Dự báo diễn biến nợ xấu ngân hàng năm 2025

VDSC nhận định, nợ xấu có thể tiếp tục tăng nhẹ trong năm 2025 sau khi thông tư 02 (TT 02) hết hiệu lực vào ngày 31/12/2024.

Nợ xấu nội bảng chưa tạo đỉnh

Trong báo cáo về ngành ngân hàng mới công bố, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, nợ xấu nội bảng của hệ thống ngân hàng chưa tạo “đỉnh” dù xu hướng tăng của nợ nhóm 2 đã kết thúc từ quý 2/2023 do nợ xấu còn tiềm ẩn từ các khoản nợ được tái cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

Theo dõi lại diễn biến các nhóm nợ trong giai đoạn trước Covid, VDSC nhận thấy xu hướng tăng của nợ xấu (nhóm 3-5) thường kết thúc sau xu hướng tăng của nợ nhóm 2 từ 1 - 2 quý, do tính chất phản ánh trước các khó khăn/cải thiện về dòng tiền của khách hàng của nhóm nợ này.

Tuy nhiên, kể từ 2020 tới nay, các thông tư về tái cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đang khiến xu hướng của nợ nhóm 2 có ít tính dự báo đối với xu hướng nợ xấu do nhiều khoản nợ xấu tiềm ẩn nằm trong nợ nhóm 1 do được giữ nguyên nhóm nợ. Vì vậy, đỉnh nợ xấu chỉ thực sự có thể đánh giá khi các khoản nợ xấu tiềm ẩn được bộc lộ hết do không còn được giữ nguyên nhóm nợ, như trong giai đoạn quý 3/2022 tới quý 1/2023.

VDSC nhận định, nợ xấu có thể tiếp tục tăng nhẹ trong năm 2025 sau khi thông tư 02 (TT 02) hết hiệu lực vào ngày 31/12/2024.

Cụ thể, dư nợ tái cơ cấu theo TT 02 tính đến cuối tháng 8/2024 còn khoảng 126 nghìn tỷ đồng. Theo số liệu của SBV, VDSC ước tính nợ xấu tiềm ẩn (gồm nợ tái cơ cấu, nợ VAMC chưa xử lý, trái phiếu doanh nghiệp đã gia hạn thời gian trả nợ) cuối quý 3/2024 (không bao gồm 3 ngân hàng 0 đồng và 2 ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt) xấp xỉ khoảng 70% nợ xấu nội bảng toàn hệ thống, và lo ngại rằng một phần dư nợ này có thể bị chuyển thành nợ xấu trong năm 2025.

Dù vậy, nhóm phân tích cho rằng, nợ xấu tăng sau khi TT02 hết hiệu lực không ảnh hưởng nhiều tới khả năng kiểm soát nợ xấu nội bảng do đã được trích lập dự phòng cụ thể bổ sung tương đối đầy đủ. Trong danh mục 10 ngân hàng mà VDSC theo dõi, dư nợ tái cơ cấu đã giảm dần và ổn định quanh 40 nghìn tỷ đồng trong 4 quý trở lại đây. Ngoại trừ VPBank, hầu hết các ngân hàng trong danh sách này đã trích lập dự phòng bổ sung thận trọng, đặc biệt ở nhóm ngân hàng quốc doanh.

Quảng cáo

"Chúng tôi ước tính tỷ lệ trích lập dự phòng/ dư nợ tái cơ cấu ở mức trên 50%. Do đó, việc TT 02 hết hiệu lực sẽ ảnh hưởng tới nợ xấu nội bảng của số ít ngân hàng tư trong 2025", VDSC đánh giá.

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư 53/2024/TT-NHNN cho phép các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 được tái cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ cho đến hết năm 2026. Theo NHNN, dư nợ chịu ảnh hưởng của bão số 3 tới tháng 11/2024 là khoảng 192 nghìn tỷ đồng. Do đó, VDSC cho rằng áp lực tăng nợ xấu sẽ được giảm thiểu khi TT 02 hết hiệu lực.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu sẽ tiếp tục bị bào mòn

Cũng theo VDSC, việc cho phép giữ nguyên nhóm nợ kể từ Q1-2020 (TT01 và TT02) kết hợp với trích lập dự phòng bổ sung cho các khoản nợ tái cơ cấu này (một dạng “nợ xấu tiềm ẩn” nằm trong nợ nhóm 1 và nhóm 2 nhờ được giữ nguyên nhóm nợ) đã làm cho mức dự phòng bao nợ xấu toàn ngành liên tục tăng từ 2020, đạt đỉnh trong nửa đầu năm 2022 và bắt đầu giảm từ nửa sau năm 2022 khi TT 01 hết hạn (do nợ xấu được bộc lộ và một phần trong đó được đưa ra ngoại bảng sau khi đã trích lập toàn bộ), bên cạnh các khoản nợ xấu khác tăng nhanh do nền tảng vĩ mô suy yếu.

Vì vâỵ, nợ xấu tiềm ẩn khi không được tiếp tục tái cơ cấu, giữ nhóm nợ theo TT 02 (T8/2024: 126 nghìn tỷ đồng), sẽ tiếp tục bào mòn tỷ lệ bao phủ nợ xấu của hầu hết các ngân hàng bất kể đã trích lập đầy đủ dự phòng bổ sung hay không.

Ngoài ra, do phạm vị các khoản nợ được tái cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ sẽ thu hẹp (chỉ còn khoảng 190 nghìn tỷ dư nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3), các ngân hàng quốc doanh sẽ không cần phải duy trì tỷ lệ bao phủ nợ xấu quá cao như trong giai đoạn 2020-2022.

VDSC cho biết, tỷ lệ nợ xấu hình thành ròng trong 9 tháng đầu năm 2024 đã bắt đầu giảm so với cùng kỳ năm 2023, với mức giảm là khoảng 0,2 điểm % xuống 1,26%. Do vâỵ, nhóm phân tích đánh giá nhiều khả năng tỷ lệ này cho cả năm 2024 sẽ thấp hơn 2023 (1,80%) và sẽ tiếp tục xu hướng giảm nhẹ trong 2025 nhờ khả năng trả nợ của khách hàng cải thiện trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế vĩ mô dự báo tích cực hơn và mặt bằng lãi suất cho vay vẫn ở mức thấp dù có thể tăng nhẹ trở lại. Một số yếu tố khác bao gồm: Chính phủ tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ pháp lý cho các dự án BĐS và phần lớn các ngân hàng tư nhân đã hạ thấp khẩu vị rủi ro tín dụng so với giai đoạn trước năm 2022.

Với dự báo trên, VDSC dự phóng tỷ lệ hình thành nợ xấu thuần của các ngân hàng trong danh mục theo dõi sẽ giảm -0,27 điểm %/-0,29 điểm % trong năm 2024 và 2025, xuống lần lượt 1,5%/1,2%.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Khối ngoại đổ hơn 2.200 tỷ đồng vào thị trường, VN-Index vượt 1.300 điểm

Sự xuất hiện của tiền ngoại còn ấn tượng hơn so với phiên giải ngân hôm qua. Trong đó, các mã Ngân hàng đã hưởng lợi tích cực nhờ lực mua tốt của các nhà đầu tư nước ngoài giúp cho VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.

TCB lập đỉnh thời đại, thị trường tăng điểm ngay đầu tuần mới Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex

Mang G-Dragon trở lại Việt Nam sau 12 năm, cổ phiếu VPB tăng trần rực rỡ

Không chỉ gây sốt khi công bố đại nhạc hội quy tụ loạt sao Kpop đình đám như G-Dragon và CL, VPBank còn khiến nhà đầu tư sục sôi khi cổ phiếu VPB tăng hết biên độ trong phiên 14/5, thanh khoản vọt lên mức kỷ lục hơn 95 triệu đơn vị.

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 26%, tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng Chủ tịch VPBank: GPBank sẽ thoát lỗ, đạt lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng trong năm nay VPBank chuẩn bị chi gần 4.000 tỷ đồng trả cổ tức ngay trong tháng 5

Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex

Tại ngày 30/4, Việt Nam vẫn là quốc gia chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ chỉ số của MSCI Frontier Market Index với tỷ lệ 23,23%. Trong top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất, Việt Nam cũng góp mặt tới 3 đại diện là HPG, VIC và VHM.

MSCI đánh giá cao các giải pháp của UBCK trong thúc đẩy nâng hạng thị trường

Giá vàng SJC tăng nhẹ, chênh với vàng thế giới gần 17 triệu đồng/lượng

Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 101,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 16,6 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá có thể diễn biến tích cực hơn trong quý II Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 26.300 VND trong quý III/2025

Cổ phiếu Bất động sản, Chứng khoán giao dịch hứng khởi ngày Vinpearl chào sàn

Thị trường chứng khoán đã duy trì được sắc xanh và còn ghi nhận động thái mua ròng gần 1.000 tỷ đồng. Hiện VN-Index chỉ còn cách mốc 1.300 điểm chưa đến 7 điểm.

Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm? Vinpearl tăng kịch biên độ, vốn hóa lọt top 10 doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán

Cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn là đầu tàu, trụ đỡ cho thị trường chứng khoán

Theo bà Cao Thị Ngọc Quỳnh - Giám đốc Khối Khách hàng Tổ chức, Công ty CP chứng khoán VNDIRECT, diễn biến hiện tại cho thấy cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn thực sự là đầu tàu và trụ đỡ cho thị trường chứng khoán.

Nghị quyết 68: "Cải cách đột phá tạo nền tảng phát triển mới cho kinh tế tư nhân" VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn

Chứng khoán MBS đã chuẩn bị xong hồ sơ cho đợt tăng vốn mới năm 2025

HĐQT của CTCP Chứng khoán MB (MBS) đã thông qua bộ hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng và sẽ triển khai đợt tăng vốn mới sau khi được UBCK chấp thuận.

Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS Chứng khoán MBS mở rộng dư nợ thêm hơn 1.000 tỷ đồng

Giá vàng SJC đi xuống theo đà thế giới

Giá vàng trong nước sáng nay được điều chỉnh giảm trong bối cảnh trên thị trường thế giới, giá kim loại quý đang mất dần vị thế của kênh trú ẩn khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận tạm thời về thuế quan.

Giá vàng SJC cao hơn vàng thế giới gần 16 triệu đồng/lượng Giá vàng giảm sau khi Mỹ và Trung Quốc nhất trí hoãn áp thuế 90 ngày Giá vàng giảm 3% sau thỏa thuận Mỹ-Trung