“Cuộc chiến vương quyền” tại Xây dựng Hòa Bình đến hồi kết?

“Nội chiến” tại Xây dựng Hòa Bình (HBC) cuối cùng cũng có thể đi đến hồi kết khi ông Nguyễn Công Phú xin từ nhiệm vị trí chủ tịch hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) vừa có nghị quyết thông qua việc chấp thuận đơn xin từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT độc lập của ông Nguyễn Công Phú từ ngày 13/2/2023.

HĐQT Xây dựng Hòa Bình cũng chấp thuận việc ông Nguyễn Công Phú ủy quyền cho ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT tham dự, thảo luận, biểu quyết tại tất cả các cuộc họp, lấy ý kiến biểu quyết bằng văn bản hoặc hình thức khác của HBC.

Đơn xin từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT độc lập của ông Nguyễn Công Phú sẽ được xem xét thông qua tại đại hội đồng cổ đông năm 2023 của HBC.

Như vậy, cuối cùng “nội chiến” giành ghế Chủ tịch HĐQT ở Xây dựng Hòa Bình cũng đi đến hồi kết sau nhiều sóng gió.

Trước đó, ngày 19/1, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã nhận được quyết định thi hành án chủ động của Cục trưởng Cục thi hành án dân sự TP.HCM với nội dung "Buộc công ty tạm dừng thi hành Nghị quyết số 50/2022/NQ-HĐQT.HBC ngày 14/12/2022, Nghị quyết số 51/2022/NQ-HĐQT.HBC ngày 14/12/2022, Nghị quyết số 53/2022/NQ-HĐQT.HBC ngày 31/12/2022 của HĐQT cho đến khi vụ việc được giải quyết bằng quyết định hay phán quyết của Hội đồng Trọng tài".

Theo đó, ông Lê Viết Hải, người sáng lập Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình sẽ tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của tập đoàn xây dựng này.

Trong một diễn biến liên quan, "biến động bất thường nhân sự cấp cao" cũng là một trong những lý do khiến HBC chậm công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 và 2 lần bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) nhắc nhở.

Quý 4 vừa qua, doanh thu thuần HBC đạt 3.218 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá vốn hàng bán lại tăng 2,5%, lên 3.644 tỷ đồng dẫn đến, công ty lỗ gộp 426 tỷ đồng.

cuoc-chien-vuong-quyen-tai-xay-dung-hoa-binh-den-hoi-ket-20230215073026-8409.png

Trong kỳ, doanh thu tài chính của HBC âm 112,7 tỷ đồng, ngược lại các loại chi phí tăng mạnh, đặc biệt, chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới gần 500 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ, chi phí tài chính trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay cũng tăng gấp hơn 2 lần cùng kỳ. Kết quả, HBC lần đầu báo lỗ lịch sử với hơn 1.200 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2022, Hoà Bình lỗ 1.141 tỷ đồng, “thổi bay” lợi nhuận chưa phân phối khiến Hoà Bình lỗ lũy kế 688 tỷ đồng.

Tại thời điểm 31/12/2022, nợ vay của HBC ở mức gần 14.283 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn với 12.735 tỷ đồng. Phần lớn các khoản vay của HBC được thế chấp bằng các khoản phải thu của khách hàng, với lãi suất áp dụng theo từng lần giải ngân.

Tính tới cuối năm 2022, tổng phải thu của doanh nghiệp chiếm tới 72% tổng tài sản. Điều này khiến dòng tiền của bị thu hẹp, làm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng gặp khó khăn.

Hồi kết ngược lại với Coteccons, tương lai liệu có khác?

Quảng cáo

“Cuộc chiến vương quyền” giữa hai nhóm lãnh đạo tại Xây dựng Hòa Bình gợi nhớ tới những vụ tranh chấp quyền điều hành doanh nghiệp xảy ra hơn một thập kỷ qua, trong đó nổi bật nhất là câu chuyện cũng trong ngành xây dựng giữa cựu Chủ tịch Coteccons (CTD) Nguyễn Bá Dương và nhóm cổ đông lớn Kusto Group.

Tuy nhiên, cái kết của hai câu chuyện lại rẽ theo hai hướng khác nhau. Nếu như ở Xây dựng Hòa Bình, sau những tranh chấp ông Lê Viết Hải, người sáng lập tập đoàn vẫn tiếp tục giữ được ghế Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của HBC thì tại Coteccons, sau thời gian dài tranh đấu, ông Nguyễn Bá Dương, người sáng lập, Chủ tịch Coteccons vẫn phải từ nhiệm vì "lý do sức khỏe và muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình".

Sau khi nhà sáng lập từ chức chủ tịch và không còn là cổ đông lớn tại Coteccons, hàng loạt thành viên lâu năm trong ban điều hành của tập đoàn xây dựng này cũng nối gót ra đi.

Về phần ông Nguyễn Bá Dương, sau quyết định dứt áo ra đi khỏi Coteccons, ông đã bắt tay vào xây dựng “đế chế” mới và xuất hiện nhiều tại hai đơn vị là SOL E&C và Newtecons.

Trong đó, SOL E&C được tách từ khối thi công chống thấm thuộc F.D.C (tiền thân Newtecons), tên gọi ban đầu là S.M.A.R.T. Tháng 4/2021, ông Nguyễn Bá Dương lần đầu xuất hiện tại SOL với chức danh là Chủ tịch sáng lập.

Năm 2022, SOL E&C cho biết doanh nghiệp được công bố là doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất ngành xây dựng Việt Nam theo bảng xếp hạng FAST500 của VNR (tháng 4/2022), đồng thời ghi nhận doanh thu gần 4.500 tỷ đồng (tăng trưởng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021).

Còn Newtecons được thành lập từ năm 2003 với chuyên ngành là thi công xây dựng công trình có quy mô vừa và nhỏ. Năm 2016, Newtecons đã cùng Coteccons tham gia nhiều dự án lớn. Đáng chú ý, sau “nội chiến” tại Coteccons, Newtecons liên tục công bố thế chân Coteccons tại loạt dự án có quy mô như The Spirit Saigon (trung tâm quận 1), Lumiere Riverside (quận 2)…

Năm 2022, Newtecons công bố cán mốc kế hoạch doanh thu 10.000 tỷ đồng và chính thức vươn lên lọt top 3 doanh thu trong ngành, chỉ xếp sau Coteccons (14.537 tỷ đồng) và Hoà Bình (14.123 tỷ đồng), còn lợi nhuận chưa tiết lộ.

cuoc-chien-vuong-quyen-tai-xay-dung-hoa-binh-den-hoi-ket-20230215075111-4922.png

Ngoài ra, một doanh nghiệp khác trong ngành xây dựng cũng có bóng dáng ông Nguyễn Bá Dương là CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons - được thành lập vào năm 2004 với cái tên ban đầu là CTCP Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia.

Hiện tại, Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật công ty là ông Nguyễn Sỹ Công, cựu thành viên HĐQT Coteccons (rời Coteccons vào tháng 6/2020), còn Tổng giám đốc công ty là ông Trần Quang Quân, cũng là cựu thành viên HĐQT Coteccons (rời Coteccons vào tháng 6/2017), cả hai từng là trợ thủ đắc lực của ông Nguyễn Bá Dương.

Năm 2022, Ricons ghi nhận hơn 11.384 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 41% so với với năm 2021 và lãi sau thuế gần 91 tỷ đồng, tăng 13% so với năm ngoái.

Đáng chú ý, con số lãi 91 tỷ đồng đủ để Ricons vượt qua Coteccons (lãi ròng 21 tỷ đồng), Fecon (lãi sau thuế 51 tỷ đồng) và Xây dựng Hòa Bình (lỗ sau thuế 1.141 tỷ đồng) để trở thành doanh nghiệp lớn nhóm thầu xây dựng (niêm yết) ghi nhận lợi nhuận sau thuế lớn nhất năm 2022. Năm năm 2021, vị trí này thuộc về Xây dựng Hòa Bình với khoảng lãi sau thuế 97 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ tính riêng tổng doanh thu của SOL E&C, Ricons và Newtecons đã lên tới hơn 25.000 tỷ đồng, vượt mục tiêu mà ông Nguyễn Bá Dương từng tuyên bố trước đó rằng hệ sinh thái các công ty của ông gồm SOL E&C, Newtecons, Ricons, BM Windows, Boho Décor, DB sẽ đạt doanh thu 1 tỷ USD trong năm 2022.

Trong khi “đế chế” mới của ông Nguyễn Bá Dương đang dần gặt hái những thành quả thì vị thế đầu ngành của Coteccons lại đang lung lay. Còn tại Xây dựng Hòa Bình sau "biến động bất thường nhân sự cấp cao" liệu có trở lại thời hoàng kim hay không, câu trả lời vẫn còn ở phía trước.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Năm 2025, nhà đầu tư đón đầu chu kỳ bất động sản tăng trưởng mới

Theo nhận định của chuyên gia, thị trường bất động sản dự báo sẽ khởi sắc rõ nét từ quý 2/2025. Đây cũng là lúc thị trường hồi phục và sẽ bắt đầu một chu kỳ phát triển bền vững mới.

Tín hiệu tích cực cho bất động sản hạng sang còn "tồn kho" Một doanh nghiệp bất động sản hơn 30 năm tuổi báo lỗ hàng trăm tỷ đồng sau khi toàn bộ thành viên HĐQT từ nhiệm

BẤT ĐỘNG SẢN TRONG PHA PHỤC HỒI

Giai đoạn khó khăn nhất đối với bất động sản đã qua đi. Thị trường đang trong pha phục hồi, với kỳ vọng lãi suất tiếp tục ở mức thấp, và cơ chế pháp lý hoàn thiện hơn sẽ thúc đẩy nguồn cung.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản Gần 80% các thương vụ M&A bất động sản diễn ra trong phân khúc công nghiệp, vì sao?

Tín hiệu tích cực cho bất động sản hạng sang còn "tồn kho"

Xu hướng gia tăng sở hữu nhà của người nước ngoài tại Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng sẽ tiếp tục phát triển và góp phần hấp thụ một lượng tương đối lớn các sản phẩm cao cấp, hạng sang vẫn còn “tồn kho” trên thị trường.

Một phân khúc bất động sản dù bán chậm nhưng giá vẫn tăng Một phân khúc bất động sản cả năm chưa “cán mục tiêu” phục hồi, liệu có “lội ngược dòng” sau Tết nguyên đán?

Lộ diện liên danh trúng thầu cao tốc Tp.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành dài 52km với vốn đầu tư hơn 8.800 tỷ đồng

Mới đây, UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Dương theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Đề xuất đầu tư tuyến đường gần 800 tỷ, dài 5,7km kết nối với cao tốc Tp.HCM Phó Thủ tướng muốn Hoà Phát nghiên cứu sản xuất ray thép cho đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Du xuân Eco Central Park 2025: Nghe Duy Mạnh song ca cùng con gái tại sự kiện “Tự hào xứ Nghệ”

Duy Mạnh cùng con gái và các nghệ sĩ như Trọng Tấn, Đinh Thành Lê... sẽ hội tụ tại đêm nhạc hoành tráng nhất thành Vinh dịp Tết Ất Tỵ, tổ chức tại đại công viên xanh lớn nhất miền Trung - Eco Central Park, tối mùng Ba Tết.

Các mô hình “linh vật rắn” năm Ất Tỵ 2025 Bổ sung Cảng hàng không 31.300 tỷ đồng, cách Hồ Gươm 40km vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Dự án Khu công nghiệp Sông Công II được điều chỉnh tăng vốn lên hơn 2.340 tỷ đồng

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 23/01/2025 điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II - diện tích 250ha, TP. Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

Giá đất tăng cao, doanh nghiệp địa ốc đua nhau mở rộng quỹ đất Thủ tướng sẽ họp với loạt doanh nghiệp bất động sản lớn về phát triển nhà ở xã hội

Thủ tướng sẽ họp với loạt doanh nghiệp bất động sản lớn về phát triển nhà ở xã hội

Hội nghị dự kiến diễn ra vào cuối tháng 1/2025 do Thủ tướng chủ trì, với sự tham gia của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo của nhiều bộ, ngành, ủy ban của Quốc hội.

Đất nền sẽ tăng giá bao nhiêu sau Tết nguyên đán? Giá đất tăng cao, doanh nghiệp địa ốc đua nhau mở rộng quỹ đất