Doanh nghiệp dệt may xoay xở giữ người lao động khi giảm đơn hàng

Đơn hàng chỉ còn theo tháng, thậm chí không có đơn hàng. Đây là tình cảnh của nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may. Lúc này, các doanh nghiệp xoay sở chia công việc, thậm chí nhận cả đơn hàng "lỗ" để người lao động có việc làm, có thu nhập - chờ khó khă

Hình minh họa
Hình minh họa

Chấp nhận đơn hàng lỗ, để giữ người lao động

Với thiết kế công suất 2.500 lao động, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Giám đốc Công ty Deahan Global tại Thanh hóa cho biết, do tình hình đơn hàng có sự sụt giảm nghiêm trọng từ cuối năm 2022 nên doanh nghiệp chỉ duy trì được 750 lao động, bằng 1/3 công suất thiết kế trước đó.

Tuy vậy, để duy trì công việc cho số lao động này, doanh nghiệp cũng đã phải ký nhiều đơn hàng với giá thấp hơn từ 10- 15% so với năm trước, thậm chí có những đơn hàng bị lỗ.

“Hiện tại, dù có đơn hàng nhưng sự cạnh tranh của hàng may mặc giữa các nước trên thế giới khiến giá thành giảm xuống. Có những đơn hàng có đơn giá rất thấp, doanh nghiệp phải nỗ lực cải thiện về năng suất và chất lượng đề bù đắp về giá.” ông Quyền thông tin.

Theo ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dệt may tỉnh Thanh Hóa, mọi năm, vào thời điểm này, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thường có đơn hàng đến hết quý 3, thậm chí có doanh nghiệp ký đến hết năm.

Tuy vậy, thời điểm hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp chỉ ký đơn hàng theo tháng, thậm chí trong tháng 4 này, có tới 40% doanh nghiệp không có đơn hàng.

Trong 284 doanh nghiệp dệt may tại tỉnh Thanh Hóa, có 30% doanh nghiệp phải cho 30% lao động nghỉ việc, một số doanh nghiệp duy trì bằng việc không tăng ca, chia nhỏ việc cho mỗi lao động làm nửa tháng để không ai mất việc làm. Thậm chí, có những doanh nghiệp chấp nhận các đơn hàng bị lỗ để duy trì công ăn việc làm cho người lao động.

“Chúng tôi tìm tất cả các mặt hàng từ thị trường trong nước có thể may như túi, màn, tất,… để có việc và giữ chân người lao động. Bởi, khi các đơn hàng xuất khẩu quay trở lại thì thu hút lao động rất khó nên các doanh nghiệp phải cố gắng giữ lao động. Tuy vậy, nếu tình hình khó khăn kéo dài đến hết năm thì doanh nghiệp lại rất khó khăn”, ông Lâm quan ngại.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, năm 2022 với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 44,4 tỷ USD, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Bangladesh và tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Bangladesh. Đáng lưu ý, 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu của toàn ngành và của nhiều doanh nghiệp đã vượt kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, từ nửa cuối năm 2022, đặc biệt là quý 1 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam bị giảm 18,9% so với cùng kỳ. Không chỉ vậy, đơn giá cũng bị giảm mạnh khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may chật vật duy trì sản xuất và khả năng tình hình này sẽ kéo dài sang hết quý 2.

Quảng cáo

“Do tác động của tình hình thế giới, khi các vụ phá sản ngân hàng ở Mỹ, Thụy Sỹ xảy ra liên tiếp trong tháng 3 đẩy nền kinh tế thế giới đứng trước rủi ro suy thoái. Nhu cầu tiêu thụ dệt may tiếp tục suy yếu, tình hình thị trường chuyển biến nhanh theo hướng kém tích cực”, ông Cẩm quan ngại.

Cần có những chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp tồn tại và phát triển

Trước những khó khăn này, ông Cẩm cho rằng, ngoài tập trung cho mảng xuất khẩu, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các giải pháp tận dụng ưu tiên từ Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam nhằm đưa sản phẩm chất lượng chiếm lĩnh tốt thị trường nội địa. Bởi giai đoạn này, chính sách của Đảng, Nhà nước sẽ có rất nhiều ưu tiên cho hàng Việt Nam.

Ngoài ra, Vitas sẽ tiếp tục sát cánh cùng doanh nghiệp, phối hợp các tổ chức quốc tế triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về quản trị, chuyển đổi xanh, công nghệ mới, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại... nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và phát triển thị trường.

Còn theo ông Trịnh Xuân Lâm, thị trường dệt may sẽ phục hồi vào cuối quý 3/2023 vì theo quy luật sau nhiều thời gian dài thắt chặt chi tiêu thì đến thời điểm (thường vào cuối năm) người tiêu dùng phải mua hàng trở lại – lúc đó thì thị trường sẽ ấm lên.

Tuy vậy, để doanh nghiệp chờ được cơ hội này, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ để tồn tại và phát triển như tiếp tục hạ lãi suất cho vay, tiếp tục giảm thuế phí cho doanh nghiệp.

“Tôi rất mong chờ vào sự chỉ đạo của Nhà nước cũng như Chính phủ làm thế nào để các doanh nghiệp dệt may tạo việc làm cho xã hội và an sinh cho người lao động. Nếu như các các doanh nghiệp không tồn tại, thì hàng trăm người lao động mất việc làm.”, ông Lâm nêu rõ.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, ngành dệt may đóng góp vào mức tăng trưởng xuất khẩu bền vững với mức tăng trung bình từ 8 - 15% mỗi năm, góp phần thực hiện mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp dệt may đang gặp một số khó khăn trong việc tìm kiếm và duy trì thị trường, tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Vì vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tăng cường phát triển theo chiều sâu, thay vì chiều rộng, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, đặc biệt tập trung vào những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao như thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, phân phối, từng bước chuyển mình lên vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất.

Cùng với đó, cộng đồng doanh nghiệp cần tiếp tục tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký và nỗ lực hoạt động xúc tiến thương mại trên thế giới.

“Cần tiếp tục đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa ngành hàng để giảm bớt sự phụ thuộc vào một thị trường truyền thống như là các thị trường Bắc Âu, Đông Âu và Mỹ Latinh”, Thứ trưởng Bộ Công Thương nêu rõ.

Ngoài ra, các bộ ngành và địa phương cần theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, đặc biệt là các chính sách của các nền kinh tế lớn thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ (là những đối tác thương mại lớn của Việt Nam), để từ đó đưa ra những cảnh báo cho doanh nghiệp Việt Nam phản ứng kịp thời.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội dừng tuyển chọn nhà đầu tư xây khu đô thị 2.600 tỷ đồng

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội sáng ngày 23/12 đã phát ra thông báo về việc dừng lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Đại Thịnh tại xã Mê Linh và xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh.

Vinhomes chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại công ty con với số vốn hơn 3.000 tỷ đồng Chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường bất động sản nhà ở Hà Nội năm 2025

Chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường bất động sản nhà ở Hà Nội năm 2025

Trước nhu cầu mỗi năm Hà Nội tăng thêm khoảng 200.000 người cần nhà ở, phân khúc sản phẩm bất động sản chung cư đang tiếp tục là loại hình dẫn dắt thị trường Hà Nội từ đầu năm 2025.

"Dự báo trong năm 2025, chung cư mới Hà Nội sẽ biến mất mức giá 50 triệu đồng/m2" Sốc với giá bất động sản ở TP.HCM: Chung cư cao nhất 493 triệu đồng/m2, biệt thự 700 tỷ đồng/căn

Hiệp hội Bất động sản Bình Dương "bắt tay" SAVISTA thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản

Bản ghi nhớ (MoU) thỏa thuận hợp tác giữa BDREA và SAVISTA đánh dấu bước tiến mới trong việc kết nối, chia sẻ nguồn lực giữa hai bên và mở ra cơ hội phát triển bền vững cho thị trường bất động sản tỉnh Bình Dương - một trong những khu vực có tiềm năng lớn của Đông Nam Bộ.

Bảng giá đất Hà Nội tăng cao, tiền bồi thường thu hồi đất và tiền thuế, phí về đất đai có tăng?

Theo Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, bảng giá đất điều chỉnh cơ bản không ảnh hưởng đến việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất do giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là giá đất cụ thể.

Hà Nội tăng tốc đấu giá đất dịp cuối năm Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu tác động của các cuộc đấu giá đất cao bất thường đến mặt bằng giá đất

Hà Nội đang có hơn 1.000 dự án vướng phương án bồi thường về đất

Theo Sở TN&MT Hà Nội, trên địa bàn hiện có hơn 1.000 dự án dở dang đang có vướng mắc về phương án bồi thường giải phóng mặt bằng do chuyển tiếp Luật Đất đai.

Hà Nội duyệt kế hoạch sử dụng đất dự án 148 Giảng Võ Hàng loạt dự án nhà ở xã hội "đổ bộ" có làm giảm nhiệt thị trường chung cư?

Hà Nội công bố bảng giá đất mới có hiệu lực ngay lập tức, áp dụng đến 31/12/2025: Nơi cao nhất có giá gần 700 triệu đồng/m2, gấp 6 lần giá cũ

Giá đất cao nhất của thành phố thuộc về quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/m2 áp dụng cho thửa giáp mặt đường tại loạt tuyến đường của quận như Ngã tư Hàng Khay, Hàng Bài, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng.

Hà Nội bãi bỏ quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá đất Hà Nội tăng tốc đấu giá đất dịp cuối năm

Hàng loạt dự án nhà ở xã hội "đổ bộ" có làm giảm nhiệt thị trường chung cư?

Những tháng cuối năm 2024, thị trường Hà Nội liên tiếp đón tin vui từ các dự án nhà ở xã hội khởi công, được cấp phép xây dựng. Như vậy, nguồn cung nhà ở xã hội sắp tới tăng, giấc mơ sở hữu nhà của người thu nhập thấp, thu nhập trung bình có thể trở nên

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh triển khai các dự án nhà ở xã hội Chính thức thí điểm xây nhà ở thương mại thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ 1/4/2025

Hà Nội duyệt kế hoạch sử dụng đất dự án 148 Giảng Võ

Ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội vừa ký ban hành Quyết định số 6490/QĐ-UBND ngày 18/12/2024 về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP.Hà Nội.

Thừa Thiên Huế giao đất cho Đất Xanh và Regal Group xây khu dân cư 700 tỷ đồng HoREA: Giá nhà bình quân tại TP. HCM chạm mốc 9,39 tỷ đồng/căn

HoREA: Giá nhà bình quân tại TP. HCM chạm mốc 9,39 tỷ đồng/căn

Theo HoREA, giá nhà bình quân sơ cấp tại TP. HCM do doanh nghiệp đăng ký với sở Xây dựng của 1.611 căn nhà thuộc 04 dự án nhà ở cao cấp đưa ra thị trường trong 11 tháng đầu năm 2024 đã lên đến 9,39 tỷ đồng/căn.

Lãi suất “hạ nhiệt”, người mua nhà vẫn “ngại” vay do giá nhà leo cao Giá nhà mới tại Trung Quốc giảm mạnh

Thừa Thiên Huế giao đất cho Đất Xanh và Regal Group xây khu dân cư 700 tỷ đồng

Ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế mới đây đã ký quyết định về việc chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất đợt 1 cho liên danh Công ty Cổ phần Regal Group và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh để đầu tư dự án Khu dân cư Tứ Hạ - Hương Văn, thị xã Hương Trà.

KBC thế chấp toàn bộ vốn góp tại dự án Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát cho ngân hàng Bất ngờ diễn biến đất nền Hà Nội, giá chạm ngưỡng trung bình 70 triệu đồng/m2

Quảng Bình thu hồi dự án khách sạn hạng sang do chủ đầu tư không chịu nộp thuế

UBND tỉnh Quảng Bình vừa có thông báo thu hồi đất của Công ty cổ phần Việt Group Central sử dụng để thực hiện dự án Tổ hợp khách sạn và nhà ở kết hợp kinh doanh - shophouse (dự án Movenpick Central) tại phường Đồng Hải, TP. Đồng Hới do không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Quỹ ngoại quy mô gần 22.000 tỷ trở thành cổ đông lớn của công ty phân phối Mercedes-Benz, MG lớn nhất Việt Nam Từ 1/1/2025, chính thức bãi bỏ 5 thông tư về cấp sổ đỏ, người dân cần nắm rõ

Từ 1/1/2025, chính thức bãi bỏ 5 thông tư về cấp sổ đỏ, người dân cần nắm rõ

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Năm 2025, trường hợp nào không phải nộp tiền sử dụng đất khi làm Sổ đỏ? Nóng: Bán đất không "sổ đỏ" bị phạt nặng đến 100 triệu đồng từ 4/10