Lần đầu tiên 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam đều có tổng tài sản vượt 2 triệu tỷ, hai nhà băng tư nhân sắp chạm mốc lịch sử

Đến cuối năm 2024, tổng tài sản của các ngân hàng do Nhà nước nắm quyền chi phối là BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank đều đã vượt mốc 2 triệu tỷ đồng và tiếp tục bỏ xa các ngân hàng tư nhân.

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 của 27 ngân hàng trên thị trường chứng khoán và Agribank, tổng tài sản của các nhà băng này tính đến cuối năm 2024 đạt gần 19,4 triệu tỷ đồng, tăng hơn 16% so cuối năm 2023.

Trong đó, quy mô tổng tài sản của 4 ngân hàng do Nhà nước nắm quyền chi phối là BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank tiếp tục đứng đầu hệ thống và đều đã vượt mốc 2 triệu tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có 4 ngân hàng sở hữu tổng tài sản trên 2 triệu tỷ đồng.

Tổng tài sản của 4 ngân hàng này đến cuối năm 2024 ở mức hơn 9,4 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 43% tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng.

Đứng đầu hệ thống ngân hàng về quy mô tổng tài sản là BIDV với gần 2,761 triệu tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm 2023. Sự mở rộng nhanh chóng trong năm 2024 đã giúp BIDV trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam có tổng tài sản chạm ngưỡng 100 tỷ USD.

Đứng sau BIDV, lần lượt là VietinBank (2,385 triệu tỷ đồng) và Agribank (2,2 triệu tỷ đồng). Cả hai ngân hàng này đều đã đạt mốc tài sản trên 2 triệu tỷ đồng từ năm 2023 và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong năm 2024.

Trong khi đó, Vietcombank đã lần đầu tiên đạt được mốc tài sản 2 triệu tỷ đồng trong năm 2024 khi tăng trưởng 13,4%.

Ngoài nhóm Big4, MB là ngân hàng duy nhất đạt đạt quy mô tổng tài sản trên 1 triệu tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2024, tổng tài sản hợp nhất của MB ở mức 1,129 triệu tỷ đồng, tăng 19,5% so với cuối năm 2023.

Quảng cáo

Bên nhóm tư nhân, Techcombank là ngân hàng có quy mô lớn nhất với tổng tài sản tính đến cuối năm 2024 đạt 978,8 nghìn tỷ đồng, tăng 129.300 tỷ (tương đương 15,2%) so với hồi đầu năm. Riêng trong quý 4/2024, tổng tài sản của Techcombank tăng thêm gần 52.000 tỷ đồng. Nếu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng tài sản như trên, nhiều khả năng Techcombank sẽ đạt quy mô tổng tài sản hơn 1 triệu tỷ đồng ngay trong quý 1/2025 và trở thành ngân hàng tư nhân đầu tiên đạt được cột mốc này.

Đứng sau Techcombank, VPBank hiện có tổng tài sản ở mức 923,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với cuối năm 2023. Giống như Techcombank, VPBank cũng có thể đạt quy mô tài sản triệu tỷ đồng ngay trong năm 2025.

Ngoài những cái tên nêu trên, Top10 ngân hàng sở hữu tổng tài sản lớn nhất còn có sự góp mặt của ACB (864.006 tỷ đồng), Sacombank (748.095 tỷ đồng) và SHB (747.244 tỷ đồng).

Ba ngân hàng có quy mô tổng tài sản nhỏ nhất là Kienlongbank (92.176 tỷ đồng), PGBank (73.211 tỷ đồng), Saigonbank (33.260 tỷ đồng).

Xét về tốc độ tăng tổng tài sản, LPBank là ngân hàng có mức tăng trưởng mạnh nhất (gần 33%). Tổng tài sản LPBank tăng mạnh chủ yếu nhờ sự mở rộng của danh mục cho vay. Theo đó, dư nợ tín dụng tại ngày 31/12/2024 của LPBank đạt 331.606 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với cuối năm năm 2023.

PGBank cũng ghi nhận mức tăng trưởng tổng tài sản ở mức gần 32% trong năm 2024. Trong đó, cho vay khách hàng của PGBank tăng 17% so với hồi đầu năm lên 41.436 tỷ đồng. Sau khi thay máu cổ đông vào cuối năm 2023, PGBank đã chứng kiến sự mở rộng mạnh mẽ về quy mô nguồn vốn và tài sản.

Một loạt ngân hàng khác cũng có được mức tăng trưởng tổng tài sản trên dưới 20% như NCB (23,1%), SeABank (22,4%), VIB (20,2%), ACB (20,2%), BIDV (20%), MSB (19,9%), MB (19,5%), Eximbank (19%).

Nhìn chung, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng tăng mạnh trong năm 2024 chủ yếu nhờ sự mở rộng của danh mục tín dụng (toàn hệ thống tăng trưởng hơn 15%). Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cũng ghi nhận sự gia tăng của danh mục chứng khoán đầu tư và cho vay các tổ chức tín dụng khác.

Để tài trợ cho sự mở rộng của quy mô tổng tài sản trong năm 2024, các ngân hàng đã đẩy mạnh thu hút tiền gửi khách hàng thông qua nâng lãi suất huy động; và tăng cường phát hành giấy tờ có giá như trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi.

Theo ước tính của Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), lượng trái phiếu ngân hàng phát hành năm 2024 ước đạt khoảng 302.881 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ và chiếm 2/3 tổng giá trị trái phiếu phát hành mới toàn thị trường.

SHS cho rằng để bù đắp cho chênh lệch giữa tín dụng và huy động, các ngân hàng đã gia tăng phát hành giấy tờ có giá, kéo dài kỳ hạn phát hành. Điều này không chỉ giúp xử lý vấn đề nguồn tiền mà còn hỗ trợ điều chỉnh tỷ lệ LDR và SFL theo quy định. Tuy nhiên, hệ quả từ việc này là hệ thống phải chịu thêm chi phí vốn lớn cho việc phát hành cũng như gây ra áp lực bào mòn tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của hệ thống khi thiếu hụt nguồn huy động tương ứng

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

CASA giảm đồng loạt, ngân hàng đối mặt áp lực vốn giá rẻ

Sau giai đoạn tăng trưởng ấn tượng nhờ làn sóng số hóa và dòng tiền rẻ hậu Covid-19, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại nhiều ngân hàng đang ghi nhận xu hướng sụt giảm rõ rệt. Diễn biến này khiến chi phí vốn của hệ thống ngân hàng gia tăng khiến biên lãi ròng (NIM) bị thu hẹp đáng kể.

Chuyên gia VPBankS: “Ngân hàng, công nghệ, tài nguyên, bán lẻ có triển vọng tốt ngay cả khi ảnh hưởng bởi thuế quan” Giáo sư Harvard: Các ngân hàng ở Việt Nam thường tương đồng về dịch vụ và định vị Con gái Chủ tịch OCB bán ra hơn 4,6% vốn ngân hàng trong hơn 1 tháng

Doanh nghiệp có tầm, người lao động yên tâm cùng dịch vụ chi trả lương BAC A BANK

Đáp lại sự tin tưởng và đồng hành của Quý Doanh nghiệp, đồng thời tiếp nối thành công từ các chính sách sản phẩm đã triển khai, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức gia hạn Chương trình ưu đãi dành riêng cho Khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ

BAC A BANK gia tăng đặc quyền cho khách hàng dùng thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 12.350 tỷ đồng - thành công đến từ nền tảng vững chắc

LPBank chuẩn bị chi gần 7.500 tỷ đồng chi cổ tức ngay trong tháng 5

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - LPBank (mã LPB) vừa có Nghị quyết về việc triển khai kế hoạch chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền theo phương án đã được Đại hội đồng thường niên năm 2025 thông qua.

LPBank lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, thành lập LPBank AMC Lợi nhuận của LPBank tăng trưởng 10,2% ĐHĐCĐ LPBank: Chưa có kế hoạch bán vốn cho cổ đông ngoại

BAC A BANK thuộc Top 5 ngân hàng có khối lượng giao dịch ngoại hối lớn nhất Việt Nam

BAC A BANK vinh dự được nhận giải thưởng “Top 5 Ngân hàng có khối lượng giao dịch ngoại hối lớn nhất Việt Nam” lần thứ hai liên tiếp trên hệ thống giao dịch điện tử FX Matching.

Bac A Bank đặt kế hoạch lợi nhuận khiêm tốn năm 2025, mục tiêu tăng vốn lên 12.351 tỷ đồng BAC A BANK gia tăng đặc quyền cho khách hàng dùng thẻ tín dụng quốc tế

Chuyên gia VPBankS: “Ngân hàng, công nghệ, tài nguyên, bán lẻ có triển vọng tốt ngay cả khi ảnh hưởng bởi thuế quan”

Ông Đào Hồng Dương, Giám đốc Phân tích Ngành và Cổ phiếu, VPBankS cho biết, triển vọng tăng trưởng về lợi nhuận của ngân hàng, công nghệ, tài nguyên, bán lẻ tương đối tốt, ngay cả trong trường hợp thuế quan có ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam.

Bất ngờ đu sóng Anh trai vượt ngàn chông gai, Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn dù vừa ẵm trọn "cây thông" thị giá Công ty chứng khoán điểm tên nhiều cổ phiếu hấp dẫn, có thể “xuống tiền”

NCB “gây sốt” với thẻ Visa phiên bản giới hạn, kết nối giá trị lịch sử và tương lai

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) gây ấn tượng khi cho ra mắt thẻ tín dụng quốc tế NCB Visa phiên bản giới hạn mang tên “Thống Nhất” trong những ngày cuối tháng 4 lịch sử. Đây là sản phẩm thẻ đầu tiên trên thị trường kết hợp giữa giá trị tài chính hiện đại và tinh thần lịch sử dân tộc.

Kết thúc quý III, nhiều chỉ tiêu kinh doanh của NCB vượt kế hoạch cả năm VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên NCB lên kế hoạch lợi nhuận 59 tỷ đồng, tiếp tục tăng vốn thêm hơn 59%

Tổng Giám đốc Eximbank: Đang làm việc với nhiều đối tác ngoại tiềm năng

Sáng nay (ngày 29/4), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - mã: EIB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 nhằm thảo luận nhiều vấn đề quan trọng bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024, việc dừng chủ trương xây dựng trụ sở chính tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh...

Chủ tịch VPBank: GPBank sẽ thoát lỗ, đạt lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng trong năm nay

Chiều ngày 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã VPB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh 2025, phương án phân phối lợi nhuận, thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ,...

Lãnh đạo VPBank chi hơn 500 tỷ đồng mua cổ phiếu VPB VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 26%, tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng