"Đế chế hàng hiệu" của ông Johnathan Hạnh Nguyễn lần đầu công bố lợi nhuận, đã trả hết nợ trái phiếu

Năm 2023 Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 143 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước song tỷ suất lợi nhuận (ROE) vẫn ở mức khá thấp.

"Đế chế hàng hiệu" của ông Johnathan Hạnh Nguyễn lần đầu công bố lợi nhuận, đã trả hết nợ trái phiếu

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP) vừa có báo cáo gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thông tin về tình hình tài chính định kỳ. Đây cũng là lần đầu tiên "đế chế hàng hiệu" của ông Johnathan Hạnh Nguyễn công bố tình hình tài chính.

Theo đó, năm 2023, IPPG ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt gần 143 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2022. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) cải thiện từ mức 2,97% của năm 2022 lên mức 3,62% trong năm vừa qua.

Tại ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của công ty đạt hơn 3.953 tỷ đồng, tăng gần 334 tỷ đồng so với đầu năm. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu ở mức 0,18 lần, tương ứng số nợ phải trả là 710 tỷ đồng. Đáng chú ý tại thời điểm cuối năm 2023, công ty đã không còn nợ trái phiếu, trong khi năm ngoái vẫn có hơn 100 tỷ đồng nợ trái phiếu. Như vậy, tổng tài sản của công ty đến cuối năm 2023 đạt 4.660 tỷ đồng.

ippg-9397.png
Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của IPP năm 2023 - Nguồn: HNX
Quảng cáo

Báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2023 của IPP cho thấy, trong kỳ, công ty đã 3 lần mua lại trái phiếu trước hạn của trái phiếu mã IPP_BOND_2016 với tổng trị giá 103 tỷ đồng. Do đó, tại thời điểm cuối năm 2023, dư nợ trái phiếu của công ty đã giảm về 0 đồng.

Theo dữ liệu trên HNX, Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Trụ sở chính tại tầng 3 tòa nhà Opera View 161 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là bà Lê Hồng Thủy Tiên - vợ của ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty.

Ngoài ra, bà Lê Hồng Thủy Tiên hiện đang là Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của Công ty CP Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC) - một công ty thành viên nằm trong hệ sinh thái hàng hiệu của IPPG.

DAFC là nhà phân phối nhiều thương hiệu cao cấp trong các lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm, nước hoa như Bulgari, Rolex, Cartier, Versace... DAFC còn là cổ đông sở hữu 4,93% cổ phần (tính đến cuối năm 2023) tại Công ty CP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco).

Tại đại hội cổ đông năm 2024 mới đây của Sasco bà Lê Hồng Thủy Tiên vừa được bầu là thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029, bên cạnh ông Nguyễn Hạnh (tức Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT), ông Lê Anh Tuấn, bà Lê Thị Diệu Thúy, ông Nguyễn Văn Hùng Cường.

Theo báo cáo thường niên của Sasco, tính đến cuối năm 2023, ngoài DAFC, hai công ty thuộc hệ sinh thái hàng hiệu IPPG của ông Johnathan Hạnh Nguyễn là Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương và Công ty Thời trang và Mỹ phẩm châu Âu (ACFC) là hai cổ đông lớn khi nắm giữ lần lượt 24,98% và 15,39% vốn của Sasco.

"Đế chế hàng hiệu" IPPG được ông Johnathan Hạnh Nguyễn thành lập từ năm 1986 và đến nay đã trở thành một trong những tập đoàn kinh doanh bán lẻ lớn nhất Việt Nam, với quy mô 25.000 nhân viên, sở hữu 35 công ty thành viên và công ty liên doanh. Hiện công ty chiếm khoảng 70% thị trường hàng hiệu quốc tế trong nước.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp?

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long cho biết tỷ suất lợi nhuận của mảng nông nghiệp trong năm 2024 đã lên mức cao nhất, cao hơn cả các doanh nghiệp lâu năm trong ngành và là mức tỷ suất lợi nhuận mơ ước ở thị trường Việt Nam.

Hòa Phát trước thềm ĐHĐCĐ: "Thoát hiểm” đòn thuế ở EU, đón tin vui từ thị trường trong nước Số lượng cổ đông của Hòa Phát cao kỷ lục, 5 sân vận động Mỹ Đình mới đủ sức chứa

VPBank ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng tại 2 tuyến phố ẩm thực ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa triển khai chương trình “Con đường ưu đãi”, giảm giá đồng loạt 20% cho các chủ thẻ tín dụng khi thanh toán ở trên 40 cửa hàng tại 2 tuyến phố ẩm thực gồm phố Trung Hòa – Hà Nội và phố Phan Xích Long – TP. H

FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank Lãnh đạo VPBank chi hơn 500 tỷ đồng mua cổ phiếu VPB

LynkiD – Giải pháp loyalty đại diện công nghệ Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh P4G 2025

LynkiD - nền tảng gắn kết khách hàng toàn diện, vinh dự là đại diện doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tham gia Hội nghị Thượng đỉnh P4G 2025 – sự kiện toàn cầu về tăng trưởng xanh và tài chính khí hậu, diễn ra từ ngày 15 - 17/4 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Make in Vietnam 2024 vinh danh LynkiD, biểu tượng của đổi mới và sáng tạo trong công nghệ số FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank

Thừa nhận kế hoạch năm 2025 tham vọng, Chủ tịch Hòa Phát nói sẽ không điều chỉnh dù thị trường có nhiều biến động

“Hòa Phát mạnh dạn xây dựng kế hoạch lợi nhuận 15.000 tỷ đồng, để hoàn thành 3 quý còn lại của năm cần đạt hơn 4.000 tỷ đồng lợi nhuận mỗi quý. Đây là con số rất cao, vừa là thách thức vừa là cơ hội. Tuy nhiên, Hoà Phát sẽ không có điều chỉnh kế hoạch", Chủ tịch Hòa Phát Khẳng định.

Hòa Phát trước thềm ĐHĐCĐ: "Thoát hiểm” đòn thuế ở EU, đón tin vui từ thị trường trong nước Số lượng cổ đông của Hòa Phát cao kỷ lục, 5 sân vận động Mỹ Đình mới đủ sức chứa

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu lợi nhuận tăng 7,4%, lên kế hoạch tham gia các dự án đường sắt cao tốc, sân bay

Năm 2025, Viettel Construction đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 13.968 tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với 2024, lợi nhuận trước thuế đạt 721,4 tỷ đồng, tăng trưởng 7,4% so với năm 2024.

Viettel Construction trở lại mức tăng trưởng lợi nhuận 2 chữ số Đánh dấu 3 thập kỷ vươn mình, Viettel Construction đón nhận danh hiệu “Anh hùng lao động”

ĐHĐCĐ “cổ phiếu quốc dân” HPG, 10 câu hỏi đặt ra với tỷ phú Trần Đình Long

Hòa Phát không còn là doanh nghiệp có lượng cổ phiếu lưu hành lớn nhất thị trường, nhưng cổ phiếu HPG của Hòa Phát vẫn xứng đáng là “cổ phiếu quốc dân” với gần 6,4 tỷ cổ phiếu và Đại hội đồng cổ đông HPG vẫn là một trong những đại hội được mong chờ nhất trong mùa đại hội năm 2025.

Hòa Phát trước thềm ĐHĐCĐ: "Thoát hiểm” đòn thuế ở EU, đón tin vui từ thị trường trong nước Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý I, tăng 25%

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: "Nhu cầu về nhà máy AI sẽ lớn hơn, FPT không giới hạn ở 2 nhà máy "

Năm 2025, FPT đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục với 75.400 tỷ đồng, kế hoạch đặt ra vào tháng 1/2025. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, CEO FPT nói “đây là kế hoạch thách thức” và đề xuất ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT điều chỉnh, nếu cần thiết.

Chủ tịch FPTS: Khó đạt kế hoạch 2025 do cạnh tranh khốc liệt FPT Retail đặt mục tiêu lợi nhuận cao kỷ lục, dự kiến chia cổ tức 25%