Nghị quyết 68: "Cải cách đột phá tạo nền tảng phát triển mới cho kinh tế tư nhân"

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, những cải cách đột phá trong Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong nhận thức và hành động, tạo ra nền tảng phát triển mới cho khu vực kinh tế tư nhân.

Nghị quyết 68:
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh. (Ảnh: Quốc hội)

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Tạo chuyển biến đột phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân đánh dấu một bước ngoặt mang tính cải cách sâu sắc, lần đầu tiên khu vực kinh tế tư nhân được xác lập là “một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia", thay vì là “một trong những động lực” như các văn kiện trước đây.

Xung quanh Nghị quyết vừa được ban hành, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh đánh giá Nghị quyết mới về phát triển kinh tế tư nhân đã có những cải cách đột phá, đặc biệt là việc xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. Những cải cách đột phá này được kỳ vọng sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong nhận thức và hành động, tạo ra nền tảng phát triển mới cho khu vực kinh tế tư nhân.

Theo TS. Võ Trí Thành, Việt Nam đang đứng trước thời khắc lịch sử của một kỷ nguyên phát triển mới hướng tới khát vọng hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045 - kỷ niệm 100 năm thành lập, trở thành một quốc gia phát triển, thu nhập cao. Để đạt được mục tiêu, nền kinh tế cần tăng trưởng cao, bền vững trong 20 năm tới và trong sự phát triển đó không thể thiếu đóng góp của lực lượng kinh tế tư nhân hùng mạnh cùng sự trưởng thành của các doanh nghiệp và doanh nhân dân tộc.

Trước đó, trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định những đóng góp rất quan trọng của kinh tế tư nhân đối với những thành quả đáng tự hào của nền kinh tế đất nước sau 40 năm đổi mới.

“Kinh tế tư nhân không chỉ giúp mở rộng sản xuất, thương mại, dịch vụ mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều doanh nghiệp tư nhân Việt Nam không chỉ làm chủ thị trường nội địa mà còn khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế”, Tổng Bí thư đánh giá.

Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng chỉ ra kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển, không thể bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh. Đồng thời, doanh nghiệp tư nhân còn gặp nhiều rào cản trong tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là vốn tín dụng, đất đai, tài nguyên và nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các ngành công nghệ, kỹ thuật và tài chính. Trong khi đó, hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo, môi trường kinh doanh nhiều trở ngại, thủ tục hành chính phức tạp, tốn nhiều thời gian, chi phí và tiềm ẩn rủi ro…

Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải thay đổi được trong tư duy, nhận thức thì mới thay đổi được trong cách "ứng xử" và hành động, chính sách cụ thể đối với khu vực kinh tế tư nhân. Theo đó, Nhà nước phải có phương thức quản lý phù hợp với cơ chế thị trường, bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và quyền cạnh tranh bình đẳng của kinh tế tư nhân; xóa bỏ mọi rào cản, minh bạch hóa chính sách, loại bỏ lợi ích nhóm trong hoạch định chính sách và phân bổ nguồn lực…

TS. Võ Trí Thành cho rằng, nghị quyết mới đã nêu ra nhiều giải pháp xóa bỏ các rào cản, khơi dậy sức mạnh để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng. Đồng thời, đánh giá đúng về tầm vóc, vai trò động lực của khu vực kinh tế tư nhân để tạo ra những chuyển biến thật sự có ý nghĩa, mang tính đột phá hơn, đáp ứng những mong mỏi trên thực tế và thôi thúc kinh tế tư nhân nhanh chóng lớn mạnh.

“Nghị quyết đã yêu cầu loại bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết, quy định chồng chéo, xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", thay vào đó là xây dựng mối quan hệ giữa chính quyền với doanh nghiệp cởi mở, thân thiện, đồng hành, liêm chính phục vụ, kiến tạo phát triển. Đây sẽ là tiền đề tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch hơn để doanh nghiệp tư nhân bứt phá trong thời gian tới”, TS. Võ Trí Thành nói.

Quảng cáo

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng lưu ý bên cạnh những cải cách về mặt thể chế, chính sách, việc khu vực kinh tế tư nhân có thể vươn lên mạnh mẽ để nắm bắt cơ hội và thực hiện sứ mệnh lịch sử đối với tương lai thịnh vượng của quốc gia, dân tộc hay không cũng phải phụ thuộc vào bản thân sự nỗ lực của các doanh nghiệp.

Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân

Tại Nghị quyết số 68, ngoài nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, là lực lượng tiên phong thúc đẩy tăng trưởng... Bộ Chính trị cũng nêu rõ kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể giữ vai trò nòng cốt để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, vươn lên phát triển thịnh vượng.

Nghị quyết 68 nhấn mạnh quan điểm kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, là lực lượng tiên phong thúc đẩy tăng trưởng. (Ảnh minh họa)

Nghị quyết khẳng định phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài; cần được cụ thể hoá trong các chiến lược, chính sách phát triển của đất nước; nhằm phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, kích hoạt, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực trong Nhân dân cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh, tăng cường đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Nghị quyết cũng yêu cầu xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; đánh giá đúng vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với phát triển đất nước; nuôi dưỡng, khuyến khích tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của người dân, doanh nghiệp, tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế; bảo đảm đầy đủ quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, được tự do kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm.

Đồng thời, tạo dựng, củng cố niềm tin giữa Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và doanh nhân; bảo đảm kinh tế tư nhân cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong tiếp cận cơ hội kinh doanh và các nguồn lực của nền kinh tế, nhất là vốn, đất đai, công nghệ, nhân lực, dữ liệu và các nguồn lực hợp pháp khác của đất nước theo quy định của pháp luật.

Nhà điều hành tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, ổn định, an toàn, dễ thực thi, chi phí thấp, đạt chuẩn quốc tế. Doanh nghiệp tư nhân được bảo đảm khả năng cạnh tranh khu vực, toàn cầu.

Cùng với đó, cơ quan quản lý xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển trong những lĩnh vực ưu tiên, nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số, tham gia vào các nhiệm vụ quan trọng, chiến lược của quốc gia và vươn tầm khu vực, thế giới; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số và làm giàu hợp pháp, chính đáng.

Nghị quyết nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng, kiến tạo của Nhà nước, lấy doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân có đạo đức, văn hóa kinh doanh, bản lĩnh, trí tuệ, sáng tạo, nỗ lực vươn lên. Đồng thời, đội ngũ doanh nhân sẽ được tôn vinh, cổ vũ để phát triển lớn mạnh, có tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, khát vọng cống hiến, thượng tôn pháp luật, tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội.

Nghị quyết đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân. Có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10 - 12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đóng góp khoảng 55 - 58% GDP, khoảng 35 - 40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84 - 85% tổng số lao động; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5 - 9,5%/năm. Cùng với đó, trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

Tầm nhìn đến năm 2045, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

Để đạt được các mục tiêu, Nghị quyết 68 nêu ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó, có việc đổi mới tư duy, thống nhất cao về nhận thức và hành động, khơi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân; đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách; tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực; thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Với 429/434 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thánh, cuối giờ làm việc sáng nay (này 17/5), Quốc hội đã thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây

Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước? Cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn là đầu tàu, trụ đỡ cho thị trường chứng khoán

Nghị quyết 68 và lối mở cho kinh tế tư nhân qua giao dịch hàng hóa

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị không chỉ tái khẳng định vai trò then chốt của khu vực kinh tế tư nhân mà còn xác lập lại phương thức vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết 68: "Cải cách đột phá tạo nền tảng phát triển mới cho kinh tế tư nhân" VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn

Thương mại công bằng - sẽ có nhiều đơn hàng giữa doanh nghiệp Việt - Mỹ được khởi động

Mới đây, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Robert Kaproth, Trợ lý Bộ trưởng phụ trách tài chính quốc tế Bộ Tài chính Hoa Kỳ cùng các cộng sự nhằm trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác..

Thủ tướng: Khẩn trương đàm phán ký thỏa thuận mua bán khí Methanol trị giá 6 tỷ USD, tăng nhập khẩu nhiều mặt hàng, đề nghị Hoa Kỳ có giải pháp thuế đối ứng bằng 0... Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng trước thềm đàm phán với Hoa Kỳ về thuế đối ứng vào ngày mai

Việt Nam vẫn là điểm sáng thị trường bất động sản trong khu vực

Mặc dù thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương chậm lại, xong thị trường Việt Nam vẫn ghi nhận cải thiện về mặt đầu tư do hạ tầng được đẩy mạnh.

Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam đón chuyển động mới Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Bứt tốc phát triển hạ tầng, đưa tăng trưởng về đích

Với mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt tối thiểu 8% cũng như hai con số trong giai đoạn tiếp theo, đầu tư hạ tầng được nhắc đến như là một động lực rất quan trọng. Hàng loạt công trình, dự án lớn, trọng điểm đã và đang được đẩy mạnh đầu tư để cải thiện hạ tầng kết nối, đồng thời tạo ra dư địa phát triển mới cho nền kinh tế.

Việt Nam vừa lập kỷ lục tăng trưởng GDP, mục tiêu vào top 30 nền kinh tế lớn thế giới Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước?

Thủ tướng chia sẻ quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Sáng nay, tại Hà Nội, tại buổi làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chia sẻ về quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ NÓNG: Chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% nhiều khoản phí, lệ phí đến hết năm 2026

Tại dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí, Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% nhiều khoản phí, lệ phí đến hết năm 2026 nhằm tiếp tục góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ Tài chính đề xuất miễn lệ phí trước bạ cho ô tô điện thêm 2 năm Lệ phí ô tô điện có thể được miễn thêm 2 năm

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương liên quan về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Thủ tướng có chỉ đạo mới về 2.200 dự án, 6 triệu tỷ đồng, hơn 300.000 ha đất đang “treo” Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Kết luận phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho hạ tầng chiến lược và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổ

Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10 Chuẩn bị có thêm gói tín dụng 100.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội