Giá một kim loại chiến lược sản xuất pin mặt trời tăng phi mã do nhu cầu đột biến, nguồn cung thắt chặt

Giá antimon đã lập mức cao kỷ lục lịch sử và dự báo sẽ còn tiếp duy trì cao do nguồn cung thắt chặt.

Giá một kim loại chiến lược sản xuất pin mặt trời tăng phi mã do nhu cầu đột biến, nguồn cung thắt chặt

Giá antimon, một kim loại chiến lược được sử dụng trong chất chống cháy, pin và đạn dược, đang tăng lên mức cao kỷ lục do nhu cầu của ngành năng lượng mặt trời vượt xa nguồn cung, gây ra thâm hụt lớn và có rất ít dấu hiệu cho thấy khoảng cách cung – cầu sẽ thu hẹp lại.

Theo các nhà luyện kim và các nhà phân tích, giá antimon tăng đột biến và dự kiến xu hướng tăng còn tiếp diễn sẽ gây khó khăn nhất cho phương Tây vì họ phụ thuộc vào Trung Quốc - nhà sản xuất hàng đầu thế giới đối với các khoáng sản quan trọng - và cũng có thể buộc người dùng cuối cùng phải tìm giải pháp thay thế cho một số ứng dụng.

Giá antimon ở Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục 127.500 nhân dân tệ (17.588,88 USD)/tấn hôm 29/5, tăng 56% so với đầu năm 2024, dữ liệu từ Sàn giao dịch kim loại Thượng Hải cho thấy (1 USS = 7,2489 nhân dân tệ Trung Quốc). Thel dữ liệu của Fastmarkets, giá lử châu Âu cũng đã tăng lên mức kỷ lục, 21.000 USD/tấn, tăng 75% trong năm nay.

202406011159501-7954.gif

Giá antimon thỏi ở Trung Quốc cao kỷ lục.

Ngân hàng đầu tư Trung Quốc CICC mới đây cho biết, trên toàn cầu, chất lượng quặng antimon giảm và các mỏ cạn kiệt đang làm siết chặt nguồn cung khoáng sản này.

Nhà phân tích Chetan Soni của CRU cho biết: “Sự gia tăng gần như hoàn toàn do nguồn cung thúc đẩy. Không rõ khi nào những hạn chế về nguồn cung sẽ được cải thiện”.

Dữ liệu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho thấy, Trung Quốc, một trong những nhà sản xuất và sử dụng antimon hàng đầu thế giới trong hơn một thế kỷ, chiếm 48% sản lượng mỏ antimon toàn cầu trong năm 2023, mặc dù trữ lượng của nước này đã giảm xuống còn 640.000 tấn, giảm từ mức 950.000 tấn vào năm 2012.

Các nhà sản xuất, thương nhân và nhà phân tích cho biết nguồn cung antimon từ Nga, nhà sản xuất lớn thứ 5 thế giới, đã bị gián đoạn bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nga góp 24% nguồn cung antimon của Trung Quốc vào năm ngoái, nhưng dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy trong tháng 3 và 4/2024, không có chuyến hàng antimon nào vận chuyển từ Nga vào Trung Quốc.

202406011159502-2699.gif

Tỷ lệ sản lượng - trữ lượng antimon

202406011159503-5995.gif
Quảng cáo

Thị phần sản lượng khai thác mỏ và trữ lượng antimone của các nước sản xuất lớn.

Reuters dẫn thông tin từ một nhà máy luyện kim Trung Quốc cho biết các nhà sản xuất atimon thành phẩm không có nguồn cung cấp quặng riêng và phải mua từ nơi khác nên công suất luyện antimon hiện chỉ đạt 25% công suất thiết kế. “Vấn đề là không có đủ quặng”, thông tin từ một công ty luyện kim khác của Trung Quốc cho biết.

Theo các nhà phân tích của China Securities, nhu cầu vũ khí và đạn dược ngày càng tăng do chiến tranh và căng thẳng địa chính trị có thể dẫn tới thắt chặt hơn nữa việc kiểm soát và dự trữ quặng antimon.

Christopher Ecclestone, chiến lược gia kiêm giám đốc khai thác mỏ tại Hallgarten & Co, cho biết việc phương Tây "bí mật" mua của cũng đang thúc đẩy nhu cầu antimon. Ông nói: “Cuộc khủng hoảng nguồn cung sẽ không biến mất và ngân sách của quân đội luôn rất lớn”.

202406011159504-600.gif

Tỷ trọng nhu cầu antimon trên thế giới chia theo lĩnh vực.

China Merchants Securities dự báo nhu cầu antimon từ lĩnh vực quang điện, nơi kim loại được sử dụng để cải thiện hiệu suất của pin mặt trời, sẽ tăng lên 68.000 tấn vào năm 2026 từ mức 16.000 tấn vào năm 2021, với tỷ trọng của ngành quang điện trong tổng lượng tiêu thụ tăng lên 39% từ mức 11%. Họ dự kiến khoảng cách nguồn cung với nhu cầu sẽ tăng lên 21.000 tấn vào năm 2026, từ mức 8.000 tấn năm ngoái.

Nils Backeberg, nhà phân tích thuộc công ty tư vấn Project Blue, cho biết: “Về cơ bản khó có thể thấy nguồn cung tăng nhanh trong khi thị trường hiện tại có thể cần hơn 10.000 tấn nguyên liệu để thu hẹp mức thâm hụt”. Ông dự đoán giá sẽ được duy trì ở mức 20.000 USD/tấn trong thời gian khá lâu, nhưng dự kiến mức giá dài hạn sẽ nằm trong khoảng 12.000-14.000 USD.

Ông nói: “Với mức giá hiện tại, chúng ta sẽ thấy tác động đến nhu cầu trên thị trường”. "Sẽ có những sự thay thế, sẽ có những lựa chọn khác để giúp giảm chi phí, nhưng sẽ mất một thời gian để có được những lựa chọn thay thế đó."

Giá antimon tăng đã đẩy giá cổ phiếu của các nhà sản xuất Trung Quốc bao gồm Hunan Gold, Tibetan Huayu Mining và Guangdong Huaxi Non-Ferrous tăng 66% - 95% trong năm 2024.

202406011159505-8716.gif

Giá cổ phiếu của các công ty sản xuất antimon lớn của Trung Quốc tăng mạnh.

Muốn gia tăng nguồn cung antimon sẽ phải mất nhiều năm, mặc dù các chính phủ đang nỗ lực tìm kiếm nguồn mới.

Vào tháng 4/2024, Perpetua Resources Corp đã nhận được thư quan tâm từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ về khoản vay lên tới 1,8 tỷ USD để phát triển mỏ antimon và vàng ở Idaho, một phần trong nỗ lực của Washington nhằm bù đắp loại kim loại mà Trung Quốc đang giữ vị trí thống trị nguồn cung này.

Mỏ Stibnite của Perpetua sẽ là nguồn cung cấp antimon duy nhất của Mỹ và theo công ty này, có thể đáp ứng 35% nhu cầu của nước Mỹ trong 6 năm đầu tiên. Bộ Quốc phòng Mỹ đã cam kết gần 60 triệu USD để tài trợ cho quá trình cấp phép kéo dài 8 năm nhằm thúc đẩy sản xuất đạn và các loại vũ khí khác của Mỹ.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội thống nhất xây dựng 3 cây cầu qua sông Hồng

Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi làm việc về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng như: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi…

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất? Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới

Duyệt chủ trương đầu tư khu công nghiệp 1.320 tỷ đồng ở Thanh Hóa

Dự án được triển khai bởi các nhà đầu tư, gồm: WHA Industrial Development 2 (SG) Pte. Ltd, Công ty TNHH WHA Industrial Management Services Việt Nam và Công ty Cổ phần WHAUP Nghệ An.

Dự án 1.000 ha của Novaland ở Đồng Nai được “gỡ vướng” pháp lý Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới

Dự án 1.000 ha của Novaland ở Đồng Nai được “gỡ vướng” pháp lý

Ngày 19/11, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ký Quyết định số 3479 phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 - phạm vi tại một phần Khu đô thị phía Tây đường Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Cổ phiếu Rạng Đông Holding (RDP) rơi vào diện đình chỉ giao dịch FLC Quy Nhơn trở lại với Lễ hội Countdown hoành tráng chưa từng có cùng màn pháo hoa rực sáng rực bờ biển

VARS: Thí điểm cho phép doanh nghiệp được mua đất không phải đất ở để làm dự án nhà ở là cơ chế đúng đắn

Việc này không chỉ tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại đang bị “kẹt” vì không có yếu tố đất ở mà còn tăng khả năng tiếp cận đất đai, khuyến khích nhà đầu tư phát triển dự án, góp phần hỗ trợ tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường, theo VARS.

Novaland bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc mới Thị trường bất động sản trong chu kỳ mới, chuyên gia tiết lộ thời điểm đất nền khởi sắc trở lại

DOJILAND - Từ “chàng tân binh” vươn lên dẫn đầu xu hướng nghệ thuật trong lĩnh vực bất động sản

Ngày 17/11/2024, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DOJILAND, thành viên của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng.

Thách thức lớn nhất của FED dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump là xác định lãi suất trung tính? Chuyên gia điểm tên nhóm cổ phiếu đang ở vùng "quá bán", kỳ vọng bật tăng sau khi thị trường tạo đáy

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đề xuất biện pháp xử lý các dự án tồn đọng

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Văn bản số 3766/UBND-ĐT ngày 14/11/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.

Hàng nghìn tỷ đồng tồn kho của loạt "ông lớn" bất động sản: Doanh nghiệp nào "ôm" nhiều nhất? Giá nhà mới tại Trung Quốc giảm mạnh

Chung cư ven đô Hà Nội gần 100 triệu/m2, biệt thự lập đỉnh 1,4 tỷ đồng/m2, dòng tiền nhà đầu tư tìm đường thoát

Trong bối cảnh cả chung cư và biệt thự tại Hà Nội tăng nóng và chưa có dấu hiệu dừng lại dòng tiền của nhà đầu tư đang bị ùn ứ lâu ngày đang tìm đường thoát khỏi Hà Nội, đổ sang các thị trường mới.

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2 Huyện vùng ven Hà Nội chốt ngày tổ chức đấu giá 24 lô đất, khởi điểm từ 3,8 triệu đồng/m2

Thị trường bất động sản trong chu kỳ mới, chuyên gia tiết lộ thời điểm đất nền khởi sắc trở lại

Các chuyên gia đều đồng tình cho rằng, từ quý II/2025, phân khúc đất nền đạt tốc độ thanh khoản tốt hơn, sôi động hơn. Thời điểm này được dự báo thị trường bất động sản bước vào giai đoạn khởi sắc.

Gần 3.900 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 10 tháng năm 2024 Nhà đầu tư đổ tiền mua gom bất động sản vì lo sợ hàng loạt chính sách sẽ đẩy giá BĐS tăng

Hàng nghìn tỷ đồng tồn kho của loạt "ông lớn" bất động sản: Doanh nghiệp nào "ôm" nhiều nhất?

Tính đến 30/9/2024, lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng và chủ yếu nằm ở nhóm doanh nghiệp bất động sản lớn. Thậm chí, một số doanh nghiệp có hàng tồn kho chiếm trên 50% tổng tài sản như Novaland, Nam Long, Khang Điền...

Giao dịch đất nền bất ngờ giảm trong quý 3, tồn kho gần 9.000 nền Tồn kho bất động sản gần 26.000 sản phẩm, tăng mạnh sau một quý và giá nhà vẫn tiếp tục tăng