Lãng phí với hàng trăm dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn Hà Nội

Theo báo cáo của các đơn vị chức năng thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện có 712 dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất bị chậm tiến độ, chậm triển khai. Trong đó có không ít dự án đã nằm bất động” từ 10 - 20 năm. Hiện Hà Nội đã lên phương án giải quyết vướng mắc cho 680 dự án, 32 dự án còn lại sẽ tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Lãng phí với hàng trăm dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn Hà Nội
Nhiều dự án chậm tiến độ tại Hà Nội gây lãng phí tài nguyên đất, thiệt hại kinh tế.

Cụ thể, cuối tháng 12/2023, UBND TP Hà Nội có báo cáo gửi HĐND thành phố về kết quả thực hiện Nghị quyết số 04 ngày 8/4/2022 của HĐND TP Hà Nội về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn.

Theo báo cáo, trên địa bàn Thủ đô có hơn 712 dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất nhưng bị chậm tiến độ, chậm triển khai. Trong đó có không ít các dự án đã nằm "bất động" từ 10-20 năm, gây lãng phí nguồn lực đất đai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Tình trạng “quy hoạch treo” không chỉ gây lãng phí nguồn tài nguyên đất đai, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân sinh sống xung quanh khu vực.

Loạt dự án bất động sản bỏ hoang

Trong số các dự án ngoài ngân sách chậm tiến độ, chậm triển khai của Hà Nội có thể kể đến dự án Khu công viên văn hóa - thể thao quận Hà Đông 90ha được quy hoạch phê duyệt năm 1998, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được triển khai. Dù đã trải qua hơn 25 năm kể từ thời điểm được phê duyệt quy hoạch nhưng đến thời điểm hiện tại, dự án này vẫn chỉ là một bãi đất trống được quây tôn tứ phía.

Trước đây, một số đơn vị đã thuê mặt bằng dự án để kinh doanh làm bãi đỗ xe, nhà hàng, quán cà phê, khu dịch vụ. Tuy nhiên, sau khi dư luận lên tiếng phản đối, quận Hà Đông đã yêu cầu các đơn vị thuê mặt bằng nhanh chóng di dời ra khỏi khu vực dự án.

Một người dân sinh sống tại quận Hà Đông chia sẻ "Công viên văn hóa - thể thao là mơ ước của nhiều thế hệ người dân tại quận Hà Đông nhưng sau hơn 25 năm, dự án vẫn chưa được triển khai, đất đai bỏ hoang rất lãng phí".

Ngoài dự án công viên quận Hà Đông, Hà Nội cũng đang tồn tại nhiều dự án công trình công cộng vướng quy hoạch treo có thể kể đến như dự án Công viên văn hóa, thể thao, vui chơi Đống Đa (Công viên văn hóa Đống Đa) nằm trên khu đất vàng 7ha nằm giữa quận Đống Đa và Ba Đình (Hà Nội); Dự án Công viên - hồ điều hòa thuộc khu đô thị Tây Nam Hà Nội rộng hơn 10 ha nằm trên địa bàn 2 phường Trung Hòa và Yên Hòa, quận Cầu Giấy…

Quảng cáo

Người dân sinh sống xung quanh khu vực vướng quy hoạch treo trên địa bàn Hà Nội, đều mong ngóng đến ngày các dự án sớm được triển khai, hoàn thành để người dân có thêm không gian sinh hoạt văn hóa, thư giãn, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao.

Những dự án chậm triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội không chỉ thiệt hại về kinh tế, gây lãng phí tài nguyên đất, mà còn để lại hệ lụy rất lớn đối với mỹ quan, môi trường đô thị của thành phố.

Vấn này cũng đặt ra những hoài nghi về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; quy trình thẩm định, phê duyệt đầu tư những dự án vốn đầu tư ngoài ngân sách.

Gia Lâm đẩy mạnh quy hoạch hạ tầng, người dân được hưởng lợi

Giữa bối cảnh Hà Nội còn nhiều dự án vướng quy hoạch treo thì một số địa phương đã rất quyết liệt triển khai các dự án hạ tầng, công viên cây xanh. Đơn cử như huyện Gia Lâm đã tích cực đẩy mạnh quy hoạch phát triển bằng nhiều giải pháp quyết liệt. Dù còn nhiều vướng mắc khó khăn, nhưng UBND huyện Gia Lâm vẫn tập trung chỉ đạo quyết liệt các chủ đầu tư, các đơn vị thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ và yêu cầu cam kết hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Nổi bật trong số các dự án đang được triển khai có thể kể đến Công viên Gia Lâm quy mô 31ha đã chính thức khởi công ngày 11/6/2024 vừa qua. Công trình dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2024 sẽ không chỉ nâng tầm diện mạo đô thị, xây dựng cảnh quan môi trường mà còn mang lại cho cư dân không gian văn hóa đa trải nghiệm. Các dự án bất động sản quanh khu vực cũng được hưởng lợi, có tiềm năng tăng giá mạnh mẽ.

Đồng hành cùng chính quyền địa phương, nhiều ông lớn trong ngành bất động sản như Vingroup, Eurowindow Holding, Ecopark, Sunshine… cũng đã đẩy mạnh triển khai các khu đô thị hiện đại tại đây. Những dự án này đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của khách hàng mua để ở cùng các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm muốn đón đầu quy hoạch hạ tầng.

a2.png

Gia Lâm là một trong những địa phương mạnh tay trong việc thúc đẩy quy hoạch cơ sở hạ tầng

Các chuyên gia quy hoạch đô thị cho rằng, để xử lý triệt để “quy hoạch treo”, “dự án treo”, rất cần cơ quan chức năng khẩn trương hoàn thiện quy định pháp luật, cụ thể hóa các quy định về tổ chức thực hiện, điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

VARS: Thí điểm cho phép doanh nghiệp được mua đất không phải đất ở để làm dự án nhà ở là cơ chế đúng đắn

Việc này không chỉ tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại đang bị “kẹt” vì không có yếu tố đất ở mà còn tăng khả năng tiếp cận đất đai, khuyến khích nhà đầu tư phát triển dự án, góp phần hỗ trợ tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường, theo VARS.

Novaland bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc mới Thị trường bất động sản trong chu kỳ mới, chuyên gia tiết lộ thời điểm đất nền khởi sắc trở lại

DOJILAND - Từ “chàng tân binh” vươn lên dẫn đầu xu hướng nghệ thuật trong lĩnh vực bất động sản

Ngày 17/11/2024, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DOJILAND, thành viên của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng.

Thách thức lớn nhất của FED dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump là xác định lãi suất trung tính? Chuyên gia điểm tên nhóm cổ phiếu đang ở vùng "quá bán", kỳ vọng bật tăng sau khi thị trường tạo đáy

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đề xuất biện pháp xử lý các dự án tồn đọng

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Văn bản số 3766/UBND-ĐT ngày 14/11/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.

Hàng nghìn tỷ đồng tồn kho của loạt "ông lớn" bất động sản: Doanh nghiệp nào "ôm" nhiều nhất? Giá nhà mới tại Trung Quốc giảm mạnh

Chung cư ven đô Hà Nội gần 100 triệu/m2, biệt thự lập đỉnh 1,4 tỷ đồng/m2, dòng tiền nhà đầu tư tìm đường thoát

Trong bối cảnh cả chung cư và biệt thự tại Hà Nội tăng nóng và chưa có dấu hiệu dừng lại dòng tiền của nhà đầu tư đang bị ùn ứ lâu ngày đang tìm đường thoát khỏi Hà Nội, đổ sang các thị trường mới.

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2 Huyện vùng ven Hà Nội chốt ngày tổ chức đấu giá 24 lô đất, khởi điểm từ 3,8 triệu đồng/m2

Thị trường bất động sản trong chu kỳ mới, chuyên gia tiết lộ thời điểm đất nền khởi sắc trở lại

Các chuyên gia đều đồng tình cho rằng, từ quý II/2025, phân khúc đất nền đạt tốc độ thanh khoản tốt hơn, sôi động hơn. Thời điểm này được dự báo thị trường bất động sản bước vào giai đoạn khởi sắc.

Gần 3.900 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 10 tháng năm 2024 Nhà đầu tư đổ tiền mua gom bất động sản vì lo sợ hàng loạt chính sách sẽ đẩy giá BĐS tăng

Hàng nghìn tỷ đồng tồn kho của loạt "ông lớn" bất động sản: Doanh nghiệp nào "ôm" nhiều nhất?

Tính đến 30/9/2024, lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng và chủ yếu nằm ở nhóm doanh nghiệp bất động sản lớn. Thậm chí, một số doanh nghiệp có hàng tồn kho chiếm trên 50% tổng tài sản như Novaland, Nam Long, Khang Điền...

Giao dịch đất nền bất ngờ giảm trong quý 3, tồn kho gần 9.000 nền Tồn kho bất động sản gần 26.000 sản phẩm, tăng mạnh sau một quý và giá nhà vẫn tiếp tục tăng

Chuyên gia dự báo bất ngờ về thị trường đất nền phía Nam năm 2025

Từ quý 2 đến quý 4/2025, đất nền và biệt thự dự án sẽ có tốc độ tăng giá mạnh, thu hút đầu tư. Nhu cầu ở thực lẫn lợi suất cho thuê tốt. Đây cũng là thời điểm thị trường bất động sản bước vào chu kì khởi sắc.

Đất nền phía Nam bất ngờ tăng giao dịch gấp 2- 3 lần, giá cao nhất chạm mốc 140 triệu đồng mỗi m2 “Vượt qua” đất nền và chung cư, Condotel được tìm kiếm nhiều nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Tập đoàn DOJI đưa thương hiệu đẳng cấp quốc tế Sofitel đến Hải Phòng

Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và Tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới Accor vừa ký kết Hợp đồng quản lý khách sạn Sofitel Diamond Crown Hai Phong, mang thương hiệu Sofitel cùng những trải nghiệm lưu trú sang trọng, đẳng cấp, mang đậm phong cách Ph

DOJI trúng thầu Dự án khu đô thị hơn 4.600 tỷ ở Thừa Thiên Huế Liên danh DOJI được chọn thực hiện dự án 4.600 tỷ đồng tại Huế

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường quản lý nhà chung cư

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có ý kiến chỉ đạo về tăng cường thực hiện công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP. Hồ Chí Minh.

Dự án chung cư 22 -24 Hàng Bài đủ điều kiện bán nhà Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý đối với ngân hàng SCB ngay trong tháng 12

Dự án chung cư 22 -24 Hàng Bài đủ điều kiện bán nhà

Ông Nguyễn Minh Tấn, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội mới đây đã có Văn bản số 8482/STNMT-ĐKTKĐĐ gửi các đơn vị liên quan về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở, công trình xây dựng của chủ đầu tư để phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận cho người mua tại dự án đầu tư công trình hỗn hợp thương mại, văn phòng và nhà ở tại số 22-24 Hàng Bài và số 25+27 phố Hai Bà Trưng, phường Hàng Bài và phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm.

Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD Giá chung cư các tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí tăng mạnh