Chiến lược nào để ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững?

Ngành cà phê Việt Nam đang đứng trước thời điểm quan trọng khi giá tăng mà sản lượng giảm, tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội. Nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu và nhà đầu tư phải linh hoạt, chủ động trong chiến lược của mình để phát triển mạnh mẽ trên thị trường cà phê đầy biến động.

Chiến lược nào để ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững?
Ảnh minh họa

Áp dụng phương pháp canh tác bền vững và tiêu chuẩn chất lượng

Giá cà phê trong nước ngày 14/8 giảm xuống mức 118.000 – 118.500 đồng/kg. Giá cà phê trên hai sàn giao dịch thế giới cũng đảo chiều lao dốc với Robusta mất hơn 3%, do xuất khẩu của Brazil tăng mạnh.

Theo các thương nhân, tốc độ xuất khẩu Robusta mạnh từ Brazil giúp bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam. Sương giá nhẹ và cục bộ xảy ra mạnh ở khu vực phía Nam nước này, về cơ bản không ảnh hưởng đến khu vực trồng cà phê.

Trong khi đó, tuy là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên toàn cầu, và là quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta số 1 thế giới nhưng canh tác cà phê ở Việt Nam vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ.

Tỉnh Đắk Lắk tuy được mệnh danh là “vương quốc” cà phê, nhưng có khoảng 90% diện tích và sản lượng cà phê do các hộ nông dân làm ra, với quy mô nhỏ lẻ và manh mún nên việc chuyển giao kỹ thuật còn nhiều khó khăn. Sản xuất cà phê của người dân còn theo kinh nghiệm truyền thống, tự phát, áp dụng quy trình kỹ thuật tái canh cà phê còn nhiều hạn chế, một số diện tích cà phê tái canh không đạt hiệu quả.

Tỉnh này đặt mục tiêu phát triển cà phê là tạo được một giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững, hướng tới tăng trưởng xanh; chú trọng các mô hình, giải pháp giảm thiểu các yếu tố tác động đến môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng của cà phê.

Cùng với đó là xây dựng mã vùng trồng, có chứng nhận truy xuất nguồn gốc, phát triển thị trường gắn với việc xây dựng thương hiệu để việc tiêu thụ được thuận lợi, mang lại giá trị cao trên thị trường.

Tiến sĩ Devmali Perera - Giảng viên ngành Tài chính và Tiến sĩ Majo George - giảng viên cấp cao ngành Quản trị chuỗi cung ứng và logistics, chuyên gia đến từ Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam cho rằng, các bên liên quan trong ngành cà phê nên theo đuổi những giải pháp chiến lược để đảm bảo tính bền vững, và khả năng cạnh tranh của ngành.

Ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy các hoạt động và sáng kiến canh tác bền vững tập trung vào bảo tồn môi trường. Điều này có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với sản xuất cà phê.

Đầu tư nâng cao năng lực, nghiên cứu và phát triển

Quảng cáo

Theo Tiến sĩ Majo George, các mối quan hệ hợp tác công tư như chương trình “Sản xuất kết hợp bảo vệ nguồn tài nguyên và an sinh xã hội (PPI Compact)”, tại Đắk Lắk có thể tạo ra các mô hình bền vững và cải thiện khả năng phục hồi của nông dân. Tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình nông lâm kết hợp, và các phương pháp thân thiện với môi trường khác nhằm nâng cao tính bền vững lâu dài.

Xuất khẩu cà phê đặc sản và cà phê hữu cơ đang được chú ý hơn, bởi các sản phẩm này ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu. Ngoài ra, việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng và quy trình chứng nhận nghiêm ngặt liên quan đến chế biến cà phê cũng rất quan trọng.

Còn theo Tiến sĩ Devmali Perera, việc khuyến khích các chứng nhận như Fair Trade, Organic và Rainforest Alliance giúp nhà sản xuất tiếp cận thị trường cao cấp, và đạt được mức giá tốt hơn. Những chứng nhận này không chỉ cải thiện khả năng tiếp thị sản phẩm, còn thúc đẩy các hoạt động canh tác bền vững và có đạo đức, phù hợp với xu hướng toàn cầu hướng tới tiêu dùng có trách nhiệm hơn.

“Các chương trình đào tạo nông dân về các biện pháp canh tác tốt nhất, cách quản lý chất lượng và quy trình chứng nhận có thể thôi thúc họ sản xuất cà phê chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đầy thách thức của chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam, trong đó việc duy trì chất lượng hạt trong quá trình sản xuất là một vấn đề lớn”, Tiến sĩ Devmali Perera nói.

Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, tài chính và tiếp cận thị trường

Chuyên gia Đại học RMIT cho rằng, chính phủ có thể tìm cách thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển, giúp hiện đại hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả và chất lượng tổng thể của cà phê Việt Nam.

Hợp tác với các trường đại học trong nước và quốc tế, để tiến hành nghiên cứu các phương pháp canh tác bền vững và công nghệ mới nhằm hỗ trợ ngành. Những công nghệ này có thể cung cấp cho người nông dân hiểu biết, giúp họ quản lý cây trồng tốt hơn và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng hiện đại, kho lưu trữ và nhà máy chế biến là rất quan trọng, để cải thiện quy trình xử lý sau thu hoạch và giảm tổn thất về chất lượng. Điều này có thể giúp hợp lý hóa chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả vận chuyển và lưu trữ cà phê.

Ngoài ra, chính phủ có thể hỗ trợ tài chính và trợ cấp giúp giảm chi phí sản xuất cho nông dân trồng cà phê. Đặc biệt, trợ cấp phân bón và thiết bị canh tác tiên tiến giúp họ duy trì và cải thiện diện tích trồng cà phê với chi phí hợp lý hơn.

Xúc tiến xuất khẩu là một lĩnh vực trọng tâm quan trọng khác. Các chính sách nhằm quảng bá cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế, bao gồm tham gia các hội chợ thương mại toàn cầu và tận dụng các FTA với các nước và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), sẽ giúp tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho cà phê Việt Nam.

“Ngành này phải tiếp tục đổi mới và thích ứng để giảm thiểu rủi ro. Khả năng phục hồi và thích ứng của các nhà sản xuất cà phê Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ và các biện pháp đổi mới, sẽ là chìa khóa để vượt qua khó khăn hiện tại và đảm bảo thành công lâu dài trên thị trường cà phê toàn cầu”, Tiến sĩ Perera kết luận.

Theo Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh kiểm soát giao dịch liên quan đến tiền "ảo"

Đây là một trong những nội dung được nêu tại Công điện số 139/CĐ-TTg về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng được Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký ngày 23/12/2024.

Chứng khoán phái sinh trở thành kênh trú ẩn của nhà đầu tư tiền ảo Singapore nói “Không” với đầu cơ tiền ảo

Giá dầu giảm do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu năm 2025

Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên giao dịch sáng ngày 23/12, do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu năm 2025, đặc biệt tại Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá dầu thế giới giảm trở lại trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Quyết định của Fed kiềm chế đà tăng của giá dầu

6 yếu tố định hình triển vọng kinh tế Việt Nam 2025

Tiếp nối kết quả kinh tế đầy ấn tượng trong năm 2024, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng bền vững ở mọi khía cạnh trong năm 2025. Trong đó, có 6 yếu tố chính sẽ định hình triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2025.

VinaCapital dự báo GDP tăng trưởng 6,5%, khối ngoại sẽ trở lại mua ròng bởi 3 lý do Nga phạt Google 20,6 triệu tỷ tỷ tỷ USD vì Youtube, lớn hơn cả tổng GDP toàn cầu

Chuyên gia HSBC: "Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong khối ASEAN"

Chuyên gia của HSBC nhận định dù trải qua một năm 2024 thăng trầm nhưng nền kinh tế Việt Nam càng về những tháng cuối năm càng phục hồi vững chắc hơn, đưa Việt Nam trở lại như "ngôi sao tăng trưởng trong khối ASEAN".

Việt Nam vào top các nền kinh tế lớn nhất Châu Á Xô đổ mọi kỷ lục, nền kinh tế Việt Nam sẽ ghi nhận điều chưa từng có

Việt Nam SuperPortTM và Bưu Điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số

Việt Nam SuperPortTM và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Bưu điện Việt Nam) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nền tảng tùy chỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Á.

MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM Hà Nội duyệt kế hoạch sử dụng đất dự án 148 Giảng Võ