Giá lúa gạo ở miền Tây tăng mạnh ngay sau Tết Nguyên Đán là “sốt ảo” hay nhu cầu thật?

Từ mùng 6 tết đến nay, thị trường lúa gạo ở miền Tây đang rất sôi động, mỗi ngày giá lúa tươi ngoài đồng tăng từ 100-200 đồng/kg, thậm chí có ngày tăng hai giá, điều này khiến bà con trồng lúa vô cùng phấn khởi.

Hiện giá lúa thơm OM18, DT8 đang ở mức 6.900 - 7.000 đồng/kg, và tuy mới đầu tháng 02/2023, nhưng giá lúa đã hình thành đến thu hoạch tháng 3-4.

Nguồn cung ít, nhu cầu cao đẩy giá lúa mỗi ngày tăng một giá

Thông thường sau Tết Nguyên Đán, nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bắt đầu thu hoạch rộ lúa Đông Xuân, nhưng năm nay do nước đầu nguồn về nhiều, nước rút chậm bà con xuống giống trễ từ 10 – 15 ngày, bên cạnh đó thời tiết trước và sau Tết cũng lạnh nhiều so với trước làm lúa chín chậm hơn nên thu hoạch trễ thêm.

Lúa Đông Xuân chưa thu hoạch rộ nên nguồn cung còn ít, trong khi thị trường hút hàng do còn nhiều hợp đồng ký “đón gió” trước Tết nên bây giờ nhiều doanh nghiệp phải gom hàng trả nợ.

Theo một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở miền Tây, mỗi ngày giá lúa tăng từ 100 – 200 đồng/kg và gần như tăng từng ngày, còn giá gạo cũng tăng từ 600 – 800 đồng/kg. Năm nay lại hạn chế 2 nguồn từ Ấn Độ và Pakistan nên giá gạo xuất khẩu đang đứng mức cao khiến trường gạo nội địa trở nên nóng chưa từng có.

Mặc dù thị trường lúa gạo đang rất nóng nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng giá lúa gạo có thể không giảm, do gạo Ấn Độ đang tăng giá mạnh, loại gạo thường của Ấn Độ có khối lượng ít nhưng ưu tiên bán cho Bangladesh và Cuba nhờ giá cao, và 2 nước này đang mua gạo của Ấn Độ.

Hiện gạo thường 5% tấm Ấn Độ chưa thuế đang ở mức 435 USD/tấn, gạo 5% Thái Lan giá 490 USD/tấn, giảm so với trước lại nhưng nếp và gạo thơm vẫn lên. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 470 USD/tấn, tăng 10-12 USD/tấn so với đầu tháng 12/2022 (giá FOB xuất đi Indonesia). Dự kiến gạo thơm Việt Nam sẽ giao dịch từ 500-510 USD/tấn khi vào vụ thu hoạch rộ.

Ngoài việc các doanh nghiệp phải tăng mua để thực hiện các hợp đồng đã ký trước Tết, thì thương nhân Trung Quốc tăng mua gạo khi các doanh nghiệp miền Tây vừa mở cửa hoạt động trở lại sau thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán cũng góp phần làm nóng thị trường lúa gạo miền Tây.

Trung Quốc tăng mua gạo và cả mặt hàng nếp là dấu hiệu cho thấy thị trường 1,4 tỷ dân đang đầu cơ tích trữ lương thực, khi mà có nhiều dự báo hạn hán sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng nguồn cung lương thực toàn cầu trong năm 2023.

Giá gạo tăng mạnh nhưng doanh nghiệp vẫn khó mua

Dù giá gạo đứng ở mức giá khá cao nhưng doanh nghiệp vẫn không mua được hàng vì nguồn gạo trên thị trường khá khan hiếm và các đầu mối cung ứng không có gạo bán. Cụ thể:

Sáng sớm ngày 01 và ngày 02/2/2023, giá gạo tăng mạnh ở Cái Bè (Tiền Giang), gạo lứt OM18 và DT8 đang giao dịch ở mức giá 11.100 đồng/kg, với gạo OM 5451 được chào mua giá 10.700 đồng/kg (hàng đẹp), gạo IR 50404 giá từ 9.700 - 9.800 đồng/kg.

Theo AgroMonitor, sáng ngày 31/01/2023, giao dịch gạo OM18 sôi động, các nhà kho hỏi mua nhiều, giá bật tăng nhưng nguồn cung gạo quá ít, các thương lái khó gom được lượng hàng lớn giao cho các kho.

Quảng cáo

Ông Trần Tuấn Kiệt – Giám Đốc Công Ty TNHH Lương thực – Thực phẩm XNK miền Nam cho biết, có 03 nguyên nhân khiến từ ngày mùng 6 Tết đến nay giá gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh: Thứ nhất, miền Tây chưa vào vụ thu hoạch rộ lúa Đông Xuân, nguồn cung ít nhưng thị trường có nhu cầu đẩy giá lúa tăng mạnh.

Thứ hai, doanh nghiệp gom hàng giao cho các hợp đồng đã ký trước Tết với Indonesia, Philippines và tàu của hai nước này đang cập cảng TP.HCM chờ lấy hàng tạo áp lực cho bên bán.

Thứ ba, sau khi chính phủ Trung Quốc mở cửa lại, thương nhân nước này vào Đồng bằng sông Cửu Long tìm mua gạo cũng là yếu tố góp phần đẩy giá lúa gạo tăng cao.

“Giá lúa gạo tăng do Đồng bằng sông Cửu Long chưa vào Đông Xuân chính vụ, chỉ vài nơi đang thu hoạch nguồn lúa về ít, trong khi các doanh nghiệp đang giao gạo cho Indonesia, giao gạo thơm cho Philippines. Nhu cầu mua gạo từ thị trường Trung Quốc cũng đang tăng mạnh cho thấy thị trường này đang có dấu hiệu đầu cơ”, Giám Đốc Công Ty TNHH Lương thực – Thực phẩm XNK miền Nam nói.

Với diễn biến tình hình thị trường lúa gạo như hiện nay nhiều người tin tưởng rằng vụ lúa Đông Xuân năm nay bà con nông dân sẽ có một vụ lúa vừa trúng mùa vừa trúng giá, bù lại những vụ lúa trước cho thu nhập khá thấp khiến bà con thua thiệt.

“Giá gạo thơm của Việt Nam đang dao động từ 495 – 500 USD/tấn, và hiện đã có doanh nghiệp ký hợp đồng bán cho Philippines giá 515 USD/tấn.

Việc lúa gạo ở miền Tây nhảy giá trong mấy ngày qua có thể hiện tượng tăng ảo, đến khi khu vực thu hoạch rộ lúa gạo sẽ được điều chỉnh về mức giá thực. Dù vậy, cũng không xuống thấp và có thể năm nay giá gạo thơm (gồm OM18 và DT8) xuất khẩu của Việt Nam sẽ không dưới 500 USD/tấn. Đây là mức giá tốt cho nông dân trồng lúa lẫn doanh nghiệp xuất khẩu gạo”, Giám Đốc Công Ty TNHH Lương thực – Thực phẩm XNK miền Nam nhận định.

Việt Nam đứng thứ 3 trong số 6 nước xuất khẩu gạo vào Trung Quốc

Hiện nay Trung Quốc là thị trường có tỷ trọng và giá trị xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Philippines, với việc thị trường 1,4 tỷ dân mở cửa, kỳ vọng giúp doanh nghiệp gạo Việt Nam tăng được sản lượng xuất khẩu sang đây.

Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, khối lượng gạo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong năm 2022 đạt 850.949 tấn, trị giá 432.317.331 USD, giảm 19,63% về lượng và giảm 17,29% về kim ngạch so với năm 2021.

Theo thống kê do Tổng cục Hải quan Trung quốc công bố, trong tháng 12/2022, tổng lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc là 420.000 tấn, tăng 90.000 tấn so với tháng trước.

Lượng gạo nhập khẩu lũy kế cả năm 2022 của Trung Quốc là 6,19 triệu tấn, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Vượt hạn ngạch nhập khẩu 5,32 triệu tấn. Lượng gạo nhập khẩu tăng trong năm 2022 chủ yếu đến từ gạo tấm.

Trong tháng 12/2022, lượng gạo xuất khẩu của các nước vào thị trường Trung Quốc có xu hướng điều chỉnh nhẹ, và top 6 thị trường cung cấp gạo cho nước này lần lượt là Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Campuchia, Lào, Ấn Độ và một số các nước khác.

Theo đó, lượng nhập khẩu từ Thái Lan là 136.000 tấn, Myanmar đạt 116.000 tấn, Việt Nam là 42.000 tấn, Campuchia là 26.800 tấn, Lào được 21.800 tấn và Ấn Độ là 20.400 tấn. Tháng 12/2022, Thái Lan trở thành thị trường cung cấp gạo nhiều nhất cho thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu các loại gạo, gồm: Gạo tấm, gạo bóng và gạo lứt. Trong số đó, gạo đã qua xay xát vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 310.600 tấn, chiếm khoảng 75% tổng lượng, tăng 48% so với tháng trước. Gạo tấm ở vị trí thứ 2 với lượng nhập khẩu đạt 98.800 tấn, chiếm 24% tổng lượng gạo nhập khẩu, thấp hơn 11% so với tháng 11/2022.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hé lộ doanh nghiệp làm Khu đô thị rộng hơn 40ha, quy mô 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội

Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, CTCP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) đạt yêu cầu đánh giá sơ bộ năng lực kinh nghiệm thực hiện dự án Khu đô thị mới Mê Linh tại địa bàn xã Mê Linh và Văn Khê, huyện Mê Linh.

Liên danh Taseco - Ngọc Toàn Royal Island đăng ký xây khu đô thị gần 800 tỷ ở Quảng Bình Vẫn chỉ có Taseco đăng ký xây khu đô thị hơn 3.800 tỷ ở Bắc Giang sau 2 lần mở hồ sơ

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất từ 1/4/2025

Với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu, chiều ngày 30/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại (NƠTM) thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có

Giá thuê bất động sản Tp.HCM “bật tăng” cuối năm Giá bất động sản sẽ tăng thêm “một nấc” vào năm 2025?

Tin mừng: Từ ngày 1/4/2025, đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại

Từ ngày 1/4/2025, các doanh nghiệp bất động sản được thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp (đất thương mại dịch vụ) không phải đất ở, đất khác trong cùng thửa để làm dự án nhà ở thương mại.

Hy hữu lãi hơn 9 tỷ đồng nhờ bán chênh mảnh đất nông nghiệp tại quận 9, TP.HCM Cuộc tháo chạy khỏi homestay của "nhà giàu": Lo sợ thanh tra đất rừng, đất nông nghiệp và những thương vụ rao bán ngầm

The Symphony: “ngôi nhà trong mơ” của người nước ngoài tại Đà Nẵng

Sự ra đời của những tòa tháp The Symphony thuộc quần thể semi-compound Sun Symphony Residence là đáp án hoàn hảo cho cộng đồng người nước ngoài về dòng căn hộ sang trọng, hiện đại, đầy đủ tiện ích giữa trung tâm mà vẫn được “tận hưởng” thiên nhiên xinh đẹ

Chủ tịch Hà Nam: Đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group sẽ từng bước đưa Phủ Lý thành đô thị đáng sống Sun Group và hành trình “làm giàu” tài nguyên văn hóa tại đô thị nghỉ dưỡng Hà Nam

Bất động sản quanh sân bay Long Thành “tăng nhiệt” cuối năm

Bất động sản khu vực Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai); Bà Rịa – Vũng Tàu… tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực thời điểm cuối năm, cùng tiến độ thi công khẩn trương của loạt hạ tầng giao thông quy mô lớn đang triển khai trên địa bàn.

Lộ diện loạt tuyến đường nghìn tỉ kết nối Tp.HCM với sân bay Long Thành Lộ diện 2 "ông lớn" vừa trúng gói thầu trị giá 2.900 tỷ tại dự án sân bay Long Thành

Đồng Nai được duyệt xây khu công nghiệp 1.000 ha

Ngày 28/11/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1479/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Xuân Quế - Sông Nhạn (giai đoạn 1), tỉnh Đồng Nai.

Sun Group nhận chứng nhận Dự án đáng sống với Đô thị nghỉ dưỡng tại Hà Nam Đất nền rục rịch trở lại, nhà đầu tư phía Nam từng "đu đỉnh" nay đã thoát cảnh cắt lỗ?

Hà Nội yêu cầu trước 15/12 hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án Công viên hồ Phùng Khoang

Văn phòng UBND Thành phố đã có Văn bản số 562/TB-VP ngày 28/11/2024, truyền đạt ý kiến kết luận Chủ tịch UBND Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí về tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang tại các quận: Nam Từ Liêm, Thanh Xuân.

Giá bất động sản sẽ tăng thêm “một nấc” vào năm 2025? Đất nền rục rịch trở lại, nhà đầu tư phía Nam từng "đu đỉnh" nay đã thoát cảnh cắt lỗ?

Đất nền rục rịch trở lại, nhà đầu tư phía Nam từng "đu đỉnh" nay đã thoát cảnh cắt lỗ?

Sau thời gian dài trầm lắng, rất ít giao dịch được thực hiện, đến nay, một số báo cáo nghiên cứu thị trường đều chỉ ra tín hiệu tích cực đối với phân khúc đất nền tại TP.HCM. Vậy phân khúc này đã qua giai đoạn cắt lỗ hay chưa?

Giá bất động sản hiện ở mức quá cao, người dân không mặn mà vay vốn mua nhà Giá thuê bất động sản Tp.HCM “bật tăng” cuối năm

Giá bất động sản sẽ tăng thêm “một nấc” vào năm 2025?

Gần đây, rất nhiều dự báo chu kì mới của thị trường địa ốc có thể sẽ bắt đầu trong giai đoạn 2025-2026. Các tín hiệu dần tốt lên của thị trường cuối năm càng khẳng định cho niềm tin về một giai đoạn mới bắt đầu.

Đồng Nai yêu cầu kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản Giá bất động sản hiện ở mức quá cao, người dân không mặn mà vay vốn mua nhà

Hà Nội cấp giấy phép xây dựng khu nhà xã hội rộng 5.100 m2 ở Long Biên

Ông Lại Văn Phương, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội vừa ký cấp Giấy phép xây dựng số 45 cho liên danh Công ty CP Himlam Thủ đô và Công ty CP BIC Việt Nam xây dựng công trình chung cư cao tầng CT1 thuộc dự án nhà ở xã hội Thượng Thanh và đấu nối hạ tầng khu vực, quận Long Biên.

Hà Nội dự kiến khởi công xây cầu Tứ Liên vào quý III/2025 Hà Tĩnh công bố danh mục dự án Tổ hợp giáo dục gần 315 tỷ đồng

Hà Nội duyệt quy hoạch khu vực xây dựng nhà hát thành phố sát Hồ Tây

Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội ngày 26/11 đã ký ban hành Quyết định 6132 về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500. Địa điểm tại phường Quảng An, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ.

Hà Nội: Lượng tin rao bán đất nền bất ngờ tăng 40% trong tháng 10, vượt nhà riêng và chung cư Tiền quay trở lại Việt Nam: Hơn 220 thương vụ M&A từ đầu năm với giá trị lên đến 3,2 tỷ USD

Hà Nội: Lượng tin rao bán đất nền bất ngờ tăng 40% trong tháng 10, vượt nhà riêng và chung cư

Theo Batdongsan.com.vn, tại thị trường Hà Nội trong tháng 10, lượng tin đăng bán tăng khá mạnh ở hầu hết các loại hình, mạnh nhất là đất dự án với 39%, tiếp theo là nhà riêng và căn hộ chung cư với mức tăng lần lượt 26% và 25% so với tháng 9.

Hà Nội thống nhất xây dựng 3 cây cầu qua sông Hồng Hà Nội bãi bỏ quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá đất

Dự án Khu dân cư Phước Thọ của T&T Group được vinh danh Dự án đáng sống 2024

Được vinh danh “Dự án đáng sống 2024” ngay sau khi khánh thành giai đoạn 1 không chỉ là dấu mốc quan trọng của dự án Khu dân cư Phước Thọ (Vĩnh Long), mà còn ghi dấu ấn của T&T Group khi 3 năm liên tiếp các dự án của Tập đoàn đều góp mặt trong giải thưởng

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

Hà Tĩnh công bố danh mục dự án Tổ hợp giáo dục gần 315 tỷ đồng

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh vừa công bố danh mục dự án Tổ hợp giáo dục tại TP. Hà Tĩnh với tổng vốn đầu tư 314 tỷ đồng. Dự án được thực hiện tại xã Thạch Hưng, TP. Hà Tĩnh.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm trong cổ phần hóa và quản lý đất đai tại ACV Phát Đạt, Danh Khôi ảnh hưởng ra sao khi Bình Định tạm dừng chuyển nhượng các lô đất trong khu kinh tế Nhơn Hội?

Hà Nội dự kiến khởi công xây cầu Tứ Liên vào quý III/2025

Theo yêu cầu, trong tháng 1/2025, Sở KH&ĐT phải thẩm định để trình HĐND TP.Hà Nội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư cho dự án này làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Giá thuê bất động sản Tp.HCM “bật tăng” cuối năm Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm trong cổ phần hóa và quản lý đất đai tại ACV