Đột biến tại EIB làm lu mờ hoạt động giải ngân của khối ngoại

Sự đồng hành của các quỹ ETFs vẫn thể hiện qua việc khối ngoại mua ròng VN30 gần 220 tỷ đồng. Tuy nhiên, do các giao dịch đột biến tại EIB đã làm thu hẹp quy mô mua ròng của khối ngoại từ đầu năm xuống còn không đáng kể.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Định vị thị trường khối ngoại

Số liệu CPI tháng 12 của Mỹ hạ nhiệt đã khuấy lại hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thêm một lần nữa hãm đà tăng lãi suất. Diễn biến này đã giúp cho S&P 500 tiến về ngay sát xu hướng tăng dài hạn ở đêm qua. Chỉ số chứng khoán Hồng Kông vốn đang là gương mặt tiên phong của cho cả châu Á cũng đã đón sắc xanh trở lại.

Do vẫn đang vướng phải những động thái trói buộc của các cổ phiếu lớn, VN-Index vẫn đang khá "lẹt đẹt" ở trên ngưỡng 1.050 điểm. Tính đến hết phiên hôm nay (13/1), VN-Index đã có tổng cộng 8 phiên đi ngang.

Chất xúc tác

Nếu nhìn vào tổng giá trị giao dịch, khối ngoại đã mất mạch mua ròng 14 phiên liên tiếp khi bán ròng ở phiên hôm nay 3.076 tỷ đồng. Tuy nhiên, cần phải loại ra giao dịch thỏa thuận của EIB là gần 3.400 tỷ đồng mới có thể bóc tách được hoạt động giao dịch của khối ngoại.

Nếu không có giao dịch đột biến của EIB, khối ngoại vẫn giải ngân ròng vào thị trường. VN30 vẫn đang nối dài được mạch hút tiền khi nhận được gần 220 tỷ đồng ròng.

Một thông tin mang tính vĩ mô nhưng sẽ có tác động tích cực tới thị trường chứng khoán và tài chính nói chung là theo một số thành viên tham gia thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 800 triệu USD chỉ trong một vài phiên giao dịch gần đây, qua đó đang bơm trực tiếp tiền vào nền kinh tế nói chung. Nếu hoạt động này vẫn được duy trì thì triển vọng thị trường chứng khoán sẽ sớm có những thay đổi tích cực hơn.

Trong khi đó, về phái sinh, khối lượng mở OI của HĐTL VN30F1M đầu phiên hôm nay vẫn đang khá cao khi đạt 49.251 đơn vị. Việc rung lắc vẫn còn sẽ còn tạo ra nhiều "sát thương" cho cả 2 phe long short vào thời điểm hiên tại.

Vận động nhóm ngành

Trong phiên chiều qua, các cổ phiếu Thủy sản, Đầu tư công, Dầu khí đã thoát được sự kìm hãm của các cổ phiếu lớn nhưng hầu hết các mã này đều không thể duy trì được đà tăng sang phiên hôm nay. FCN (-0,46%), VCG (-3,2%), PVD (-1,24%), HSG (-0,76%), LCG (-0,56%), HT1 (-1,53%), VHC (-1,3%) đều gặp phải áp lực nhẹ.

Quá trình đi lên của các cổ phiếu này đang đi kèm nhiều hoài nghi với những vận động điều chỉnh đan xen sau các phiên tăng tốt. Dù vậy, cần phải nhìn nhận ràng chuyển động giá của nhiều mã vẫn đang khá lạnh mạnh.

Sự chú ý cho các cổ phiếu VN30 vẫn là rất lớn thể hiện qua việc VPB (+3,7%), SAB (+3,4%), MSN (+1,8%), STB (+1,4%), VIB (+1,1%) có sự xung đột với ACB (-1,4%), GVR (-1,7%), KDH (-2,2%), HPG (-0,7%). Nhịp rung lắc phiên chiều chính là do các biến động trái chiều này tạo ra. VN-Index đã suýt giảm điểm còn VN30F1M cũng đã có lúc khiến cho phe long phải lo lắng khi có thời điểm ghi nhận sắc đỏ.

Dù vậy, tới cuối phiên VN-Index vẫn tăng 3,78 điểm lên 1.060,17 điểm (+0,36%).

Diễn biến phiên giao dịch ngày 13/1.
Diễn biến phiên giao dịch ngày 13/1.

Thanh khoản sàn đạt 670,23 triệu đơn vị, tương đương 12.394 tỷ đồng. Nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh, giá trị của HOSE cải thiện gần 1.500 tỷ đồng, đạt 7.882 tỷ đồng.

Các chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng đều kết phiên trong sắc đỏ khi giảm lần lượt 0,32% và 0,14%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn là khoảng 1.300 tỷ đồng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Nhờ thị trường tích cực trong quý I/2024, lợi nhuận của các CTCK đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 quý trở lại cùng với mức dư nợ cho vay margin và phải thu lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, tham vọng của các CTCK vẫn còn rất lớn với nhiều CTCK đầu ngành hướng đến mốc cho vay 20.000 tỷ đồng giai đoạn cuối năm 2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Chat với BizLIVE