Chưa đủ sức bật, VN-Index mới chỉ gần chạm 1.290 điểm

Nỗ lực tăng điểm của VN-Index chưa đủ mạnh để giúp thị trường có thể bứt phá và chinh phục mốc 1.300 điểm. Thay vào đó, thành tích tốt nhất chỉ số đạt được trong phiên 4/6 là gần chạm 1.290 điểm.

Chưa đủ sức bật, VN-Index mới chỉ gần chạm 1.290 điểm

Định vị thị trường

Sau một phiên tăng điểm khá đồng thuận, các chỉ số chứng khoán châu Á đã quay đầu giảm. TWSE (-0,84%), STI (-0,42%), KOSPI (-0,76%), NIKKEI 225 (-0,22%) đều giảm điểm. Cá biệt, chỉ số NIFTY 50 (-6,21%) cho thấy sự thất thường sau phiên tăng hơn 3%, thậm chí có thời điểm đã giảm trên 8%.

Thị trường Việt Nam vẫn bám sát về vận động chung nên điểm số dù có cải thiện nhưng không thể hiện được sự quyết liệt. VN-Index chỉ có thể rướn lên gần 1.290 điểm.

Chất xúc tác

Chỉ số DXY đo lường sức mạnh của USD đã có phiên giảm xuống dưới 104 điểm, phần nào đó đã giúp cho tỷ giá hạ nhiệt thêm. Dù vậy, tỷ giá tự do vẫn còn neo ở mức khá cao, bán ra trên 25.800 VND/USD.

Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng phản ánh hệ thống vẫn đang giao dịch ở mức lãi suất tương đối cao. Thống kê từ Refinitiv Eikon cho biết, kỳ hạn qua đêm đã quay lại trên mốc 4%, đạt 4,09%. So với phiên trước đó, kỳ hạn qua đêm đã tăng thêm 0,19%.

Được biết, NHNN bơm ròng 4.013,1 tỷ đồng ra thị trường trong ngày hôm qua, đưa khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường giảm xuống mức 69.250 tỷ đồng, khối lượng trên kênh cầm cố tăng lên mức 82.239,92 tỷ đồng.

3ex-2024-06-04-8680.png
Quảng cáo

Với nhà đầu tư ngoại, mạch bán ròng tiếp diễn nhưng có sự cải thiện về tốc độ bán ra trong 2 phiên trở lại. Phiên hôm qua, quy mô bán ròng trên HOSE đã thu hẹp xuống còn gần 250 tỷ đồng và sang tới phiên hôm nay chỉ rút ra gần 160 tỷ đồng.

Tỷ trọng giao dịch của khối ngoại chiếm 9,11% cả 2 chiều mua/bán trong khi đó nhà đầu tư nội cũng có chiều hướng giảm bớt giao dịch. So với phiên hôm qua, khớp lệnh HOSE đã giảm gần 25%, xuống dưới mức bình quân 20 phiên.

Vận động thị trường

Sự thiếu hụt thanh khoản cũng như không có sự hậu thuẫn từ xu hướng chung khiến cho VN-Index vẫn chưa đủ sức bật sau một giai đoạn tích lũy đi kèm rung lắc. Mức điểm cao nhất của VN-Index ghi nhận được vào phiên sáng, đạt 1.289 điểm.

Nỗ lực lớn nhất đến nhóm cổ phiếu Thép trong khi các cổ phiếu Ngân hàng hay một số Bluechips chỉ thể hiện vai trò hỗ trợ. Đã có thời điểm, cặp đôi HPG, HSG đứng đầu về giá trị giao dịch toàn sàn.

Tuy nhiên, sau khi gần chạm tới 1.290 điểm, thị trường lại xuất hiện lực bán ra đến từ những vị thế lướt sóng. Nhóm Thép cũng bị thu hẹp lại thành quả giao dịch: HSG chỉ còn tăng 3,6% khi đóng cửa trong khi NKG (+2,6%), HPG (+1%) cũng bị hao hụt.

Với nhóm Ngân hàng, giao dịch chuyển sang thế giằng co với các cổ phiếu VCB (+0,6%), BID (+0,6%), STB (+0,7%), TCB (+1%), MBB (-0,4%), VPB (-0,5%), ACB (-1,2%) giao dịch trái chiều dù trong phiên trước nhiều mã đóng vai trò nòng cốt trong nỗ lực kéo điểm.

Với nhóm VN30, 2 nhân tố POW (+4,1%), SAB (+3,4%) là điểm nhấn lớn nhất nhưng đều không tạo ra sức ảnh hưởng lớn lên VN30 lẫn thị trường chung.

Vận động của các cổ phiếu Midcap và Penny trở nên khá rời rạc. Một số mã như HAG (-4%), DGC (-1,12%), KDH (-1,32%), HDC (-1,4%), HHV (-1,12%), VGC (-1,42%) đóng cửa trong sắc đỏ. Trong khi đó, GMD (+1,44%), VTP (+2,89%), CMG (+5,22%), VSC (+1,61%), DRC (+1,72%), EVF (+2,52%), DPG (+2,25%), KSB (+2,62%) xuất hiện ở chiều ngược lại.

Chốt phiên, VN-Index tăng 3,52 điểm lên 1.283,52 điểm (+0,27%). Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 23.736 tỷ đồng, tương đương 935 triệu đơn vị.

Các diễn biến kém rõ ràng của HOSE cũng khiến cho sự trái chiều của HNX-Index (-0,16%) và UPCoM-Index (+0,07%) xuất hiện trở lại. Tổng giao dịch của 2 sàn chỉ đạt hơn 3.100 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Agribank chi gần 5.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

Agribank dự kiến mua lại gần 4.998 tỷ đồng mã trái phiếu AGRIBANK192601 từ nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng và các nguồn vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3 lần rao bán bất thành, Agribank hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của chủ Nhà máy điện gió Phong điện 1 Agribank rao bán 28 căn hộ thuộc dự án Cheery Apartment

Sau khi loạt "ông lớn" thoái vốn, Gelex trở thành cổ đông lớn nhất tại Eximbank

Trong thông cáo mới công bố tới nhà đầu tư, Eximbank đã tiết lộ cổ đông lớn nhất của nhà băng hiện là Công ty Cổ phần Tập đoàn Gelex với vốn nắm giữ ở mức 4,9%.

Cổ đông Eximbank sắp được nhận cổ tức bằng tiền mặt sau 10 năm Ngân hàng Nhà nước yêu cầu lãnh đạo Eximbank thông tin về vụ đòi nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng

Mua nhà phố hay căn hộ chung cư, đến VIB lãi suất chỉ 5,9%, miễn gốc đến 5 năm

Dù là nhu cầu mua nhà phố hay căn hộ chung cư, để ở hoặc đầu tư, người mua nhà đều có thể tìm được gói vay phù hợp với lãi suất chỉ 5,9%/năm, kỳ hạn cố định từ 6 - 24 tháng, miễn trả gốc tới 5 năm cùng nhiều ưu đãi vượt trội tại VIB.

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng Cùng VIB và 30 Anh Trai "Say Hi" khuấy động mùa hè

Thua lỗ vì đầu tư chứng khoán, ACB vẫn báo lãi kỷ lục trong quý II/2024

Trong quý II/2024 ACB ghi nhận mức lợi nhuận quý cao kỷ lục với lợi nhuận trước thuế đạt gần 5.600 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với quý trước và tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm trước.

Gần 4.000 tỷ đồng sắp đến tay cổ đông ngân hàng ACB ACB huy động gần 13.000 tỷ đồng từ trái phiếu trong 2 tháng

Techcombank tiếp tục gặt hái kết quả kinh doanh tích cực, tín dụng tăng trưởng 11,6%

Trong quý II/2024, Techcombank tiếp tục gặt hái những kết quả kinh doanh tích cực, với lợi nhuận trước thuế đạt 7.827 tỷ đồng, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm trước, lũy kế 6 tháng đạt 15.628 tỷ đồng, tăng trưởng 38,6% so với 6 tháng đầu năm 2023.

Techcombank huy động thêm 5.000 tỷ đồng từ kênh trái phiếu Techcombank sắp tăng vốn điều lệ lên hơn 70.000 tỷ đồng