Cổ phiếu GIL của Gilimex tiếp tục bị bán tháo sau thông tin khởi kiện Amazon

Sau khi có thông tin về việc Gilimex tiến hành các thủ tục khởi kiện Amazon, cổ phiếu GIL của doanh nghiệp dệt may này lập tức bị bán tháo trong phiên 15/12 và tiếp tục dư sàn gần 2 triệu đơn vị khi mở cửa phiên sáng 16/12.

Chiều 15/12, CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, mã GIL) chính thức công bố thông tin khởi kiện Amazon Robotics LLC (“Amazon”) - một trong những khách hàng của công ty từ năm 2014.

Cụ thể, trong quá trình hợp tác, Amazon đã vi phạm cam kết mà hai bên đã thỏa thuận. Việc vi phạm này có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Do đó, nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của công ty theo đúng nội dung hai bên đã thỏa thuận, công ty đang tiến hành các thủ tục pháp lý có liên quan để khởi kiện Amazon tại địa điểm đặt trụ sở của Amazon.

Trước đó, một số hãng thông tấn lớn của Mỹ đưa tin Tập đoàn Amazon đang đối mặt với vụ kiện trị giá 280 triệu USD từ Công ty Gilimex (Việt Nam). Theo đó, Gilimex đã gửi đơn kiện Amazon lên Tòa án Tối cao New York với cáo buộc Amazon đã thực hiện hành vi thương mại không công bằng, vi phạm hợp đồng và vi phạm nghĩa vụ ủy thác.

Theo Gilimex, vào tháng 4 và tháng 5/2022, Amazon đã “đột ngột thay đổi và giảm nhu cầu dự kiến” trong thời gian còn lại của năm 2022 và 2023 xuống chỉ còn một phần nhỏ so với các dự báo trước đó.

Ngay sau khi thông tin này lan truyền, cổ phiếu GIL của Gilimex lập tức bị bán tháo trong phiên giao dịch ngày 15/12 và kết phiên giảm sàn về 26.250 đồng/cổ phiếu với tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch trong phiên là gần 2,5 triệu đơn vị và vẫn dư bán giá sàn 1,7 triệu đơn vị. Ghi nhận phiên sáng nay (16/12), cổ phiếu GIL tiếp tục giảm sàn còn 24.450 đồng/cổ phiếu với dư bán giá sàn gần 2 triệu đơn vị, trong khi khối lượng khớp lệnh đến 11h mới đạt hơn 700.000 đơn vị.

co-phieu-gil-cua-gilimex-tiep-tuc-bi-ban-thao-sau-thong-tin-khoi-kien-amazon-20221216110515-5854.png Diễn biến cổ phiếu GIL từ đầu năm đến nay
Quảng cáo

Được biết, Amazon là trong những đối tác lớn của Gilimex, chiếm khoảng 85% doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may này. Năm 2021 các đơn đặt hàng của Amazon với Gilimex trị giá 146,6 triệu USD. Tuy nhiên, vào tháng 4 và tháng 5/2022, Amazon đã đột ngột cắt giảm đơn hàng trong thời gian còn lại của năm 2022 và 2023 xuống còn một phần nhỏ so với dự kiến, khiến Gilimex gánh chịu tình trạng dư thừa năng lực sản xuất và nguyên liệu thô.

Từ năm 2014 đến nay, Gilimex đã đầu tư hàng chục triệu USD vào các cơ sở sản xuất để xây dựng kho chứa bằng thép và vải dùng để chứa hàng hóa trong kho của Amazon, tuyển dụng hơn 7.000 nhân viên tại nhiều nhà máy. Việc sản xuất cho Amazon đã tăng gấp 20 lần trong suốt 8 năm.

Theo đơn kiện, Gilimex đã mở rộng đáng kể công suất, dành tất cả các nhà máy cho Amazon và từ chối các khách hàng lớn khác bao gồm IKEA và Columbia Sportswear để đáp ứng nhu cầu của Amazon.

Khi ký kết hợp đồng, Amazon đã hứa với Gilimex rằng hai công ty là đối tác chiến lược và Amazon sẽ thông báo đầy đủ trước cho Gillimex khi chấm dứt hợp tác, đơn kiện cho biết thêm.

Theo các nguồn tin của New York Post, Gilimex đã cố gắng thuyết phục Amazon duy trì thỏa thuận cho đến khi công ty có thể tái tập trung nỗ lực vào dệt may. Lãnh đạo của Gilimex thậm chí đã bay đến trụ sở chính của Amazon Robotics để sắp xếp một cuộc gặp với các giám đốc điều hành.

Với doanh thu bán hàng cho Amazon chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu nên khi Amazon đột ngột thu hẹp đơn hàng, kết quả kinh doanh của Gilimex cũng bị ảnh hưởng lớn.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2022, doanh thu của Gilimex đã giảm 83% so với quý 2 liền kề và giảm 66% so với cùng kỳ năm 2021 xuống còn 213 tỷ đồng, trong khi tồn kho tăng gần 71% so với đầu năm lên gần 1.288 tỷ đồng. Mặc dù lãi sau thuế quý 3 đạt hơn 128 tỷ đồng nhưng phần lớn lại nhờ vào thanh lý khoản đầu tư vào công ty liên kết chứ không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Lũy kế 9 tháng doanh thu của Gilimex đạt 2.905 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ, chủ yếu do đóng góp của hai quý đầu năm. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng của doanh nghiệp đạt gần 352 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Lần đầu tiên 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam đều có tổng tài sản vượt 2 triệu tỷ, hai nhà băng tư nhân sắp chạm mốc lịch sử

Đến cuối năm 2024, tổng tài sản của các ngân hàng do Nhà nước nắm quyền chi phối là BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank đều đã vượt mốc 2 triệu tỷ đồng và tiếp tục bỏ xa các ngân hàng tư nhân.

Ngành ngân hàng 2025: Thách thức cũ và động lực mới Việt Nam sắp có ngân hàng tư nhân đầu tiên sở hữu tổng tài sản đạt mốc 1 triệu tỷ đồng

Lãnh đạo ngân hàng kỳ vọng gì vào năm mới?

Khi 2025 đang nhận được nhiều kỳ vọng sẽ là năm bước ngoặt đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, các lãnh đạo ngân hàng từ Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đến MB đã đưa ra những kiến nghị quan trọng, tập trung vào tăng cường vốn điều lệ, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển tài chính xanh và hoàn thiện khung pháp lý...

Ngân hàng Việt và một thập kỷ nỗ lực mở cửa trái phiếu xanh Lợi nhuận ngân hàng Vietcombank lập mức cao kỷ lục mới Hé lộ nhiều ngân hàng lợi nhuận tỷ đô

Một năm ngân hàng với từ khoá “minh bạch”

Ngành ngân hàng Việt Nam trải qua năm 2024 tiếp tục “vượt cơn gió ngược” với những cột mốc quan trọng, trong đó yếu tố “minh bạch” được nhắc đến khá nhiều khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi yêu cầu công bố thông tin cổ đông sở hữu từ 1% trở lên tại các nhà băng.

5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank Tập đoàn GELEX trở thành cổ đông lớn tại Seaprodex

Trường kỳ nỗ lực nhà băng tăng vốn

Năm 2024 ghi nhận nhiều thương vụ tăng vốn của các ngân hàng, từ các ngân hàng quy mô nhỏ đến lớn. Sức ép từ việc cạnh tranh gay gắt và đáp ứng các tiêu chí an toàn vốn, được dự báo sẽ khiến cho cuộc đua tăng vốn thêm sôi động trong năm 2025.

Các ngân hàng vốn điều lệ dưới 10.000 tỷ kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2024? Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất

Ngân hàng Nhà nước & định hướng điều hành 2025

Năm 2024 chứng kiến nhiều thách thức và cơ hội trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục biến động phức tạp, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chính sách một cách linh hoạt, từ việc ổn định tỷ giá, giảm lãi suất cho vay đến tăng trưởng tín dụng và xử lý nợ xấu, nhằm kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau báo cáo kinh doanh của các ngân hàng Nhiều ngân hàng ghi nhận lợi nhuận cả năm 2024 tăng mạnh Dự báo diễn biến nợ xấu ngân hàng năm 2025

Hành trình Sacombank vượt khó và gần 1 tỷ USD chờ chia

Sacombank, một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam, đã trải qua gần một thập kỷ tái cơ cấu với vô vàn thách thức. Từ thương vụ sáp nhập với Southern Bank vào năm 2015, ngân hàng không chỉ gánh trên vai khối nợ xấu khổng lồ, mà còn phải ngừng chi trả cổ tức suốt gần 10 năm.

Sacombank báo lãi trong quý III/2024 Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua 5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank

Ngân hàng bất ngờ giảm lãi suất huy động

Ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Đáng chú ý, có một số nhà băng đã điều chỉnh giảm, trái với xu hướng liên tục tăng trong thời gian gần đây trên thị trường.

Giá vàng đi xuống khi Fed có thể chậm cắt giảm lãi suất Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ