Thông tư quan trọng về giãn nợ chính thức hết hiệu lực, nợ xấu các ngân hàng có tăng đột biến?

Sau hơn 1 năm rưỡi đi vào hiệu lực, Thông tư 02 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đã chính thức hết hiệu lực ngày 31/12/2024.

Ngày 31/12/2024, gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN (TT02) về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đã chính thức hết hiệu lực.

Trước đó, Thông tư 02/2023/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành vào cuối tháng 4/2023 quy định về việc tổ chức tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Đối tượng được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là những khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và gặp khó khăn trong việc trả nợ các khoản vay phục vụ đời sống, tiêu dùng.

Ban đầu, Thông tư 02 chỉ có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024. Tuy nhiên, trong bối cảnh phục hồi chậm và vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, ngày 18/6/2024, NHNN đã ban hành Thông tư 06/2024/TT/NHNN kéo dài thời gian thực hiện chính sách tại Thông tư 02 đến hết ngày 31/12/2024.

Sau hơn 1 năm rưỡi đi vào có hiệu lực, việc Thông tư 02/2023/TT-NHNN (Thông tư 02); được sửa đổi bởi Thông tư 06/2024/TT/NHNN, được ban hành và gia hạn đã giúp tháo gỡ phần nào khó khăn trong công tác xử lý nợ xấu cho các tổ chức tín dụng cũng như làm giảm áp lực trả nợ, tạo điều kiện tiếp cận vốn vay mới cho người dân và doanh nghiệp.

Đánh giá về việc Thông tư 02 hết hiệu lực, nhóm chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán BSC cho rằng, việc này không gây ảnh hưởng đáng kể lên bảng cân đối của các ngân hàng, sẽ không có sự gia tăng đột biến của tỷ lệ nợ xấu cũng như chi phí dự phòng.

BSC phân tích, dư nợ tái cơ cấu TT02 chiếm tỷ trọng thấp, cuối quý 3/2024 là khoảng 1,6% dư nợ toàn hệ thống, trong đó chỉ có 1 số ngân hàng ghi nhận tỷ lệ này cao hơn mặt bằng chung như VPBank (2,5%), MSB (1,2%), TPB (0,8%), còn lại đều nhỏ hơn 0,5%.

Quảng cáo
image(9).png

Hơn nữa, để đáp ứng quy định thì các ngân hàng đều phải trích lập dự phòng cụ thể bổ sung đủ 100% trong 2024, và qua trao đổi thì tại cuối quý 3/2024 hầu hết các bên đều đã trích lập đủ hoặc gần đủ. Ngoài ra thì các khách hàng vẫn trong thời hạn tái cơ cấu (tối đa 12 tháng) thì vẫn sẽ tiếp tục được áp dụng thông tư này kể cả khi hết hiệu lực.

Tương tự, theo dự báo của Công ty chứng khoán VCBS, nợ xấu của ngành ngân hàng có thể đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất và ảnh hưởng của việc Thông tư 02 hết hiệu lực không lớn.

VCBS cho biết, cuối quý 3/2024, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đi ngang đạt 2,2% trong 3 quý liên tiếp. Tỷ lệ nợ nhóm 2 liên tục giảm còn 1,7%. Tỷ lệ nợ gốc tái cơ cấu theo Thông tư 02 tương đối thấp ước tính dưới mức 0,5%. Tỷ lệ nợ ngoại bảng VAMC của các ngân hàng niêm yết ở mức 0,2%. Các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi bão Yagi ghi nhận khoảng 192.000 tỷ đồng, chiếm hơn 1% dư nợ toàn hệ thống.

Nợ xấu đã đạt đỉnh và dự kiến đi ngang trong quý 4 bởi: : (1) Yếu tố mùa vụ khi dư nợ tín dụng tăng đột biến vào tháng cuối năm chưa phát sinh nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu mới hình thành trong Q4 thường thấp, (2) Các ngân hàng thường đẩy mạnh trích lập xóa nợ xấu trong Q4; (3) Thông tư 53 hướng dẫn việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và Quyết định số 1510/QĐ-TTg cho phép giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với cho khách hàng chịu thiệt hại do bão Yagi giúp giảm mức độ gia tăng nợ xấu và áp lực trích lập cho các ngân hàng. Trong khi đó, chúng tôi ước tính tỷ lệ nợ tái cơ cấu chuyển thành nợ xấu sau khi Thông tư 02 hết hiệu lực vào 31/12/2024 sẽ ở mức thấp.

Tỷ lệ nợ xấu kỳ vọng giảm dần trong 2025 nhờ: (1) Tỷ lệ nợ xấu tiềm tàng (nợ nhóm 2, nợ tái cơ cấu) hạ thấp dần giúp giảm áp lực chuyển nhóm nợ trong thời gian tới; (2) Kỳ vọng các khoản nợ tái cơ cấu trong giai đoạn thử thách ở nhóm 2 và nhóm 3 sẽ chuyển về nhóm nợ thông thường từ Quý 2/2025 khi dòng tiền và hoạt động kinh doanh của khách hàng phục hồi.

image(8).png

Tuy nhiên, VCBS cũng lưu ý, chất lượng tài sản có sự phân hoá giữa các nhóm ngân hàng. Nhóm ngân hàng chất lượng tài sản tốt sẽ ghi nhận nợ xấu kiểm soát ở mức vừa phải. Trong khi đó, áp lực nợ xấu vẫn hiện hữu với một số ngân hàng có tập khách hàng tái cơ cấu chưa thể phục hồi trong trường hợp Thông tư 02 không được gia hạn sau 31/12/2024, và rủi ro nợ kéo theo trên CIC đặc biệt với các doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS, năng lượng có lượng trái phiếu sắp đến hạn lớn. Nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ tái cơ cấu cao, tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp có thể sẽ phải đối mặt với áp lực trích lập tăng cao trong quý 4/2024 và năm 2025.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

TCB vượt đỉnh 3 năm, thị trường tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp

Các cổ phiếu Ngân hàng như LPB, CTG, MBB tiếp tục lập kỷ lục giá đóng cửa mới trong khi TCB vượt đỉnh 3 năm. Nhờ đó, thị trường vẫn được trợ sức để có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp bất chấp có sự xuất hiện của rung lắc.

Lãnh đạo ngân hàng kỳ vọng gì vào năm mới? Mục tiêu đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành trong năm 2025

Chứng khoán châu Á tăng điểm khi nỗi lo thuế quan phần nào lắng dịu

Chỉ số blue-chip CSI300 của Trung Quốc tăng hơn 1% nhờ sự phấn khích của các nhà đầu tư đối với triển vọng của ngành AI nội địa và chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,61%, đạt 39.066,53 điểm.

Đà giảm của chứng khoán Mỹ chậm lại sau tuyên bố hoãn áp thuế đối với Mexico Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc trong phiên 4/2

Giá vàng gần mức cao kỷ lục do nhu cầu bảo toàn tài sản tăng mạnh

Giá vàng hạ nhiệt chiều 6/2 nhưng vẫn dao động gần mức cao kỷ lục trong phiên trước đó. Nguyên nhân là do căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ leo thang làm gia tăng nhu cầu bảo toàn tài sản.

Giá vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới Liên tục phá đỉnh, giá vàng thế giới áp sát mốc 2.900 USD/ounce

Quỹ đầu tư cổ phiếu nào có hiệu suất tốt nhất năm 2024?

Theo Fiin Group, năm 2024 có 41/66 quỹ đầu tư cổ phiếu ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội so với VN-Index (+12,1%), trong đó, Quỹ Cổ phiếu Kinh tế Hiện đại VinaCapital dẫn đầu với mức tăng trưởng 34% nhờ phân bổ tỷ trọng lớn vào các cổ phiếu ngân hàng và công nghệ.

Quỹ đầu tư Mỹ cam kết rót tối thiểu 200 triệu USD vào Masan Các quỹ đầu tư tiếp tục "rót" mạnh tiền vào startup chăm sóc sức khỏe

Căng thẳng thuế quan gia tăng, các nhà đầu tư đổ xô sang vàng

Giá vàng lên mức đỉnh 2.844,56 USD/ounce vào ngày 4/2 và tiếp tục xác lập kỷ lục mới do nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung Quốc leo thang.

Liên tục phá đỉnh, giá vàng thế giới áp sát mốc 2.900 USD/ounce Tỷ giá lấy lại đà tăng, giá vàng vẫn "nóng" trước ngày vía Thần Tài

ABBank hoàn thành 79,5% kế hoạch lợi nhuận năm

Tính chung cả năm 2024, lợi nhuận trước thuế của ABBank đạt 795 tỷ đồng, tăng 36,1% so với năm 2023. Dù vậy, kết quả này mới chỉ hoàn thành 79,5% kế hoạch lợi nhuận đề ra cho năm 2024.

Một năm gập ghềnh với ABBank Ông Phạm Duy Hiếu tái đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc ABBank Ông Vũ Văn Tiền từ nhiệm Thành viên HĐQT ABBank

Mục tiêu đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành trong năm 2025

Tại Lễ đánh cồng khai trương giao dịch chứng khoán đầu xuân, lãnh đạo HOSE đặt mục tiêu đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành, nhằm có thêm các sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường, sẵn sàng cho việc nâng hạng.

S&P và MSCI sẽ thực hiện phân ngành cổ phiếu HOSE 6 tháng/lần Năm 2025 là mục tiêu phấn đấu để nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi

Tỷ giá lấy lại đà tăng, giá vàng vẫn "nóng" trước ngày vía Thần Tài

Giá vàng tiếp tục tăng mạnh khi chỉ còn một ngày nữa là đến vía Thần Tài, trong khi đó tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu đi lên sau một phiên "hạ nhiệt".

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp ổn định thị trường vàng Liên tục phá đỉnh, giá vàng thế giới áp sát mốc 2.900 USD/ounce

Kienlongbank báo lợi nhuận quý IV gấp 4,4 lần cùng kỳ

Kienlongbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý IV/2024 gấp 4,4 lần cùng kỳ năm trước, đạt hơn 351 tỷ đồng, nhờ tăng trưởng mạnh của mảng tín dụng và tối ưu chi phí hoạt động.

KienlongBank sắp họp bất thường bầu bổ sung thành viên HĐQT Kienlongbank dự kiến chào bán 2.500 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng KienlongBank có Phó Tổng Giám đốc mới

"GDP tăng 8%, tín dụng phải tăng 16%, còn GDP đến 10% thì tăng trưởng tín dụng cần ở mức 18-20%"

Nêu dẫn chứng những năm gần đây trung bình hơn 2% tăng trưởng tín dụng sẽ giúp tăng trưởng 1% GDP, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng để đạt được mục tiêu GDP 8% trong năm nay thì tăng trưởng tín dụng phải khoảng 16%, còn nếu GDP đến 10% thì tín dụng phải tăng 18-20%.

Tăng trưởng tín dụng quý I/2025 có thể đạt 3,4% Tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt 15,08%