Khối tài sản "khó nhằn" Vinaxuki để lại cho ngân hàng khi "sụp đổ"

15 ô tô tải sản xuất từ 2012 chưa hoàn thiện là tài sản mới nhất của Vinaxuki bị ngân hàng rao bán để thu hồi nợ nằm trong diện “khó trôi”.

Ngân hàng rao bán những tài sản sót lại cuối cùng

Trên website ngày 14/7, Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank AMC) thông báo đang tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ của khách hàng là CTCP Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki).

Việc thanh lý tài sản đảm bảo của Vinaxuki được VietinBank giao cho VietinBank AMC. Lý do là các ngân hàng thường trực tiếp xử lý những tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao. Với những khoản nợ xấu khó đòi, hoặc những tài sản khó bán, ngân hàng sẽ chuyển cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản để xử lý và thu hồi nợ.

Với trường hợp của Vinaxuki, tài sản bảo đảm “khó bán” là 15 ô tô tải thương hiệu Vinaxuki đang trong kho nhà máy Vinaxuki Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc). Các xe đều chưa hoàn thiện để xuất xưởng, sản xuất từ năm 2012. VietinBank AMC không công khai mức giá khởi điểm, tình trạng hiện tại của lô xe này. Tuy nhiên, mức giá xuất xưởng của ô tô tải đời 2012 Vinaxuki từ 100-200 triệu đồng. Hiện tại, xe tải Vinaxuki cũ giao dịch rất ít trên thị trường, mức giá cho đời 2012 chỉ từ 30-60 triệu đồng.

vi2-9993.png VietinBank AMC thông báo xử lý tài sản 15 ô tô tải Vinaxuki sản xuất từ 2012 chưa hoàn thiện

VietinBank AMC thông báo các cá nhân, tổ chức quan tâm đến việc mua tài sản đảm bảo liên hệ trực tiếp với ngân hàng trước ngày 26/7. Nếu thanh lý thành công lô xe, VietinBank AMC có thể thu về khoảng 200 triệu đồng, thậm chí ít hơn.

Đây là tài sản đảm bảo cho khoản nợ 248,5 tỷ đồng của Vinaxuki tính đến ngày 4/7 (82,4 tỷ đồng nợ gốc, lãi phát sinh 166,1 tỷ đồng).

Tài sản rao bán 5 lần vẫn bất thành

Từ năm 2014, 3 nhà máy ô tô của Vinaxuki “đắp chiếu” hoàn toàn, công ty phá sản. Các ngân hàng liên tục tìm cách xiết nợ, thu hồi vốn. Trong năm 2017-2018, ngân hàng bán một số máy móc thiết bị là tài sản đảm bảo của Vinaxuki để trừ nợ.

Tuy vậy, các tài sản là nhà máy, đất đai, dây chuyền, nhà xưởng… của Vinaxuki đều thuộc dạng rất khó thanh khoản. 15 ô tô tải sản xuất từ 2012 chưa hoàn thiện là tài sản mới nhất của Vinaxuki bị ngân hàng rao bán để thu hồi nợ cũng nằm trong diện “khó trôi”.

Đặc biệt, năm 2020, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phải rao bán lần thứ 5 tài sản gắn liền với đất và máy móc thiết bị của Vinaxuki Thanh Hoá (giá bán 36,33 tỷ đồng sau 4 lần giảm giá). Tài sản gắn liền với đất là toàn bộ tài sản trên đất được hình thành thuộc dự án cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, nhà máy xây dựng Vinaxuki Song Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá. Diện tích sử dụng đất 460.000 m2, diện tích nhà xưởng xây dựng khoảng 36.000 m2. Lô đất này có hạn sử dụng đến 26/1/2059. Máy móc thiết bị gồm cẩu trục 10 tấn, cẩu trục 5 tấn, 2 máy nén khí, máy sấy khí, 4 máy cán tôn thuỷ lực, các loại máy xúc, máy ủi và các máy móc thiết bị khác.

Quảng cáo

Tài sản của Vinaxuki Thanh Hoá được Vietcombank rao bán lần thứ 5 nhưng bất thành. Sang năm 2021, UBND tỉnh Thanh Hóa thu hồi đất, chấm dứt dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô tại huyện Hậu Lộc này.

Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên được giao hơn gần 46 ha đất phục vụ sản xuất, xây nhà máy tổng vốn 1.360 tỷ đồng từ năm 2010 song vào năm 2017 bị thu hồi một phần và đến năm 2021, doanh nghiệp bị lấy toàn bộ quỹ đất.

Mới nhất hồi tháng 2, Vietcombank phát mại tài sản bảo đảm của Vinaxuki Thái Nguyên với giá khởi điểm gần 332 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm là hệ thống lò luyện trung tần KGPS600-1.0, sản xuất năm 2010 và hệ thống làm mát lò đúc FBH-80T, sản xuất năm 2009. Tháng 8/2022, Vietcombank cũng rao bán đấu giá hệ thống máy móc, thiết bị tại nhà máy Vinaxuki tại huyện Mê Linh, Hà Nội với giá khởi điểm 33,1 tỷ đồng.

Hệ thống máy móc, thiết bị tại các nhà máy của Vinaxuki ở Thái Nguyên, Mê Linh (Hà Nội) đều sở hữu công nghệ cũ, ít giá trị sử dụng và rất khó thanh khoản.

Ngoài những tài sản có giá trị nhất của Vinaxuki đảm bảo cho các khoản vay gồm tài sản gắn liền với đất, hệ thống máy móc dây chuyền sản xuất, các “tài sản vô hình” khác của công ty cũng được ngân hàng đem ra thanh lý để thu hồi nợ là quyền khai thác mỏ quặng Antimon và dây chuyền tuyển quặng tại xã Đắk Drông, huyện Cư Jút (Đắk Nông).

Đây là tài sản đảm bảo cho khoản nợ hơn 1.350 tỷ đồng của Vinaxuki Thái Nguyên với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Nước đi sai của thương hiệu xe Việt

Vinaxuki từng dẫn đầu thị trường trong nước đối với dòng xe tải hạng nhẹ, với tham vọng trở thành nhà sản xuất ô tô “made in Vietnam” đầu tiên. Cùng với Trường Hải, đây là 1 trong 2 doanh nghiệp ô tô tư nhân đầu tiên được Chính phủ cấp giấy phép sản xuất ô tô các loại và phụ tùng.

Vinaxuki được thành lập vào năm 2004. Trong năm này, Vinaxuki tiến hành xây dựng nhà máy tại huyện Mê Linh (Hà Nội) với công suất 30.000 xe/năm. Từ 2006-2008, nhà máy sản xuất trên 20 dòng xe tải, với tỷ lệ nội địa hóa 27%. Từ khi hoạt động, nhà máy đều có lãi, sau 3 năm thu hồi vốn, trả nợ cho các ngân hàng.

Từ 2009, công ty của ông Bùi Ngọc Huyên bắt đầu chuyển hướng sang làm ô tô con nhưng đây là nước đi sai lầm. Công ty đi xuống, bắt đầu thua lỗ nợ nần. Giấc mơ ô tô Việt của Vinaxuki dừng lại vào năm 2012 khi công ty thua lỗ 45 tỷ đồng và nợ quá hạn các ngân hàng. Vinaxuki không thể vay thêm tiền của ngân hàng để tiếp tục sản xuất. Các nhà máy dừng hoạt động. Tính đến cuối 2012, công ty nợ ngân hàng tổng cộng 1.472 tỷ đồng.

Ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Vinaxuki, phải bán nhà cửa lấy tiền trả lãi để được tái cơ cấu từ vốn vay ngắn hạn sang dài hạn nhưng các ngân hàng không tiếp tục cho Vinaxuki vay vốn. Sau đó, Vinaxuki bị đưa vào nợ xấu và yêu cầu bàn giao tài sản để ngân hàng đấu giá.

Ông Huyên nhiều lần gửi văn bản cầu cứu tới Thủ tướng và các cơ quan chức năng nhưng đều bất lực trước sự sụp đổ của Vinaxuki. Năm 2014, cả 3 nhà máy dừng hoạt động hoàn toàn và đây là dấu chấm hết cho thương hiệu xe Việt.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

EU bỏ phiếu ủng hộ áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc

Liên minh châu Âu nhất trí áp thuế bổ sung đối với xe ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc, trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Bắc Kinh nhằm tìm giải pháp cho tranh chấp thương mại vẫn đang diễn ra.

Hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu sẽ bị áp thuế 60% nếu ông Trump tái đắc cử Ấn Độ áp thuế tối đa 30% với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam

Honda giảm 50% phí trước bạ với các dòng ô tô nhập khẩu

Trong tháng 10/2024, Honda tiếp tục áp dụng khuyến mại giảm 50% lệ phí trước bạ với các dòng xe nhập khẩu, riêng dòng Accord được hỗ trợ trực tiếp 220 triệu đồng tiền mặt.

Mitsubishi gia nhập liên minh Honda – Nissan để mở rộng thị trường Giá xe máy đồng loạt lao dốc: Honda Vision còn 29,9 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… cùng dưới giá đề xuất, có xe tặng kèm smartphone

Chính thức không cho phương tiện đi qua trạm thu phí nếu tài khoản không đủ tiền để thanh toán

Theo nghị định mới được ban hành, trường hợp số tiền trong phương tiện thanh toán được kết nối với tài khoản giao thông không đủ để thực hiện thanh toán tiền sử dụng đường bộ trên đường cao tốc thì phương tiện không được đi qua trạm thu phí đường bộ trên

Đề xuất thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư, mức phí cao nhất 6.000 đồng/km, những cao tốc nào được hưởng lợi? Khối nợ của “ông trùm” thu phí BOT phía Nam tiếp tục “phình to”

Epic Games cáo buộc Google và Samsung có hành vi phản cạnh tranh

Ngày 30/9, Epic Games, nhà sản xuất trò chơi điện tử đình đám Fortnite, tuyên bố sẽ kiện công ty con Google của Tập đoàn Alphabet và công ty Samsung với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ.

Google cân nhắc xây trung tâm dữ liệu khổng lồ tại Việt Nam 100 tỷ USD - Cái giá Google phải trả vì lợi dụng vị thế độc quyền tăng giá quảng cáo

5G là “chìa khóa” giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% GDP

Với mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số sẽ đóng góp 20% GDP và tăng lên 30% vào năm 2030, Việt Nam đặt ra những kỳ vọng lớn trong việc phát triển nền kinh tế dựa trên yếu tố công nghệ và dữ liệu số, trong đó, công nghệ 5G đóng vai trò quan trọng.

Chuyển đổi số và câu chuyện của “Người dẫn dắt” Sản xuất thông minh nhờ chuyển đổi số ở Việt Nam đang diễn ra thế nào?

Mức thuế 100% của Mỹ đối với xe điện Trung Quốc chính thức có hiệu lực

Tổng thống Mỹ cho biết việc tăng thuế này là nhằm mục đích ngăn chặn Trung Quốc có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc làm trong lĩnh vực chế tạo của Mỹ.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc Nhiều nước EU dự kiến ủng hộ áp thuế xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc

Tín đồ Táo khuyết thức đêm chờ "đập hộp" iPhone 16

Hàng nghìn người tại Hà Nội đã có mặt sớm tại các đại lý ủy quyền của Apple từ đêm 26/9, rạng sáng 27/9 để nhận những chiếc iPhone 16 chính hãng đầu tiên tại Việt Nam.

iPhone 16 có thể là "bệ phóng" để Apple đạt giá trị thị trường 4.000 tỷ USD iPhone 16 bắt đầu cho đặt trước tại Việt Nam từ hôm nay, giá thấp nhất 22,9 triệu đồng

Thêm 2 "ông lớn" xe điện Trung Quốc gia nhập thị trường Việt Nam

Với sự gia nhập của 2 “ông lớn” BYD và AION, thị trường xe điện tại Việt Nam đã có hơn 10 hãng thương hiệu Trung Quốc, bao gồm cả MG, Chery, Wuling, Hongqi, Haima, Haval, GAC, Aion, Omoda, Jaecoo, Lynk & Co…

Vì sao các hãng ô tô lớn thay đổi kế hoạch sản xuất xe điện? DN bán xe điện Trung Quốc rẻ nhất Việt Nam: Báo lỗ kỷ lục nửa đầu năm 2024, giảm 20% nhân sự, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục