Nhật Bản trước áp lực tranh luận về thuế quan với Mỹ

Nếu Nhật Bản trở thành mục tiêu trong các cuộc điều tra của Mỹ về khả năng áp dụng thuế quan có đi có lại, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản này có thể phải cân nhắc các đợt tăng lãi suất bổ sung.

a-nh-ma-n-hi-nh-2024-08-07-lu-c-17-49-34-20240807175007.png
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) ở Tokyo. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump tranh luận về các chi tiết của thuế quan trả đũa đã được lên kế hoạch, Washington đã ra tín hiệu rằng họ có thể coi thao túng tiền tệ là một rào cản phi thuế quan để kích hoạt một khoản thuế đối ứng từ Mỹ.

Nếu Nhật Bản trở thành mục tiêu trong các cuộc điều tra của Mỹ về khả năng áp dụng thuế quan có đi có lại và Nhà Trắng kết luận rằng sự suy yếu của đồng yen có liên quan đến chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), ngân hàng trung ương này có thể phải đối mặt với áp lực từ Washington để hành động nhanh hơn khi cân nhắc các đợt tăng lãi suất bổ sung.

Ông Trump muốn hạn chế nhập khẩu, hy vọng điều này sẽ mở rộng việc làm trong nước. Chính quyền của ông coi việc tăng thuế quan, bao gồm cả việc áp dụng các khoản thuế có đi có lại, là một cách để đạt được mục tiêu đó. Các khoản thuế quan này có thể có hiệu lực sớm nhất là vào ngày 2/4.

Mỹ dường như hình dung ra một cơ chế sẽ áp dụng các khoản thuế tương ứng đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia có rào cản thương mại thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ. Washington đang tiến hành điều tra để lập danh sách các quốc gia mục tiêu.

Trong trường hợp của Nhật Bản, Mỹ có thể phản đối những gì họ coi là rào cản phi thuế quan. Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cũng cho biết cuộc điều tra sẽ bao gồm thao túng tiền tệ.

Quảng cáo

Nếu một quốc gia cố tình giữ đồng nội tệ yếu, điều đó sẽ gây bất lợi cho hàng xuất khẩu của Mỹ. Theo Nhà Trắng, nếu tác động của chính sách này tương đương với việc áp dụng thuế quan, Mỹ có thể áp dụng một khoản thuế trả đũa. Hơn nữa, ông Bessent đã ngụ ý rằng Washington có thể xem xét các nỗ lực của một quốc gia về "kiềm chế lãi suất".

Một số quốc gia đã chứng kiến "sự tích tụ thặng dư lớn" có thể một phần là do tỷ giá hối đoái, ông Bessent nhận định, đồng thời nói thêm rằng "sự kìm hãm lãi suất" cũng có thể là một yếu tố ở một số nơi.

Điều này có nghĩa là nếu đồng tiền của một quốc gia vẫn yếu do lãi suất thấp hơn, hành vi này có thể bị Washington coi là một hình thức thao túng tiền tệ.

Nhiều người cho rằng mục tiêu chính của cuộc điều tra thao túng tiền tệ này sẽ là Trung Quốc, quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản ít hơn 25% so với thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Chính sách tiền tệ của Tokyo hiện đang trong giai đoạn tăng lãi suất.

Thế nhưng có lẽ Nhật Bản không nên tự mãn. Ông Jin Saito, một cố vấn tài chính thân cận với Bộ trưởng Bessent, đã lưu ý trong một báo cáo rằng mối lo ngại của ông Bessent là đồng yen quá yếu và BoJ đã hành động quá chậm để bình thường hóa chính sách tiền tệ.

Đồng yen vẫn chưa có xu hướng tăng mặc dù BoJ đã tăng lãi suất. Đồng tiền này mặc dù có thời điểm mạnh, nhưng điều này chỉ xảy ra trong hai tháng đầu năm 2025. Một lý do chính là lãi suất thực tế của Nhật Bản vẫn ở mức thấp. Theo ước tính gần đây nhất của BoJ, lãi suất thực tế một năm vào khoảng âm 1,5% và lãi suất thực tế 10 năm vào khoảng âm 0,6%.

Lãi suất thực tế là lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát dự kiến. Nói cách khác, lãi suất thực tế thấp vì lãi suất danh nghĩa không tăng nhiều mặc dù kỳ vọng lạm phát tăng cao.

Thời điểm áp dụng thuế quan qua lại vẫn chưa chắc chắn và vẫn chưa rõ liệu Nhật Bản có bị nhắm mục tiêu hay không. Nếu Nhật Bản bị nhắm mục tiêu và lý do được cho là do Mỹ chỉ trích tốc độ bình thường hóa chậm của BoJ, ngân hàng trung ương này có thể phải đối mặt với áp lực bên ngoài để tăng lãi suất.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Shein Group của Trung Quốc tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ

Công ty thời trang nhanh Shein Group Ltd. của Trung Quốc vừa tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ, từ váy áo đến đồ dùng nhà bếp, trước khi các mức thuế mới nhập khẩu giá trị nhỏ chính thức có hiệu lực.

Shein vs Temu: 2 doanh nghiệp Trung Quốc đồng hương đại chiến để tranh giành thị trường Mỹ Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ

Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ

Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.

Mỹ: “Gió đổi chiều” với các sàn giao dịch tiền điện tử Giá Bitcoin giảm gần 6% sau kế hoạch thành lập quỹ dự trữ chiến lược tiền điện tử của Mỹ