Hà Nội “chốt” thời gian di dời 42 hộ dân và nhiều cơ quan để mở rộng không gian hồ Hoàn Kiếm

Chiều ngày 19/3, UBND quận Hoàn Kiếm đã thông tin về việc quy hoạch khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục và khu vực không gian công cộng phía Đông hồ Hoàn Kiếm.

Theo đó, khu vực Quảng trường Đông Kinh-Nghĩa Thục sẽ có tổng diện tích dự kiến khoảng 1,2 ha, có phạm vi ranh giới: Phía Bắc giáp phố Hàng Gai và Cầu Gỗ; phía Nam giáp hồ Hoàn Kiếm và nhà Thủy tọa; phía Đông giáp phố hồ Hoàn Kiếm; phía Tây giáp tòa nhà Hồng Vân - Long Vân.

Hiện trạng gồm: Quảng trường là khu vực đất giao thông; tòa nhà Trung tâm thương mại-dịch vụ-ăn uống Hồ Gươm do Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đang quản lý, vận hành, được xây dựng từ năm 1991-1993 (diện tích đất khoảng 390m2, diện tích sàn sử dụng khoảng 1.600m2).

Đối với khu vực không gian công cộng phía Đông hồ Hoàn Kiếm: Tổng diện tích dự kiến khoảng 2,14 ha, có phạm vi ranh giới phía Tây giáp hồ Hoàn Kiếm và đường Đinh Tiên Hoàng; phía Bắc giáp khu dân cư hiện có; phía Đông giáp phố Lý Thái Tổ; phía Nam giáp phố Trần Nguyên Hãn.

Hiện trạng có 54 chủ sử dụng nhà đất, trong đó bao gồm: 12 tổ chức, cơ quan, đơn vị (Sở Văn hóa và Thể thao, Tổng công ty Điện lực Hà Nội, Viện Văn học, Chi cục Dân số Hà Nội, Hội Người mù Hà Nội, VPGD Kho bạc Nhà nước, Khách sạn Điện lực, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, Công ty truyền tải điện số 1, Trụ sở Ban tiếp công dân thành phố và 2 Hợp tác xã hiện là nhà chuyên dùng) và khoảng 42 hộ dân.

Theo UBND quận Hoàn Kiếm, số liệu trên căn cứ vào điều tra sơ bộ đến thời điểm hiện tại, số liệu chính xác sẽ có sau khi vào đo đạc điều tra khảo sát và thu thập đầy đủ hồ sơ nhà đất của các hộ dân.

screen-shot-2025-03-18-at-1-21-55-pm-17423862103412025901760.png
Ảnh minh họa

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận (A5), chức năng định hướng chung là đất phố cũ, trong đó đã định hướng chính về không gian: Bảo tồn hình ảnh đặc trưng của khu vực hồ Hoàn Kiếm; cải thiện các cảnh quan xung quanh hồ Hoàn Kiếm, bảo tồn tôn tạo, quản lý bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa, xung quanh các công trình di tích có giá trị, trên các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Hàng Khay... và xung quanh các quảng trường công cộng như quảng trường Đông Kinh-Nghĩa Thục, quảng trường khu vực tượng đài vua Lý Thái Tổ...

Bảo tồn, tôn tạo không gian kiến trúc cảnh quan các công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, cách mạng như: đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, Bưu điện Hà Nội, trung tâm thương mại Tràng Tiền, khu vực tượng đài Cảm tử để Tổ quốc quyết sinh...; di dời một số đơn vị và cơ quan để quy hoạch, cải tạo nâng cấp mở rộng trụ sở các cơ quan của Thành phố như: Thành ủy, UBND thành phố, HĐND thành phố...; bổ sung các công trình phục vụ tiện ích công cộng phục vụ du lịch, văn hóa chất lượng cao. Cải thiện điều kiện về hạ tầng đô thị và môi trường cho khu vực.

Quảng cáo

Bảo tồn tôn tạo không gian mặt nước cây xanh, kết nối khu vực hồ Gươm với khu vực phố cổ, phố cũ, khu Hoàng thành Thăng Long và sông Hồng. Phát triển thêm các vườn hoa, tiểu cảnh, lối đi bộ tại những không gian cải tạo xây dựng lại các công trình trong khu vực….

Quy hoạch cho phép có điều kiện về việc chuyển đổi chức năng sử dụng đất ở sang đất dịch vụ, phải đáp ứng được các yêu cầu về hạ tầng như: bãi đỗ xe, quảng trường xung quanh...

Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, theo Quy hoạch phân khu đô thị H1-1B (khu vực hồ Gươm và phụ cận), tỷ lệ 1/2.000 đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1360/QĐ-UBND ngày 19/3/2021, cũng được định hướng: Là không gian giao thoa văn hóa Đông-Tây, văn hóa Việt-Văn hóa quốc tế, gắn kết và chuyển tiếp không gian phố Cổ-phố Cũ; khu vực cốt yếu của quy hoạch là hồ Gươm với cụm di tích đền Ngọc Sơn-Tháp Bút và vườn hoa xung quanh hồ; tạo lập cảnh quan thống nhất, hợp nhất, hình thành không gian lý tưởng cho người đi bộ; tổ chức không gian đi bộ khu vực đường Đinh Tiên Hoàng...

Đến nay, tại đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 cũng xác định: Nghiên cứu bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang và sắp xếp, tổ chức không gian khu vực hồ Gươm theo hướng có nhiều không gian công cộng; Trụ sở Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân thành phố tại khu vực xung quanh hồ Gươm.

Về quy hoạch đường sắt đô thị: Dọc theo phố Đinh Tiên Hoàng ở phía Tây xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo) đi ngầm. Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo đã được UBND thành phố phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 2054/QĐ-UBND ngày 13/11/2008 với các thông số: Chiều dài tuyến khoảng 11,5 km (đi trên cao khoảng 2,6 km, đi ngầm khoảng 8,9 km). Trên tuyến có 10 nhà ga với 3 ga trên cao và 7 ga ngầm (trong đó có ga C9).

Riêng đối với ga C9: Theo phương án đã được Thường trực Chính phủ thống nhất tại Thông báo số 328/TB-VPCP ngày 14/10/2022, ga C9 xây dựng ngầm dưới đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước các khu đất của Tổng công ty Điện lực Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, UBND TP Hà Nội.

Về triển khai dự án và tiến độ giải phóng mặt bằng: Quy trình triển khai dự án; cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí tạm cư cho các tổ chức, hộ gia đình trong phạm vi dự án đầu tư; quỹ đất dự kiến bố trí tái định cư hiện đang được các sở, ngành Thành phố và các địa phương có liên quan khẩn trương nghiên cứu, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố theo chỉ đạo, đảm bảo tiến độ di dời theo đúng kế hoạch đề ra.

Đối với việc lập Quy hoạch 02 khu vực không gian công cộng nêu trên và hoàn chỉnh các thủ tục về đầu tư, triển khai dự án sẽ được các sở, ngành Thành phố, UBND quận Hoàn Kiếm, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và các nhà tư vấn, chuyên gia thực hiện khẩn trương, tuân thủ các quy định của pháp luật, đặc biệt sẽ được triển khai trên cơ sở các cơ chế đặc thù đã được Quốc hội ban hành tại Nghị quyết số 188/2025/QH15 ngày 19/02/2025 (Điều 5-6) về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Luật Thủ đô 2024 (Điều 31).

Dự kiến sẽ giải phóng mặt bằng tòa nhà "Hàm cá mập" trước ngày 30/4/2025 và giải phóng mặt bằng khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm trước ngày 02/9/2025.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng thay đổi địa giới hành chính để lấn chiếm đất

Ngày 22/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính.

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng Thiếu hụt dòng tiền, chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina muốn vay Vinaconex thêm 300 tỷ đồng

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng

Sở Xây dựng Hà Nội vừa Thông báo mời quan tâm 2 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Đông Anh (dự án xây dựng nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2).

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ Phục Hưng Holdings muốn "chuyển mình" sau giai đoạn khó khăn của ngành xây dựng

Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Dự kiến, nguồn của Quỹ phát triển nhà ở quốc gia sẽ được huy động từ các nguồn: Ngân sách nhà nước cấp; huy động từ sự tự nguyện đóng góp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; nguồn thu từ quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thươnng mại theo quy định...

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt Quý I/2025: Tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định quy định về rà soát, công bố công khai, lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt do Nhà nước quản lý và việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt trên địa bàn thành phố.

ĐHĐCĐ Vinaconex: Kỳ vọng 70% lợi nhuận đến từ bất động sản và dịch vụ Gói thầu quan trọng nhất sân bay Long Thành có công nghệ gì?

ĐHĐCĐ Đạt Phương: Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận tăng mạnh, sẵn sàng tham gia dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia

Năm 2025, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 33% và 24% so với năm 2024. DPG sẵn sàng tham gia các dự án trọng điểm quốc gia, dự kiến mở bán khu đô thị Cồn Tiến vào cuối quý II năm nay.

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu lợi nhuận tăng 7,4%, lên kế hoạch tham gia các dự án đường sắt cao tốc, sân bay ĐHĐCĐ VietinBank: Tiếp tục kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong trung hạn

Cổ phiếu Khu Công nghiệp có lực đỡ, thị trường thêm hy vọng tạo đáy 2

Tạo đáy chậm hơn thị trường, nhóm cổ phiếu Khu Công nghiệp cũng đã ghi nhận sự đảo chiều ở nhiều mã. VN-Index cũng đồng thời tăng điểm trở lại sau 2 phiên giảm nhờ có lực kéo trở lại ở nhóm Bluechips.

Thị trường vẫn đang đi tìm đáy 2 Cổ phiếu dưới mệnh giá, Chứng khoán TCI vẫn muốn tăng vốn gấp 2,6 lần

Pearl Residence tại Cửa Lò được nhà đầu tư săn đón khi thị trường nóng lên

Với định hướng của Cửa Lò là trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ, điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế, những sản phẩm bất động sản gần bãi biển, pháp lý đảm bảo, hiện đại và nhiều tiện ích tại đô thị biển này đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

TP. Hồ Chí Minh sẽ khởi công 2 “siêu dự án” dịp 30/4 Novaland muốn phát hành 97 triệu cổ phiếu ESOP

Các căn hộ chung cư giá dưới 2 tỷ đồng “biến mất” khỏi thị trường

Báo cáo của Savills Hà Nội cho biết, giá bán sơ cấp căn hộ chung cư tại thị trường này đạt 79 triệu đồng/m2. Hiện căn hộ giá 2 đến 4 tỷ chiếm 50% thị trường và không còn căn hộ nào dưới 2 tỷ đồng.

Hà Nội yêu cầu trình phê duyệt cải tạo lại 4 khu chung cư ở quận Đống Đa vào tháng 5/2025 Lạ lùng chung cư giá rẻ, dù thang máy rơi liên tục, nhà xuống cấp nhưng giá vẫn tăng không ngừng

TP. Hồ Chí Minh sẽ khởi công 2 “siêu dự án” dịp 30/4

UBND TP.Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đăng ký các công trình, dự án khởi công, khánh thành chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt” Trung Quốc phản ứng sau khi Nhà Trắng thông báo tăng thuế lên 245%