Thông tư 02 chính thức kết thúc, nợ xấu ngân hàng sẽ ra sao?

Bắt đầu từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ không còn được phép áp dụng các điều khoản của chính sách đặc biệt (Thông tư 02) để cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng, sau khi thông tư này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024.

Thông tư 02 chính thức kết thúc, nợ xấu ngân hàng sẽ ra sao?
Hình minh họa.

Thông tư 02 được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) bắt đầu triển khai vào tháng 5/2023 như một công cụ chính sách nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn trong kinh doanh và tài chính trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Thông qua chính sách này các ngân hàng có thể hỗ trợ khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, từ đó giúp họ có thêm sự linh hoạt trong việc trả nợ và có thêm thời gian để tổ chức lại hoạt động kinh doanh và quản lý dòng tiền. Thông tư 02 cũng cho phép các ngân hàng hoãn ghi nhận chi phí tín dụng liên quan các khoản vay được cơ cấu lại đến cuối năm 2024.

Theo NHNN, tổng nợ có vấn đề của ngành ngân hàng – bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ tái cơ cấu và trái phiếu VAMC - ổn định ở mức 6,9% trên tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống tính đến tháng 6 năm 2024. Chỉ số này đã ổn định trong năm qua sau khi tăng mạnh 2,7 điểm % trong giai đoạn 2022-2023. NHNN cũng công bố tổng nợ gốc được cơ cấu lại toàn ngành giảm xuống còn 0,9% tổng tín dụng toàn ngành, từ mức 1,2% của cuối năm 2023.

Trong ba quý đầu năm 2024, tốc độ hình thành nợ quá hạn của các ngân hàng nói chung đã chậm lại. Hầu hết các ngân hàng đã bày tỏ sự tự tin rằng dòng tiền trả nợ của khách hàng sẽ tiếp tục phục hồi nhờ điều kiện hoạt động kinh doanh trong nước tốt hơn. Quy mô các khoản nợ tái cơ cấu đã giảm đáng kể tại một số các ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng tư nhân như Techcombank, ACB, HDBank, VIB,...

Quảng cáo

Trong báo cáo mới công bố, các chuyên gia tại VIS Rating nhận định, khi Thông tư 02 hết hiệu lực, tác động lên chất lượng tài sản của các ngân hàng là có thể kiểm soát được trong năm 2025. Lý do là các ngân hàng đã ghi nhận tốc độ hình thành nợ có vấn đề chậm lại khi dòng tiền hoạt động của người đi vay dần được cải thiện xuyên suốt cả năm 2024.

“Chúng tôi kỳ vọng khả năng trả nợ của người đi vay sẽ tiếp tục được tăng cường trong bối cảnh điều kiện kinh doanh và kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ nhờ những nỗ lực không ngừng của Chính phủ nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế”, VIS Rating cho biết.

Dù vậy, các chuyên gia cũng cho rằng, một số ít ngân hang với các khoản nợ tái cơ cấu đáng kể liên quan đến các khách hàng lớn và tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp sẽ có rủi ro tài sản cao nhất. Những ngân hàng này vẫn phải đối mặt chủ yếu với các vấn đề còn tồn đọng trong lĩnh vực bất động sản, trong đó một số nhà phát triển bất động sản vẫn đang vướng mắc các vấn đề pháp lý hoặc nhu cầu thấp tại các dự án mới của họ.

Các ngân hàng này cũng gặp khó khăn trong việc cải thiện khả năng sinh lời để đáp ứng chi phí tín dụng cao hơn. Chi phí vốn cũng cao hơn trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng tăng lên để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng. Một số ngân hàng nhỏ như ABBank đã có kế hoạch giảm rủi ro cho vay nhằm giải quyết các vấn đề về chất lượng tài sản và nếu thực hiện sẽ tiếp tục tạo áp lực lên biên lãi ròng của các ngân hàng đó.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Thủ tướng nêu 8 nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng

Sáng 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.

Thống đốc đề ra một loạt nhiệm vụ lớn cho ngành Ngân hàng năm 2025 Được kiến nghị can thiệp quản lý giá vàng, Ngân hàng Nhà nước nói gì? Nhận diện bức tranh nợ xấu có khả năng mất vốn của các ngân hàng

DXY “hạ nhiệt” - tín hiệu tích cực cho VND?

Trong báo cáo tiền tệ mới công bố, chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán MB nhận định thách thức tỷ giá vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới.

Tỷ giá và giá vàng cùng tăng mạnh sau Tết Nguyên đán Vàng SJC biến động trái chiều, tỷ giá ngân hàng quay đầu giảm mạnh Tỷ giá lấy lại đà tăng, giá vàng vẫn "nóng" trước ngày vía Thần Tài

Nhận diện bức tranh nợ xấu có khả năng mất vốn của các ngân hàng

Kết quả kinh doanh quý 4/2024 cho thấy nợ có khả năng mất vốn toàn ngành ngân hàng tăng mạnh, trong đó, không loại trừ cả những “ông lớn” như BIDV, Vietcombank, VietinBank, MB,…

Thống đốc đề ra một loạt nhiệm vụ lớn cho ngành Ngân hàng năm 2025 Được kiến nghị can thiệp quản lý giá vàng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank

Ngày 7/2/2025 tại trụ sở chính, Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã chứng khoán: LPB) công bố bổ nhiệm ông Phạm Phú Khôi, Thành viên độc lập Hội đồng Quản trị (HĐQT) giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT LPBank. Quyết định này là một bước đi chiến lược của LPBank nhằm củng cố và nâng cao năng lực quản trị trong bối cảnh tổ chức này đặt mục tiêu vươn lên nhóm dẫn đầu trong ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam.

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025 Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35%

Được kiến nghị can thiệp quản lý giá vàng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo Luật Giá năm 2012 và Luật Giá sửa đổi năm 2023, vàng không phải mặt hàng thiết yếu, không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá.

Tỷ giá lấy lại đà tăng, giá vàng vẫn "nóng" trước ngày vía Thần Tài Giá vàng gần mức cao kỷ lục do nhu cầu bảo toàn tài sản tăng mạnh Giá vàng thế giới dứt đà tăng

ABBank hoàn thành 79,5% kế hoạch lợi nhuận năm

Tính chung cả năm 2024, lợi nhuận trước thuế của ABBank đạt 795 tỷ đồng, tăng 36,1% so với năm 2023. Dù vậy, kết quả này mới chỉ hoàn thành 79,5% kế hoạch lợi nhuận đề ra cho năm 2024.

Một năm gập ghềnh với ABBank Ông Phạm Duy Hiếu tái đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc ABBank Ông Vũ Văn Tiền từ nhiệm Thành viên HĐQT ABBank

Kienlongbank báo lợi nhuận quý IV gấp 4,4 lần cùng kỳ

Kienlongbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý IV/2024 gấp 4,4 lần cùng kỳ năm trước, đạt hơn 351 tỷ đồng, nhờ tăng trưởng mạnh của mảng tín dụng và tối ưu chi phí hoạt động.

KienlongBank sắp họp bất thường bầu bổ sung thành viên HĐQT Kienlongbank dự kiến chào bán 2.500 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng KienlongBank có Phó Tổng Giám đốc mới