BIDV dự kiến chi cổ tức 21%

Sau khi phát hành, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng từ 57 nghìn tỷ đồng hiện tại lên gần 69 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 21%.

BIDV dự kiến chi cổ tức 21%
Hình minh họa.

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV vừa ban hành Nghị quyết số 1326/NQ-BIDV về việc Phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2022.

Theo phương án đã được thông qua, BIDV dự kiến sẽ phát hành thêm gần 1,2 tỷ cổ phiếu, tương đương tỷ lệ phát hành 21% để trả cổ tức cho cổ đông. Nguồn vốn thực hiện lấy từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2022.

Thời gian phát hành dự kiến trong quý IV/2024 – quý I/2025, sau khi được sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng từ 57 nghìn tỷ đồng hiện tại lên gần 69 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 21%.

Quảng cáo

BIDV cho biết, số vốn điều lệ tăng thêm sẽ được dùng toàn bộ để bổ sung vốn kinh doanh, phân bổ vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của BIDV như hoạt động tín dụng, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng lưới kinh doanh.

Cũng trong nỗ lực tăng vốn, tại hội nghị nhà đầu tư mới đây, lãnh đạo BIDV cho biết ngân hàng đang làm việc với các nhà đầu tư tiềm năng để có thể phát hành riêng lẻ đợt 1 tỷ lệ 2,9% trong quý I/2025, phần còn lại (6,1%) sẽ được thực hiện sau đó tùy thuộc vào điều kiện thị trường.

Được biết, kế hoạch phát hành riêng lẻ đã được BIDV nêu ra từ năm 2022 với dự kiến ban đầu là phát hành 455 triệu cổ phiếu, tương ứng tăng 9%, tuy nhiên vẫn chưa thực hiện được do tình hình chưa thuận lợi.

Hiện ngân hàng chỉ có 2 cổ đông, đều là cổ đông tổ chức, sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên, với tổng số cổ phần sở hữu là hơn 5,4 tỷ cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 95,99% vốn điều lệ ngân hàng.

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hiện đang sở hữu gần 4,62 tỷ cổ phiếu BID, tương ứng tỷ lệ 80,99% vốn điều lệ của ngân hàng. Trong khi đó, cổ đông chiến lược Keb Hana Bank nắm hơn 855 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 15%.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

ABBank hoàn thành 79,5% kế hoạch lợi nhuận năm

Tính chung cả năm 2024, lợi nhuận trước thuế của ABBank đạt 795 tỷ đồng, tăng 36,1% so với năm 2023. Dù vậy, kết quả này mới chỉ hoàn thành 79,5% kế hoạch lợi nhuận đề ra cho năm 2024.

Một năm gập ghềnh với ABBank Ông Phạm Duy Hiếu tái đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc ABBank Ông Vũ Văn Tiền từ nhiệm Thành viên HĐQT ABBank

Kienlongbank báo lợi nhuận quý IV gấp 4,4 lần cùng kỳ

Kienlongbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý IV/2024 gấp 4,4 lần cùng kỳ năm trước, đạt hơn 351 tỷ đồng, nhờ tăng trưởng mạnh của mảng tín dụng và tối ưu chi phí hoạt động.

KienlongBank sắp họp bất thường bầu bổ sung thành viên HĐQT Kienlongbank dự kiến chào bán 2.500 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng KienlongBank có Phó Tổng Giám đốc mới

Lần đầu tiên 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam đều có tổng tài sản vượt 2 triệu tỷ, hai nhà băng tư nhân sắp chạm mốc lịch sử

Đến cuối năm 2024, tổng tài sản của các ngân hàng do Nhà nước nắm quyền chi phối là BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank đều đã vượt mốc 2 triệu tỷ đồng và tiếp tục bỏ xa các ngân hàng tư nhân.

Ngành ngân hàng 2025: Thách thức cũ và động lực mới Việt Nam sắp có ngân hàng tư nhân đầu tiên sở hữu tổng tài sản đạt mốc 1 triệu tỷ đồng

Lãnh đạo ngân hàng kỳ vọng gì vào năm mới?

Khi 2025 đang nhận được nhiều kỳ vọng sẽ là năm bước ngoặt đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, các lãnh đạo ngân hàng từ Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đến MB đã đưa ra những kiến nghị quan trọng, tập trung vào tăng cường vốn điều lệ, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển tài chính xanh và hoàn thiện khung pháp lý...

Ngân hàng Việt và một thập kỷ nỗ lực mở cửa trái phiếu xanh Lợi nhuận ngân hàng Vietcombank lập mức cao kỷ lục mới Hé lộ nhiều ngân hàng lợi nhuận tỷ đô

Một năm ngân hàng với từ khoá “minh bạch”

Ngành ngân hàng Việt Nam trải qua năm 2024 tiếp tục “vượt cơn gió ngược” với những cột mốc quan trọng, trong đó yếu tố “minh bạch” được nhắc đến khá nhiều khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi yêu cầu công bố thông tin cổ đông sở hữu từ 1% trở lên tại các nhà băng.

5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank Tập đoàn GELEX trở thành cổ đông lớn tại Seaprodex