Mức chênh lệch lạm phát lớn ở Mỹ

Tại Mỹ đang có sự chênh lệch lớn trong mức lạm phát giữa các khu vực, trong đó tốc độ xây dựng nhà ở là một yếu tố quyết định.

154245-kinh-te-my-tang-truong-cham-lai-lam-phat-tang-cao.jpg
Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Khu vực Tampa-St. Petersburg-Clearwater ở Florida gần đây đã ghi nhận mức lạm phát thấp nhất trong số 23 khu vực đô thị trên toàn nước Mỹ - ở mức 1,8% trong 12 tháng tính đến hết tháng Năm, theo dữ liệu từ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Đây là một sự đảo ngược đáng ngạc nhiên so với năm ngoái, khi khu vực này là một trong những nơi có lạm phát cao nhất nước Mỹ.

Trong khi đó, khu vực đô thị Honolulu ở Hawaii lại ghi nhận mức lạm phát theo năm cao nhất cả nước vào tháng Năm, ở mức 5,2%. Trên toàn quốc, lạm phát ở mức 3% trong tháng Năm so với cùng kỳ năm ngoái.

Tốc độ phát triển kinh tế và xây dựng nhà ở dân cư đã bùng nổ ở khu vực Vịnh Tampa. Do đó, chi phí nhà ở đã giảm trong năm qua, kéo lạm phát tổng thể giảm theo. Theo các nhà kinh tế học, sự gia tăng trong hoạt động xây dựng nhà ở cũng đóng góp phần lớn vào mức lạm phát thuộc hàng thấp nhất cả nước ở Houston, Minneapolis và Denver.

Quảng cáo

Trong khi đó, cách bờ biển miền Trung Florida hơn 4.500 dặm, thiên đường đảo Hawaii tiếp tục phải chịu tình trạng thiếu nhà ở kinh niên. Tình hình này còn trở nên tồi tệ hơn sau trận cháy rừng Lahaina thảm khốc năm ngoái.

Theo các chuyên gia, nguồn cung nhà ở tại tiểu bang này đã không theo kịp nhu cầu trong hàng chục năm, dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn về khả năng chi trả nhà ở. Điều kiện thắt chặt trên thị trường cũng đang gây khó khăn cho New York, nơi từng tự hào có mức lạm phát thấp nhất cả nước. Hiện tại, lạm phát ở thành phố đông dân nhất nước Mỹ này là hơn 4%.

Bà Barbara Denham, chuyên gia kinh tế của công ty nghiên cứu Oxford Economics, cho nhận định sự chênh lệch về lạm phát giữa các khu vực một phần là do nguồn cung nhà ở mới và ảnh hưởng của nó đến giá cả.

Chi phí nhà ở chiếm khoảng 1/3 chỉ số CPI của Bộ Lao động Mỹ, một thước đo lạm phát được theo dõi chặt chẽ. Lạm phát đã giảm đáng kể từ mức cao kỷ lục 40 năm của hai năm trước, nhưng chi phí nhà ở vẫn ở mức cao.

Đó là một trở ngại chính đối với cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Nhưng tình hình đã cải thiện gần đây. Sau khi “neo” ở mức cao vào đầu năm nay, áp lực giá tiếp tục giảm dần trong quý II, thúc đẩy Fed tiến gần hơn đến việc cắt giảm lãi suất, hiện đang ở mức cao nhất trong 23 năm. Thị trường chứng khoán Mỹ đang đặt cược mạnh mẽ vào khả năng Fed sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng Chín tới.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Các "ông lớn" tài chính kỳ vọng BoJ tiếp tục tăng lãi suất

Công ty quản lý tài sản lớn số hai thế giới đẩy mạnh nắm giữ vị thế bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) vì vẫn thấy khả năng BoJ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 tới.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%