xiaomi ra mắt sau nhưng cũng nhanh chóng gia tăng vị thế trên thị trường.

Chuyên gia công nghệ Tiến Minh phân tích: “Nguyên nhân là người dùng đang không nhận thấy sự khác biệt quá lớn giữa các nhãn hàng, đặc biệt ở phân khúc bình dân. Không tính các TV ở phân khúc cao cấp, các TV tầm giá bình dân nếu bỏ hết logo ra sẽ không có sự khác biệt giữa các hãng.

Quảng cáo

Điều này bắt nguồn từ chuỗi cung ứng toàn cầu đang mở hơn bao giờ hết. Các công ty ở quy mô nào cũng có thể tạo ra sản phẩm công nghệ với sự chênh lệch không nhiều về chất lượng, thiết kế, tính năng”.

Là hãng TV top đầu thế giới và ở Trung Quốc, TCL đánh chiếm thị trường Việt Nam bằng chiến lược phủ đủ phân khúc. Sản phẩm đa dạng đem đến nhiều lựa chọn cho khách hàng cùng mức giá tốt hơn so với 3 đối thủ dẫn đầu là Samsung, Sony, LG giúp TCL vươn lên là kẻ thách thức 3 “ông lớn”.

Từ đầu năm nay, TCL ra mắt dòng QLED 4K C645 với 5 biến thể màn hình kích thước từ 43-75 inch, giá trải dài từ 11 triệu đến 29 triệu đồng. Dòng TV TCL QLED 4K Q646 cũng có đến 4 model với kích thước màn hình và giá bán khác nhau.

Trong khi đó, Casper với mác “hàng Thái Lan” cũng khá thành công nhờ chính sách bán lẻ tốt, chiết khấu mạnh tay cho các đại lý để đẩy hàng ra thị trường.

Chiến lược của hãng là tiếp tục giữ chỗ đứng và tăng dần thị phần trên thị trường bằng việc tập trung cho chiến lược phân phối. Về sản phẩm, Casper chỉ tung ra 2 mẫu TV cao cấp từ đầu năm để làm thương hiệu là LaCasper OLED TV 55CGS810 có giá 42,9 triệu đồng và LaCasper OLED TV 65CGS810 giá là 53,9 triệu đồng. Doanh số tiêu thụ của TV Casper vẫn dựa vào các sản phẩm giá rẻ của hãng.

Với Xiaomi, hãng kết hợp với các nhà bán lẻ lớn, tập trung bán độc quyền sản phẩm ở phân khúc tầm trung và giá rẻ.

Đơn cử, Xiaomi hợp tác chuỗi FPT Shop bán mẫu Mi TV P1 kích thước 55 inch giá 7,99 triệu đồng, rẻ hơn 30-50% so với các sản phẩm đối thủ. Ngoài ra, hãng cũng giới thiệu hàng loạt lựa chọn TV kích thước nhỏ và vừa với giá từ 3,9 triệu đến 8,5 triệu đồng, đánh mạnh vào phân khúc tầm trung và giá rẻ với 2 model Mi TV A2, Mi TV P1 cùng nhiều lựa chọn về kích thước màn hình.

Chuyên gia Tiến Minh nhận định, tầng lớp người dùng trẻ Việt Nam đang sẵn sàng chấp nhận các thương hiệu mới. Đây là cơ hội cho các hãng như TCL, Casper, Xiaomi tiến vào thị trường TV. Trong đó Xiaomi là cái tên quen thuộc với người dùng yêu công nghệ bởi hệ sinh thái sản phẩm đa dạng của hãng xuất hiện từ lâu ở Việt Nam. Đồ của Xiaomi được định vị là chất lượng, giá tốt, thông minh và thiết kế tinh tế.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ

Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây đã chỉ trích các mức thuế quan mới của Mỹ “về cơ bản là sai” khi Đức cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể trả đũa bằng cách nhắm vào các ông lớn công nghệ Mỹ.

Bitcoin rơi thẳng đứng xuống dưới 77.000 USD trong 'cơn bão' thuế quan của ông Trump Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan

Áp dụng trí tuệ vào bất động sản công nghiệp Việt Nam nhiều thách thức

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong tương lai của thị trường bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng AI tại Việt Nam vẫn còn gặp thách thức.

Điểm danh những cổ phiếu hạ tầng khu công nghiệp “hút” nhà đầu tư Liên tiếp cấp phép dự án lớn, bất động sản công nghiệp hưởng lợi

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ

Thông tin về việc Mỹ thông báo mức thuế 25% đối với ô tô và xe tải nhẹ nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 3/4 nhập khẩu đã lan rộng khắp thế giới khi các nhà cung cấp xe toàn cầu cảnh báo về việc tăng giá ngay lập tức và các đại lý bày tỏ lo ngại về tình trạng

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô, khí hóa lỏng LNG Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/3 đã thông báo quyết định áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu - điều mà ông đã cam kết từ lâu với các cử tri Mỹ và được áp dụng từ ngày 2/4 tới.

Không bị áp thuế bán phá giá, tập đoàn thép lớn nhất VN tiết lộ bí quyết làm việc với cơ quan điều tra EU EU lùi thời hạn áp thuế trả đũa Mỹ

Trung Quốc lại khiến thế giới phải nể phục: Tung ra 3 công nghệ lần đầu tiên được áp dụng trên thế giới trong lĩnh vực vận tải đường sắt

Ngày 22/3, tại ga cảng Hoàng Hoa thuộc tuyến đường sắt Sóc Hoàng, hệ thống điều khiển tàu tự động thông minh cho đường sắt trọng tải lớn đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển đã chính thức vận hành.

Các chuỗi F&B Trung Quốc “lấn sân” Đông Nam Á, thách thức các “ông lớn” Mỹ Trung Quốc nỗ lực kích cầu giữa bão thuế quan Mỹ

Cuộc đua AI tại Trung Quốc ngày càng “nóng” hơn

Tối ngày 21/3, tập đoàn công nghệ Tencent của Trung Quốc đã chính thức ra mắt phiên bản hoàn chỉnh của mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) T1, đẩy mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực AI vốn ngày càng sôi động.

Mỹ có thể đổi hướng chính sách đối với các tập đoàn công nghệ Cổ phiếu công nghệ lao đao: Loạt “bigtech” NVIDIA, Microsoft, Alphabet, META giảm mạnh từ đỉnh, FPT cũng “bốc hơi” 33.000 tỷ vốn hóa