Vàng tăng nhẹ, dầu tiếp tục giảm, chứng khoán phục hồi trên thị trường châu Á

Ngày 26/7 tại châu Á, giá vàng tăng nhẹ, giá dầu đi xuống và hướng đến tuần giảm giá thứ ba liên tiếp, trong khi thị trường chứng khoán đã lấy lại niềm tin nhờ số liệu tăng trưởng của Mỹ vượt kỳ vọng.

Vàng được bày bán tại cửa hàng trang sức ở Yangon, Myanmar. (Ảnh: THX/TTXVN)

Phiên giao dịch 26/7 trên thị trường châu Á, giá vàng tăng nhẹ song hướng đến tuần giảm giá, giá dầu cũng đi xuống và hướng đến tuần giảm giá thứ ba liên tiếp, trong khi thị trường chứng khoán đã lấy lại niềm tin cùng diễn biến tích cực.

Vàng hướng đến tuần giảm giá

Giá vàng châu Á tăng nhẹ trong phiên 26/7, song hướng đến tuần giảm giá trước lúc Mỹ công bố số liệu lạm phát. Số liệu này có thể cung cấp thêm manh mối về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất.

Khoảng 14h03 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng nhẹ 0,2% lên 2.369,99 USD/ounce, nhưng đã giảm hơn 1% trong tuần này. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,6% lên 2.368,30 USD/ounce.

Chiến lược gia hàng hóa Soni Kumari của ngân hàng ANZ cho hay kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới đã giúp giá vàng tăng mạnh trong tuần trước, nhưng sau đó điều chỉnh giảm.

Số liệu về chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ trong tháng 6/2024, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, sẽ được công bố vào lúc 12h30 GMT (tức 19h30 giờ Việt Nam). 

Dữ liệu ngày 25/7 cho thấy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý 2 năm 2024, nhưng áp lực lạm phát đã giảm xuống, qua đó duy trì kỳ vọng cắt giảm lãi suất vào tháng 9/2024.

Vàng được hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp. Nhà sáng lập công ty nghiên cứu SS WealthStreet có trụ sở tại New Delhi, bà Sugandha Sachdeva cho biết với mức hỗ trợ ngắn hạn là 2.280 USD/ounce, giá vàng có thể đạt tới 2.680 USD/ounce vào cuối năm nay. 

Cuộc bầu cử Mỹ và bất ổn chính trị cũng như bất đồng thương mại Mỹ-Trung là những yếu tố chính khác có thể dẫn đến sự phục hồi mạnh mẽ của giá vàng.

Nhập khẩu vàng ròng của Trung Quốc thông qua Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã giảm 18% trong tháng 6/2024 so với tháng trước đó. 

Tuy nhiên, nhu cầu vàng vật chất của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên, đặc biệt là khi thị trường bất động sản và chứng khoán của nước này gặp khó khăn. 

Trong khi đó, nhu cầu vàng của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng lên trong quý 4 năm 2024, đây là giai đoạn nhu cầu vàng tăng mạnh.

Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 1% xuống 27,70 USD/ounce và giá bạch kim ổn định ở mức 933,42 USD/ounce. Cả hai kim loại quý đều trên đà giảm giá trong tuần thứ ba liên tiếp. Giá Palladium tăng 0,1% lên 907,57 USD/ounce.

Tại thị trường trong nước, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý đều công bố chung mức giá bán vàng SJC ở mức 77,5 triệu đồng/lượng đến 79,5 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).

Giá dầu dự kiến giảm tuần thứ ba liên tiếp

Giá dầu châu Á giảm nhẹ trong phiên 26/7, và hướng đến tuần giảm giá thứ ba liên tiếp, do nhu cầu yếu tại Trung Quốc và đồn đoán về một thỏa thuận ngừng bắn có thể làm dịu tình hình căng thẳng tại Trung Đông, cùng với những lo ngại về nguồn cung.

Khoảng 14h44 theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent biển Bắc giao tháng 9/2024 giảm nhẹ 1 xu xuống 82,36 USD/thùng. Còn giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giao tháng 9/2024 giảm 6 xu xuống 78,22 USD/thùng.

Quảng cáo

Giá hai loại dầu chủ chốt này đều mất khoảng 5% giá trị trong ba tuần qua. Dầu Brent đang giao dịch ở mức thấp trong tuần này, còn dầu WTI giảm hơn 2%.

Giếng dầu ở Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc ngày 1/1/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Các nhà phân tích của công ty nghiên cứu ANZ Research cho biết số liệu của Trung Quốc trong tuần này cho thấy nhu cầu dầu của nước này đã giảm 8,1% xuống 13,66 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2024, làm thúc đẩy những lo ngại về lượng tiêu thụ.

Tại Trung Đông, hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn ở dải Gaza đang tăng lên. Các nhà lãnh đạo Australia, New Zealand và Canada đã kêu gọi các bên ngừng bắn ngay lập tức trong một tuyên bố chung ngày 26/7.

Tuy nhiên, đà giảm của giá dầu đã bị hạn chế bởi các mối nguy đối với hoạt động sản xuất do vụ cháy rừng ở Canada, lượng dầu rút khỏi các kho dầu thô lớn của Mỹ và hy vọng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng Chín sau dữ liệu kinh tế mạnh mẽ.

Thị trường chứng khoán châu Á phục hồi

Các nhà đầu tư đã phản ứng tích cực trong phiên ngày 26/7 sau đợt bán tháo do cổ phiếu công nghệ dẫn dắt. Thị trường đã lấy lại niềm tin nhờ số liệu tăng trưởng của Mỹ vượt kỳ vọng, cho thấy nền kinh tế vẫn đang ở trạng thái tốt, nhưng không làm giảm hy vọng về việc cắt giảm lãi suất.

Diễn biến tích cực tại châu Á diễn ra bất chấp việc thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm, trong đó nhóm "Magnificent Seven" (tức là Nhóm 7 doanh nghiệp công nghệ hàng đầu), vốn là động lực chính của sự tăng trưởng thị trường năm nay, đã chịu thêm áp lực bán ra khi các nhà đầu tư chuyển sang các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn và rẻ hơn.

Tuy nhiên, chứng khoán Đài Bắc của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) đã có khởi đầu khó khăn khi mở cửa trở lại sau hai ngày đóng cửa do bão, trong đó cổ phiếu của các “ông lớn” sản xuất chip như TSMC lao dốc khi các nhà giao dịch bắt kịp đợt bán tháo gần đây, mà do kết quả kinh doanh đáng thất vọng của Tesla và công ty mẹ của Google là Alphabet.

Tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 giảm 0,5% xuống 37.667,41 điểm.

chung-khoan-chau-a-nikkei-2-5960.jpg.webp
Chỉ số Nikkei-225 hiển thị trên bảng điện tử tại Tokyo (Nhật Bản) ngày 4/3/2024. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Còn tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong nhích nhẹ 0,1% lên 17.021,31 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 0,1% lên 2.890,90 điểm.

Các thị trường chứng khoán Sydney, Singapore, Seoul, Manila, Mumbai, Bangkok và Jakarta tăng cùng với chứng khoán London, Paris và Frankfurt. Còn thị trường chứng khoán Wellington giảm.

Chứng khoán Đài Bắc giảm hơn 3% trong bối cảnh các nhà giao dịch trở lại sau bão, trong đó cổ phiếu của các nhà sản xuất chip dẫn đầu đà giảm. Cổ phiếu của TSMC giảm hơn 5%, trong khi cổ phiếu ASE Technology giảm gần 10%, MediaTek giảm hơn 2% và cổ phiếu Realtek giảm hơn 1%.

Trong khi đó, các số liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tăng nhiều hơn dự kiến trong quý 2 năm 2024, điều này đã mang lại lực đẩy cần thiết cho thị trường.

Sự chú ý giờ đây chuyển sang số liệu chi tiêu tiêu dùng cá nhân của Mỹ, dự kiến sẽ được công bố vào cuối ngày. Dữ liệu này là thước đo lạm phát ưa thích của Fed và có thể cho ngân hàng trung ương nhiều cơ hội hơn để cắt giảm chi phí cho vay.

Một loạt số liệu trong những tháng gần đây và các bình luận ôn hòa của các quan chức Fed đã khiến đồn đoán về một động thái cắt giảm lãi suất vào tháng 9/2024 tăng vọt, trong khi một số nhà đầu tư cũng đang đặt cược vào một đợt cắt giảm khác trước tháng 1/2025.

Tại thị trường Việt Nam, chỉ số VN-Index tăng 8,92 điểm (0,72%) lên 1.242,11 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 1,40 điểm (0,60%) lên 236,66 điểm.

 

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

AI không chỉ giúp tự động hóa việc thu thập và tổng hợp dữ liệu, mà còn hỗ trợ phân tích chuyên sâu, phát hiện xu hướng, và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng báo cáo và hiệu quả quản trị bền vững.

"ESG là cuộc chơi bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đi dài hơi" Vì sao phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu hành trình ESG? Vì sao thực thi ESG vẫn khó trong ngân hàng Việt?

Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại

Sự khuấy động của dòng tiền đã giúp cho cuộc đua phá kỷ lục giá của nhóm Ngân hàng được hâm nóng trở lại sau cú sốc thuế quan 2025. Ngoài TCB đang liên tục phá kỷ lục, đã có thêm sự trở lại của MBB, STB.

ĐHĐCĐ Techcombank: Khẳng định sẽ đạt các mục tiêu đề ra nhờ nền tảng vững chắc, dự kiến IPO TCBS trong năm nay Cổ phiếu Bất động sản, Chứng khoán giao dịch hứng khởi ngày Vinpearl chào sàn

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Ngày 20/5, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã STB), đã gửi thư chia tay cán bộ nhân viên, chính thức rời cương vị điều hành sau gần 8 năm gắn bó với vai trò "người cầm lái" trong quá trình tái cơ cấu toàn diện của ngân hàng.

ĐHĐCĐ Sacombank: Không mua lại SBS, đã thu hồi hơn 25,6 nghìn tỷ nợ nhóm ông Trầm Bê Sacombank kinh doanh ra sao sau khi vừa phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế Mối liên hệ tín dụng giữa Sacombank và “hệ sinh thái” Him Lam

Giá vàng SJC tăng trở lại

Giá vàng trong nước được điều chỉnh tăng khá mạnh trong bối cảnh trên thị trường thế giới, giá kim loại quý đi lên khi đồng USD tiếp tục suy yếu và thị trường chứng khoán đi xuống.

Giá vàng SJC đi ngang, cao hơn vàng thế giới hơn 15 triệu đồng/lượng Giá vàng hạ nhiệt khi nhu cầu trú ẩn an toàn suy yếu Đồng USD suy yếu, giá vàng thế giới tăng hơn 1%

TCB phá kỷ lục giá, thị trường còn nhận thêm lực đẩy của nhóm Vingroup

Nhóm cổ phiếu Vingroup là điểm nhấn lớn nhất trong phiên lấy lại mốc 1.300 điểm của thị trường chứng khoán. Ngoài ra, các mã TCB, HAH cũng ghi dấu ấn với việc lập kỷ lục giá mới.

Bộ Tài chính sắp trình loạt ưu đãi “khủng” để thúc đẩy kinh tế tư nhân Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chứng khoán đang ở điểm rất đẹp và có thể tăng giá tiếp”

Chuyên gia VPBankS đưa ra quan điểm lạc quan về thị trường chứng khoán, dự báo rằng thị trường sẽ tăng mạnh như giai đoạn 2016-2017 với sự dẫn dắt của những cổ phiếu lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Cổ phiếu ngân hàng dẫn sóng phục hồi, các công ty chứng khoán chỉ ra cái tên sáng giá

Giá vàng SJC đi ngang, cao hơn vàng thế giới hơn 15 triệu đồng/lượng

Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 101,6 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 15,2 triệu đồng/lượng.

Phiên đầu tuần, giá vàng SJC đi lên theo đà thế giới Giá vàng châu Á tăng do mối lo thuế quan Giá vàng thế giới đi lên sau động thái của Moody's